Xót xa trước hoàn cảnh éo le của chàng trai bị tai nạn lao động tại Nghệ An

Người lao động - Văn Giang

Mọi tài sản, của cải trong nhà cứ thế ra đi để dồn toàn lực chữa trị cho người trong viện. Ông Thiệu một tay vừa bế cháu, một tay vừa đút cho con trai từng thìa sữa. Người thanh niên nằm bất động trên giường, chân tay teo tóp, hai hàng nước mắt ứa ra nhìn bố và đứa con thơ không nói thành lời. 
xot xa hoan canh chang trai bi tai nan khong the phuc hoi tai nghe an
Nguyễn Khắc Nam bị tai nạn đa chấn thương khi sắp hoàn thành thời gian thử việc. Ảnh do gia đình bệnh nhân cung cấp.

Nguyễn Khắc Nam sinh năm 1993, là người con thứ hai của ông Nguyễn Khắc Thiệu (tại xóm Đình Phùng, xã Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An). Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng ông bà vẫn gắng cho con ăn học nên người. Tháng 1 năm 2019, sau khi tốt nghiệp Đại học Xây dựng vài tháng, Nam xin được việc làm kỹ thuật giám sát cho một công trình lớn tại thành phố Vinh. Những tưởng tương lai tươi sáng sẽ rộng mở với chàng trai nghèo hiếu học xứ Nghệ, chỉ còn 3 ngày nữa là kết thúc thời gian thử việc, nào đâu ai ngờ. Trong khi đi kiểm tra kỹ thuật, do sự cố thang vận, Nam bị ngã từ tầng 4 rơi xuống đất. Những người cùng làm vội vàng đưa anh đến bệnh viện cấp cứu rồi báo cho người nhà.

Thời điểm đó, ông Thiệu như ngất đi khi thấy đứa con trai nằm bất động trong Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, các bác sĩ kết luận Nam bị đa chấn thương (chấn thương sọ não, gãy 7 xương sườn, dập phổi, dập lá lách, gãy đùi trái, gãy bàn tay phải ). Người bố đau đớn: “Con đang khoẻ mạnh mà bị như thế, coi như hết một kiếp người” nhưng “còn nước còn tát, miễn là nó có thể còn tồn tại được trên thế gian, dù có ra sao thì gia đình cũng sẽ chấp nhận, quyết níu giữ đến hơi thở cuối cùng”.

Đau xót lắm anh ạ!”, ông Thiệu nghẹn ngào. Đã lâu rồi những giọt nước mắt mới lại rơi trên gò má đen sạm khi người bố nhớ về những giây phút “hãi hùng của cuộc đời”. Vợ và con dâu thì “ngất lên, ngất xuống”, chỉ còn ông và cậu con trai cả chạy vạy khắp nơi để tìm cách giữ lại mạng sống cho Nam. Cũng may, những cố gắng của gia đình ông cũng không uổng phí, như một sự tiếp sức thần kỳ, người con đã vượt qua được cửa tử, có cải thiện về dấu hiệu nhận biết tri giác và từ đó phải đặt máy thở ở cổ.

"Nam phải sống như người thực vật suốt phần đời còn lại, có chăng nếu chữa trị tốt thì các giác quan sẽ bình phục, nhưng cũng phải mất thời gian và rất tốn kém. Đó là khẳng định của các bác sĩ tham gia vào phác đồ điều trị cho em. Gia đình chúng tôi chấp nhận. Vì Nam bị tai nạn khi đang trong giai đoạn thử việc nên không có bảo hiểm đầy đủ, phía công ty cũng chỉ có trách nhiệm phần nào, còn lại gia đình phải tự thu xếp, lo liệu”, ông Thiệu nói.

xot xa hoan canh chang trai bi tai nan khong the phuc hoi tai nghe an
Nguyễn Khắc Nam thời điểm hiện tại, bệnh tình đã được cải thiện nhưng phải sống thực vật suốt phần đời còn lại. Ảnh do gia đình cung cấp.

Đó cũng là khởi đầu cho một hành trình dài, gia đình ông đồng hành cùng con đi chữa chạy khắp các nơi, từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An chuyển ra ngoài Bạch Mai, rồi lại vòng về Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành. Đã bao ngày đứa con mê man là bao đêm người cha thức trắng, ngồi nhìn con ứa nước mắt. Những người dân nơi đây cũng không còn xa lạ với hình ảnh ông Thiệu đút cho con từng thìa sữa, người mẹ tội nghiệp ăn chiếc bánh mì ngồi vật vờ ở gầm cầu thang hay người con dâu cứ mỗi khi nhìn thấy chồng là lại khóc ngất. Có những lúc ông nghĩ, giá như mình có thể chịu thay cho con, giá như mình có thể đánh đổi mọi thứ và nằm trên giường kia để con đỡ khổ.

Mọi tài sản, của cải trong nhà cứ thế ra đi để dồn toàn lực chữa trị cho người trong viện. Thời gian đầu, trung bình một ngày số tiền tối thiểu phải chi từ 14 đến 15 triệu, rồi có những ca phẫu thuật một lúc phải nộp luôn 100 – 200 triệu, với hoàn cảnh như gia đình ông cả năm trông vào mấy sào ruộng thì làm sao mà lo nổi. Vì vậy, chỗ nào có thể vay mượn là gia đình tìm đến, thứ gì bán được là gia đình bán đi. Ngôi nhà và mảnh đất ông ở cũng đã cầm cố hết chỗ này đến chỗ khác, từ vay ngân hàng, rồi vay tín dụng và cả anh em họ hàng. Nợ nần cứ thế mà đội lên theo ngày, tất cả đã được ông Thiệu ghi hết vào một quyển sổ dày cộp. Đến thời điểm hiện tại, 800 triệu đồng là số tiền mà gia đình ông phải trả khi chữa trị cho Nam và mới được hơn một năm, số tiền ấy sẽ còn tiếp tục tăng lên.

