Thứ ba 14/05/2024 19:46

Xây dựng và ứng dụng bài giảng E-learning để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn

Nghiên cứu - TS. Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn

Để thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động số 01/CT-TLĐ ngày 20/7/2021.
Xây dựng và ứng dụng bài giảng E-learning để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn
Xây dựng và ứng dụng bài giảng trực tuyến E-learning để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Ảnh minh họa

Ở bài viết dưới đây, tác giả đề cập một số yêu cầu cơ bản trong xây dựng và ứng dụng bài giảng trực tuyến E-learning của “Đề án xây dựng hệ thống đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến E-learning trong hệ thống công đoàn” để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn (CBCĐ), góp phần thiết thực thực hiện Chương trình hành động nói trên.

1. Sự cần thiết phải xây dựng bài giảng E-learning trong đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ

Không thể phủ nhận rất nhiều lợi ích khác nhau mà E-learning mang lại cho cả giảng viên và học viên. Sử dụng hệ thống đào tạo trực tuyến, CBCĐ có thể tham gia vào bài giảng ở bất kỳ đâu, bất cứ khi nào. Thay vì phải di chuyển hàng trăm km bằng phương tiện máy bay, tàu hỏa, ô tô (trong khi đó đa số CBCĐ cơ sở thực hiện công việc chuyên môn là chính) để đến các lớp học offline truyền thống vào đúng giờ, CBCĐ có thể ngồi ở nhà, hoặc tranh thủ giờ nghỉ thuận tiện cho việc học trực tuyến tham gia vào lớp học. Điều này giúp CBCĐ tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại; chủ động sắp xếp thời gian tham gia học tập, tạo được sự thoải mái đối với bản thân khi được học cùng giảng viên chất lượng cao.

Nhờ có hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning, giảng viên cũng có thể quản lý học viên một cách dễ dàng nhờ chức năng cập nhật trạng thái học tập trên hệ thống phần mềm. Giảng viên cũng tiếp nhận kịp thời các ý kiến phản hồi, thắc mắc của học viên qua hệ thống để giải đáp chi tiết.

Những hình ảnh sinh động của bài giảng thông qua các video hay slide được xây dựng một cách hấp dẫn, cũng như ví dụ thực tế được giảng viên đưa ra, CBCĐ có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức mới không thua kém gì so với các lớp học offline truyền thống.

CBCĐ còn có thể lựa chọn giảng viên mà họ cảm thấy phù hợp để dễ dàng tiếp thu bài học hơn. Hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning phù hợp với bất kỳ ai bởi nhiều cấp độ bài giảng khác nhau, không phân biệt tuổi tác và trình độ.

E-learning giúp mở các lớp học không hạn chế số lượng và không phụ thuộc vào lịch trình của giảng viên hay các phòng ban. Quy trình mở lớp học được tối ưu và triển khai nhanh chóng hơn rất nhiều.

E-learning giúp tiết kiệm được những khoản chi rất lớn cho không gian học, in ấn tài liệu. Thay vào đó, các đơn vị giáo dục sẽ chỉ cần bỏ ra một khoản tiền cho việc sản xuất bài giảng hầu như chỉ một lần và có thể tái sử dụng.

Giảng dạy trực tuyến đang là xu thế chung của thời đại. Phương pháp này cũng phù hợp với Đề án chuyển đổi số của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2021-2025, hướng đến 2030.

Xây dựng và ứng dụng bài giảng E-learning để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn

Lớp tập huấn sử dụng phần mềm quản lý đoàn viên cho 60 cán bộ công đoàn cơ sở khối Trường học do Liên đoàn Lao động huyện Phù Ninh (Phú Thọ) tổ chức.

