CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI MẤT VIỆC, GIẢM VIỆC

Bài 10: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp – Điểm tựa vững chắc cho NLĐ thất nghiệp

Người lao động - Hưng Thịnh - Ngọc Tú

Sau hơn 14 năm triển khai thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã đạt được nhiều kết quả và thành tựu quan trọng, phát huy vai trò là điểm tựa cho người lao động (NLĐ) thất nghiệp, hỗ trợ hàng triệu NLĐ vượt qua khó khăn khi bị mất việc làm. Để chính sách BHTN thực sự phát huy đầy đủ các chức năng của một công cụ quản trị thị trường lao động, giúp hạn chế tình trạng sa thải lao động, nhanh chóng đưa NLĐ quay trở lại thị trường lao động, rất cần sự vào cuộc của các bộ, ban ngành và thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp từ Trung ương đến địa phương.
Đề xuất mọi lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi kí hợp đồng từ một tháng Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp không "mặn mà" với việc học nghề
Bài 10: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp – Điểm tựa vững chắc cho NLĐ thất nghiệp
Anh Phùng Văn Pu cùng vợ kê khai thông tin việc làm để hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng. Ảnh: Ngọc Tú.

Số người hưởng trợ cấp thấp nghiệp (TCTN) tăng 2,55% so với cùng kỳ năm 2022

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến 31/5/2023, số người tham gia BHTN khoảng 14,285 triệu người (tăng 549 nghìn người (tương đương 4,0%) so với cùng kỳ năm 2022). Báo cáo của các Trung tâm Dịch vụ việc làm, 5 tháng đầu năm 2023, số người có quyết định hưởng TCTN là 397.511 người, tăng 2,55% so cùng kỳ năm 2022.

Để thoát cảnh khó khăn do gia đình thuộc hộ nghèo, cuộc sống hàng ngày chỉ trông vào vài mảnh ruộng, năm 2020 anh Phùng Văn Pu (36 tuổi) thôn Nà Coóc, xã Thuần Mang (Ngân Sơn, Bắc Kạn) xuống Hải Phòng làm công nhân. Đến đầu năm 2023, công ty gặp khó khăn, cắt giảm lao động, anh Pu lại về quê làm ruộng. Vốn không có tiền tích trữ, gia đình anh Pu tiếp tục đối mặt với khó khăn khi 2 con nhỏ đang tuổi đi học. May mắn, anh Pu được hưởng TCTN, mỗi tháng hơn 3 triệu đồng. Anh Pu cho biết: “Nếu không có số tiền này, mình sẽ không có tiền cho con đi học”.

Trong những tháng đầu năm, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) tiếp tục khó khăn do thiếu đơn hàng, thị trường bị thu hẹp. Thống kê cho thấy, trong quý I/2023, cả nước có gần 149.000 người thất nghiệp. Các địa phương giãn việc, nghỉ việc nhiều: Thanh Hóa (62.400 người); Bình Dương (36.400 người); TP Hồ Chí Minh (19.800 người), Bắc Giang (16.000 người). Khi rơi vào tình cảnh thất nghiệp, chế độ BHTN trở thành “giá đỡ” và là “điểm tựa an sinh” vững chắc để NLĐ đảm bảo ổn định cuộc sống, giúp họ có nguồn tài chính vượt qua giai đoạn khó khăn, duy trì cuộc sống sau khi mất việc làm.

Ông Trần Tuấn Tú – Trưởng Phòng BHTN (Cục Việc làm, Bộ LĐ – TB & XH) cho biết: “Theo Luật Việc làm 2013 thì chính sách BHTN bao gồm 4 chế độ, trong đó có 3 chế độ hỗ trợ NLĐ bao gồm: TCTN; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề. Ngoài ra, người đang hưởng TCTN được hưởng chế độ BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT và 1 chế độ hỗ trợ người sử dụng lao động: Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ”.

Như vậy, chính sách BHTN có các biện pháp để hỗ trợ người thất nghiệp tham gia học nghề để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Ngoài ra, NLĐ tham gia BHTN cũng được tư vấn, giới thiệu việc làm để nhanh chóng tìm được việc làm mới, giúp NLĐ sớm trở lại thị trường lao động và duy trì việc làm để hạn chế “tái” thất nghiệp trong tương lai.