Cũng may bệnh tình của em nó có tiến triển, gia đình xin được cho về chăm sóc tại nhà, chỉ mất tiền thuốc hàng tháng. Có ở bệnh viện cũng không giải quyết được gì nữa, vì các bác sĩ đã cố gắng hết sức, giờ chỉ tập trung phục hồi chức năng và hệ thần kinh cho ổn định để nhận biết được tốt hơn thôi. Trung bình hằng tháng chi phí mất 5 triệu tiền bồi dưỡng, chăm sóc, mà gia đình đã đường cùng lắm rồi”.

Đến được ngày hôm nay đối với ông Thiệu như một kỳ tích, nhưng ông hiểu chặng đường phía trước còn rất gian nan. Ông bà giờ đây đã sức tàn lực kiệt, kiếm tiền để duy trì cuộc sống đã khó, kèm thêm khoản nợ cứ lơ lửng mỗi ngày không biết đến bao giờ mới trả nổi lại càng lo hơn. Có lúc tưởng chừng như ông buông xuôi khi thấy gia đình không còn đủ khả năng cứu chữa, nhiều khi người cha ấy định vuốt mắt con nhưng rồi lại gục bên giường khóc nắm chặt tay. “Nhìn con nằm một chỗ, chân tay teo tóp, ngờ nghệch mà lòng như xát muối, nhưng bậc làm cha mẹ này vẫn còn đó, không cho phép nó bỏ chúng tôi mà đi”, ông Thiệu chia sẻ.

xot xa hoan canh chang trai bi tai nan khong the phuc hoi tai nghe an
Con trai Nam chào đời khi anh bị tai nạn đang trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Ảnh do gia đình cung cấp.

Nhiều khi ngồi bần thần, ông Thiệu chỉ ao ước, giá như con mình đừng rơi vào tình cảnh này thì có lẽ gia đình ông đã hạnh phúc biết chừng nào. Thời điểm Nam bị tai nạn cũng là lúc vợ anh đang mang thai đứa con đầu lòng. “Hai vợ chồng mới cưới được 5 tháng, khi biết tin vợ có bầu, Nam còn lấy quyển lịch đếm từng ngày để mong con chào đời. Vậy mà giờ đây, nó nằm đấy nhưng không thể trả lời khi nay mai đứa nhỏ cất tiếng gọi cha. Mỗi lần nhìn cảnh con trai, rồi con dâu bế cháu ngồi khóc khiến tim tôi thắt lại, xót xa vô cùng”.

Trong những ngày dịch bệnh kéo dài, hoàn cảnh gia đình ông lại càng thêm éo le, những chỗ vay lâu người ta đã giục nhiều lần. Anh con trai cả thì cũng chưa có công việc làm ổn định, đang kiếm từng đồng để lấy tiền mua thuốc hàng tháng cho em, còn người con dâu cũng gạt nước mắt mà đi làm mưu sinh nuôi cháu nhỏ.

Hiện tại Nam đã có thể chớp mắt và nhận diện được những người thân trong gia đình, cho ăn cũng dễ dàng hơn nhưng lúc nào cũng phải có người ở bên trông nom, chăm sóc. “Tôi cũng chỉ mong sao bệnh tình của em có biến chuyển, mong lắm một kỳ tích sẽ đến, mong sự giúp đỡ của các tấm lòng hảo tâm, vì ít nhất cuộc đời nó còn có con thơ, vợ dại”, nói rồi ông Thiệu nắm chặt tay con, lệ rưng rưng.

Nước mắt người cha ấy giờ đây cảm giác đã không còn chảy được nữa trên gương mặt khắc khổ, thân hình gầy mòn tưởng chừng như đã gục ngã trước biến cố cuộc đời xảy đến với cậu con trai, thế nhưng tình thương con vô bờ bến là nghị lực duy nhất giúp vợ chồng ông tiếp tục đồng hành cùng con cho đến hơi thở cuối.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ:

Ông Nguyễn Khắc Thiệu, xóm Đình Phùng, xã Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An

SĐT: 0979.878.148

Số TK: 3606205145, chủ tài khoản: Nguyễn Khắc Thiệu tại Ngân hàng Agribank, chi nhánh huyện Yên Thành, Nghệ An

xot xa hoan canh chang trai bi tai nan khong the phuc hoi tai nghe an Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 19/4

Tính đến 7h sáng ngày 19/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,3 triệu người nhiễm virus ...

xot xa hoan canh chang trai bi tai nan khong the phuc hoi tai nghe an Hành trình phức tạp của virus corona trong cơ thể người như thế nào?

Virus corona có thể đi vào tận mạch máu, từ đó xâm nhập và tấn công các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

xot xa hoan canh chang trai bi tai nan khong the phuc hoi tai nghe an Hãy gọi đó là sự bảo kê!

Bên cạnh dịch Covid-19, trong những ngày qua, dư luận xã hội cũng dành nhiều sự quan tâm, chú ý tới những thông tin liên ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Người lao động -

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Người lao động -

An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực

Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Đời sống -

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Đời sống -

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Người lao động -

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Đời sống -

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất”

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 21/9 là cuộc trò chuyện với đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng Ban Tuyên giáo – Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc Video

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc

Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, trong đó quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Đọc thêm

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Người lao động -

Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than

Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Người lao động -

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Người lao động -

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Người lao động -

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Đời sống -

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Đời sống -

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Người lao động -

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Người lao động -

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Đời sống -

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Người lao động -

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.