2. Quy trình và điều kiện xây dựng, ứng dụng bài giảng E-learning vào đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ

Để thực hiện có hiệu quả xây dựng bài giảng E-learning, cần phải nắm rõ quy trình thực hiện và chuẩn bị các điều kiện cơ bản sau:

2.1. Quy trình xây dựng bài giảng E-learning

Hệ thống bài giảng E-learning được xây dựng theo quy trình sau:

Xây dựng và ứng dụng bài giảng E-learning để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn

a. Phân tích: Để thiết kế và xây dựng được hệ thống E-learning đáp ứng yêu cầu của CBCĐ, trước hết cần nghiên cứu phân tích nhu cầu của CBCĐ, từ đó xây nội dung khóa học phù hợp. Cấu trúc của hệ thống phải xác định rõ cần có những phần cụ thể như: Đăng kí học, tự kiểm tra đánh giá, các khóa học, thư viện, diễn đàn thảo luận, thông tin,..

b. Thiết kế: Khi thiết kế hệ thống cần quan tâm đến mục tiêu, tiến trình của các khóa học. Trong quá trình thiết kế cần chú trọng tích hợp, kết nối hệ thống E-learning với nguồn tài nguyên mở, học liệu điện tử, những website sẵn có trên mạng Internet. Nội dung trong mỗi bài giảng có thể tích hợp của văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, multimedia, blog, games,..

c. Xây dựng hệ thống: Phần xây dựng hệ thống là sự kết hợp giữa chuyên gia giáo dục, giảng viên và những nhà chuyên môn về công nghệ thông tin, E-learning có đủ khả năng để xây dựng được hệ thống theo đúng thiết kế của chuyên gia giáo dục. Nội dung được xây dựng từ bài giảng lý thuyết, các bài tập, video minh họa,... phù hợp với mục tiêu, nội dung đã đề ra trước đó.

d. Thử nghiệm: Sau khi xây dựng xong hệ thống E-learning cần thử nghiệm. Trước hết cần thử nghiệm trên phạm vi hẹp để đánh giá các chức năng và tính ổn định của hệ thống. Nếu hệ thống chạy ổn định, các chức năng hoạt động tốt theo thiết kế thì chuyển sang giai đoạn thử nghiệm diện rộng hơn.

e. Đánh giá: Sau khi thử nghiệm trên diện rộng, cần có nghiên cứu đánh giá ban đầu về hệ thống. Nếu hệ thống đạt được các yêu cầu, mục tiêu đặt ra khi thiết kế xây dựng thì triển khai ứng dụng vào thực tiễn. Ngược lại, chưa đáp ứng được thì cần phân tích, chỉnh sửa lại từ phân tích, thiết kế hệ thống theo quy trình nêu trên.

Xây dựng và ứng dụng bài giảng E-learning để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn

Lế ký kết thỏa thuận hợp tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công đoàn giữa Trường Đại học Công đoàn vói Liên đoàn Lao động tỉnh Điện Biên.

2.2. Các điều kiện cơ bản để xây dựng và ứng dụng bài giảng E-learning

a) Nguồn lực cho E-learning – Con người

Có ba đối tượng sẽ tham gia học tập với những vai trò khác nhau. Cụ thể:

Thứ nhất, người quản trị: Là người có trách nhiệm quản trị toàn bộ hệ thống quản lý học tập với các chức năng như tạo lập khóa học, phân quyền cho giảng viên, cấp phát tài khoản người dùng, thiết lập môi trường, trợ giúp người dạy và người học về công nghệ... Người này cần nắm vững chương trình đào tạo, nghiệp vụ quản lý đào tạo, có kỹ năng tốt về công nghệ thông tin nói chung, về quản trị hệ thống quản lý học tập nói riêng. Do đó, cần tổ chức các buổi tập huấn đối với từng đối tượng: cán bộ quản trị hệ thống, cán bộ quản lý giáo dục để có thể điều hành hệ thống thành thạo và phải được trang bị các kiến thức sâu, rộng để chủ động xử lý các sự cố xảy ra;

Thứ hai, giảng viên: Là nhân tố chính trong việc cung cấp các khóa học trên hệ thống quản lý học tập. Ngoài các hoạt động học tập, các học liệu đã được thiết kế theo kịch bản sư phạm định trước theo hướng mô phỏng các hoạt động học tập của hình thức dạy học để giúp người học tự lực trong học tập, người dạy cũng cần thao tác trực tiếp với các chức năng của hệ thống quản lý học tập trong việc định hướng kế hoạch học tập, thông báo, đánh giá, chỉ dẫn, trợ giúp người học một cách thường xuyên và kịp thời. Để thành công trong một khóa học E-learning thì giảng viên không những phải phát triển những kỹ năng sư phạm mới mà còn phải tiếp thu những kỹ năng: (i) Sự thành thạo về sư phạm; (ii) Khả năng quản lí; (iii) Khả năng về kỹ thuật.