Đặc biệt, không chỉ có NLĐ được hưởng chế độ TCTN, mà ngay cả các DN, chủ sử dụng lao động cũng được hỗ trợ, đó là không phải đóng 1% BHTN trong 12 tháng cho NLĐ. Đối với các DN sử dụng số lượng lao động lớn hàng chục ngàn người thì đó cũng là những số tiền rất lớn, góp phần giúp DN giảm bớt những khó khăn.

Bài 10: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp – Điểm tựa vững chắc cho NLĐ thất nghiệp
Ông Trần Tuấn Tú – Trưởng Phòng BHTN (Cục Việc làm, Bộ LĐ – TB & XH). Ảnh: NVCC.

Giúp NLĐ yên tâm hơn khi tìm việc làm mới

Việc thực hiện tốt chính sách BHTN sẽ hỗ trợ kịp thời cho NLĐ, đảm bảo quyền lợi của NLĐ, góp phần ổn định cuộc sống NLĐ, giúp NLĐ sớm tìm được việc làm mới. Đơn cử như trường hợp gia đình anh Nguyễn Văn Chức (SN 1989), xã Như Cố, huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn), có 6 nhân khẩu gồm hai con nhỏ, cha mẹ già và hai vợ chồng, cuộc sống chủ yếu tự cung, tự cấp. Năm 2019, anh Chức đi làm công nhân ở Bắc Ninh, mỗi tháng thu nhập hơn 6 triệu đồng, gửi về nuôi con và trang trải sinh hoạt trong gia đình. Đến tháng 3/2023, với nhiều lý do anh Chức nghỉ việc trở về địa phương sinh sống. Đến Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Kạn, anh Chức được thông báo sẽ được hưởng TCTN, mỗi tháng hơn 3,6 triệu đồng. Anh Chức chia sẻ: “Dù số tiền không nhiều như lúc mình đang đi làm nhưng sẽ giúp gia đình có thêm thu nhập, bản thân mình cũng yên tâm hơn để thời gian tới đi tìm việc làm mới”.

Theo ông Trần Tuấn Tú, trong những năm qua, các cơ quan, ban, ngành và địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện tốt chính sách BHTN, thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân như: Hoàn thiện chế độ, chính sách BHTN phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và các chính sách an sinh xã hội của đất nước; mở rộng phạm vi bao phủ, tạo cơ hội cho nhiều đối tượng NLĐ tiếp cận, tham gia, thụ hưởng chính sách hơn; giảm các thủ tục, giấy tờ, cải tiến quy trình, mô hình thực hiện, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức, thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ trong quá trình hưởng các chế độ BHTN; tổ chức đào tạo, tập huấn để cập nhật chính sách và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ giải quyết chính sách BHTN; tuyên truyền, phổ biến chính sách để nâng cao nhận thức của NLĐ, người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện BHTN; thanh tra, kiểm tra về BHTN nhằm phát hiện và khắc phục những vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực hiện. Qua đó, chính sách BHTN đã từng bước được hoàn thiện, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân.

Bài 10: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp – Điểm tựa vững chắc cho NLĐ thất nghiệp
Anh Nguyễn Văn Chức được cán bộ Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Kạn hướng dẫn thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Ảnh: Ngọc Tú.

Tăng cường hỗ trợ DN và NLĐ duy trì việc làm, ngăn ngừa thất nghiệp

Trao đổi với PV Tạp chí Lao động & Công đoàn, ông Trần Tuấn Tú thẳng thắn nhận định: “Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế triển khai chính sách BHTN vẫn còn những hạn chế, chính sách BHTN chưa thực sự phát huy đầy đủ các chức năng của một công cụ quản trị thị trường lao động, chưa giúp hạn chế tình trạng sa thải lao động, nhanh chóng đưa NLĐ quay trở lại thị trường lao động”.

Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương cũng đã chỉ ra nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, việc làm và BHTN trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung chính sách BHTN/bảo hiểm việc làm theo hướng tăng cường hỗ trợ DN và NLĐ duy trì việc làm, ngăn ngừa thất nghiệp. Do đó, trong thời gian tới, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một là: Sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, trong đó sẽ sửa đổi chính sách BHTN theo quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội;

Hai là: Tăng cường, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú và phù hợp để nâng cao hơn nữa nhận thức của NLĐ, người sử dụng lao động và các cơ quan, ban ngành trong việc thực hiện chính sách BHTN;

Ba là: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về BHTN, nhất là trong việc hoạch định chiến lược phát triển, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao tính tuân thủ pháp luật về BHTN thông qua thực hiện đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, tư pháp để tăng số người tham gia BHTN, đi đôi với chú trọng đảm bảo quyền lợi BHTN;

Bốn là: Cải tiến mô hình tổ chức thực hiện BHTN, nâng cao năng lực của các cán bộ thực hiện BHTN, đặc biệt là kỹ năng tư vấn giới thiệu việc làm, kỹ năng đào tạo nghề và các kỹ năng mềm đối với NLĐ;

Năm là: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về BHTN nhằm rà soát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHTN để có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời;

Sáu là: Thực hiện chia sẻ dữ liệu thu – chi của ngành bảo hiểm xã hội với dữ liệu tiếp nhận, giải quyết hưởng các chế độ BHTN của ngành LĐ – TB & XH để phục vụ cho quá trình tham gia, tiếp nhận và giải quyết hưởng BHTN.

Khi NLĐ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định sẽ được hưởng TCTN với mức hưởng và thời gian hưởng như sau:

+ Mức hưởng cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với NLĐ đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

+ Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng TCTN, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng TCTN nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Tấm vé nghĩa tình - công nhân khó khăn được đoàn tụ gia đình ngày Tết

Người lao động -

Tấm vé nghĩa tình - công nhân khó khăn được đoàn tụ gia đình ngày Tết

Tại Lâm Đồng, 37 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn được Công đoàn tặng vé xe về quê đón Tết và quay trở lại làm việc trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025. Ai nấy đều vui mừng và xúc động vì được đoàn tụ gia đình ngày Tết.

Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Đời sống -

Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Sáng 12/1, không khí tại Nhà Văn hóa Lao động TP. Đà Nẵng rộn ràng với hàng trăm đoàn viên và công nhân tham gia chương trình “Ngày hội đoàn viên – Chào xuân Ất Tỵ 2025”.

Hà Nội: Mức thưởng Tết cao nhất 311 triệu đồng

Người lao động -

Hà Nội: Mức thưởng Tết cao nhất 311 triệu đồng

Trong bối cảnh năm 2024 với nhiều thách thức từ thiên tai, biến động giá cả, và nguồn nhân lực khan hiếm, tình hình lương, thưởng Tết năm 2025 tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn ghi nhận những tín hiệu tích cực, mức tăng đáng kể so với năm trước.

Thi đua lao động sáng tạo vì sự phát triển của Đà Nẵng

Người lao động -

Thi đua lao động sáng tạo vì sự phát triển của Đà Nẵng

Trong những năm qua, phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” đã trở thành điểm sáng trong hoạt động công đoàn TP. Đà Nẵng.

Thưởng Tết Nguyên đán cao nhất cả nước là hơn 1,9 tỷ đồng

Người lao động -

Thưởng Tết Nguyên đán cao nhất cả nước là hơn 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 1,908 tỷ đồng thuộc về vị trí quản lý cấp cao tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh.

Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Đời sống -

Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra thông tin chính thức về tình hình bệnh lý đường hô hấp do virus HMPV (Human Metapneumovirus) gây ra.

Công nhân Hải Hậu (Nam Định) vui Tết Công đoàn Video

Công nhân Hải Hậu (Nam Định) vui Tết Công đoàn

Xuân đang về trên mọi miền Tổ quốc. Tại huyện Hải Hậu, Nam Định, không khí càng thêm rộn ràng khi hàng trăm người lao động lần đầu tiên tham gia chương trình 'Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng' do LĐLĐ huyện Hải Hậu tổ chức.

Madam Pang và câu chuyện hòa khí bóng đá Cà phê tối

Madam Pang và câu chuyện hòa khí bóng đá

Talk Công đoàn: Ấm tình Tết thợ mỏ Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Ấm tình Tết thợ mỏ

Đồng chí Nguyễn Thị Minh, Phó Chủ tịch Công đoàn Than Khoáng sản Việt Nam chia sẻ về chăm lo Tết dành cho những người thợ mỏ.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Chợ Tết Công đoàn huyện Nghĩa Hưng – Mang xuân ấm áp cho mọi nhà Video

Chợ Tết Công đoàn huyện Nghĩa Hưng – Mang xuân ấm áp cho mọi nhà

Lần đầu tiên, Chợ Tết Công đoàn được tổ chức tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Đây là một sự kiện đặc biệt, mang dấu ấn quan trọng trong hành trình của tổ chức Công đoàn, không chỉ chăm lo đời sống vật chất mà còn đem lại giá trị tinh thần cho đoàn viên, người lao động và cộng đồng.

Đọc thêm

Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Người lao động -

Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Trong bối cảnh các bệnh đường hô hấp diễn biến phức tạp, virus HMPV (Human Metapneumovirus) nổi lên như một mối quan tâm đáng chú ý. Không chỉ gây ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn tuổi, HMPV còn đặt ra thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt trong môi trường làm việc đông người.

Thu nhập 7,7 triệu đồng/tháng: “Cú hích” thu nhập và thách thức mới cho người lao động

Người lao động -

Thu nhập 7,7 triệu đồng/tháng: “Cú hích” thu nhập và thách thức mới cho người lao động

Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong năm 2024 đạt 7,7 triệu đồng, tăng 8,6% so với năm trước, tương ứng mức tăng tuyệt đối là 610 nghìn đồng. Đây là một con số đáng mừng, thể hiện những nỗ lực của Chính phủ, doanh nghiệp và người lao động trong việc phục hồi và phát triển kinh tế.

Dịch vụ “đổi tiền lì xì Tết” trên mạng xã hội: Cảnh báo rủi ro lừa đảo

Người lao động -

Dịch vụ “đổi tiền lì xì Tết” trên mạng xã hội: Cảnh báo rủi ro lừa đảo

Chỉ cần gõ từ khóa “đổi tiền lì xì Tết”, người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy hàng trăm bài đăng, hội nhóm, và dịch vụ đổi tiền trực tuyến. Sự tiện lợi ấy cũng đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là các hành vi lừa đảo mà người dân cần hết sức cảnh giác.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao quà Tết cho công nhân Quảng Trị

Đời sống -

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao quà Tết cho công nhân Quảng Trị

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) đã trao tận tay 100 suất quà Tết cho 100 cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện sắp xếp, giải quyết chế độ

Người lao động -

Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện sắp xếp, giải quyết chế độ

Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về các tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?

Người lao động -

Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?

Năm 2025, người lao động ở Việt Nam sẽ được hưởng tổng cộng 22 ngày nghỉ lễ Tết, trong đó có 11 ngày nghỉ hưởng nguyên lương và 11 ngày nghỉ liền kề.

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Đời sống -

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Tác phẩm đạt giải Ba cuộc thi "Sáng tạo các sản phẩm truyền thông về phòng, chống ma tuý" của tác giả Trần Thị Thu Ánh - giáo viên Trường THPT Vị Thuỷ (tỉnh Hậu Giang).

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?

Người lao động -

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ dài nhất trong năm - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

'Đóa hoa' thầm lặng tô điểm cho Festival Hoa Đà Lạt

Người lao động -

'Đóa hoa' thầm lặng tô điểm cho Festival Hoa Đà Lạt

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – 2024 vừa khép lại với thành công ấn tượng, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách trong và ngoài nước. Thành công ấy có sự đóng góp lớn từ những người lao động âm thầm, những “đóa hoa” tỏa hương, làm nên vẻ đẹp và sức sống của festival.

Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?

Người lao động -

Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?

Hôm nay 1/1/2025, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 175/2024/QH15 của Quốc hội. Với tên gọi mới - Thành phố Huế, là thành phố thứ 6 trong cả nước trực thuộc Trung ương.