Thứ ba, CBCĐ: đây là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học dựa trên E-learning. Các khóa học cần được thiết kế theo định hướng lấy CBCĐ làm trung tâm. Khi tham gia học tập, CBCĐ sẽ thực hiện các hoạt động học tập đã được thiết kế theo kịch bản sư phạm để tự lực, chủ động khám phá tri thức, kỹ năng của khóa học. Bên cạnh đó, CBCĐ cũng thường xuyên nhận được các thông tin chỉ dẫn, giúp đỡ khi gặp khó khăn hay cùng nhau thảo luận, chia sẻ thông qua chức năng hợp tác trên mạng. Để tham gia các khoá học E-learning, ngoài việc phải trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết như: máy tính có kết nối internet, các tài liệu, giáo trình..., CBCĐ cần có kỹ năng sử dụng máy tính và tính tự giác, chủ động học tập.

Xây dựng và ứng dụng bài giảng E-learning để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn

Cần có cơ chế chính sách, đầu tư để xây dựng và triển khai ứng dụng E-learning trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Trong ảnh: Trao chứng chỉ tốt nghiệp cho các học viên là cán bộ công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh Tiền Giang và Trường Đại học Tôn Đức Thắng phối hợp tổ chức.

b) Hạ tầng công nghệ thông tin

(i) Phần cứng:

- Web Server: làm web hosting, cung cấp các dịch vụ truy cập qua web và thực hiện phân chia, chuyển hướng các kết nối truy cập hệ thống;

- Database Server: thực hiện quản trị và lưu trữ dữ liệu về các dịch vụ E-learning. Database Server còn cung cấp dịch vụ truy xuất dữ liệu hệ thống và tự động thực hiện lịch backup dữ liệu, đồng thời đồng bộ hóa dữ liệu với Database Server của các nhà cung cấp khác;

- Tape Backup: Thực hiện sao lưu cơ sở dữ liệu dịch vụ, dữ liệu multimedia dùng cho việc lưu trữ, phòng tránh lỗi hệ thống;

- Router: Làm Internet Gateway của hệ thống;

- Firewall: Làm bức tường lửa bảo vệ hệ thống chống lại các truy nhập không hợp lệ;

- Switch: Làm đầu kết nối cho hệ thống server và phòng soạn bài giảng, phòng quản trị hệ thống.

Để phục vụ cho giảng dạy và đào tạo E-learning, hệ thống đã sẵn sàng cho bổ sung, nâng cấp thêm: Content Server, Authoring Server, Mail Server, Load Balancing,... Tuy nhiên, để giảng dạy E-learning cần phải có các công cụ thiết kế bài giảng điện tử như máy tính, máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm và các thiết bị ngoại vi như speaker, microphone… để hỗ trợ thiết kế, xây dựng bài giảng.

(ii) Phần mềm: Trên máy chủ cũng như máy trạm cần cài đặt các phần mềm sau: Hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS: cho phép giảng viên và phòng xây dựng chương trình cùng hợp tác để tạo ra nội dung bài giảng điện tử. Hệ thống quản lý học tập LMS: là giao diện chính cho học viên học tập cũng như phòng đào tạo quản lý việc học của học viên;

Hiện nay, các phần mềm chuyên dụng để hỗ trợ thiết kế, xây dựng bài giảng, hệ thống học liệu E-learning cũng rất phong phú như Adobe Presenter, Lecture Maker, hay iSpring Presenter; các phần mềm tiện ích: đồ họa, xử lý âm thanh, video, xử lý ảnh, hiệu ứng chuyển động...

Tóm lại, công nghệ E-learning mở ra một khả năng tương tác tối đa giữa giảng viên và học viên, đồng thời cho phép khai thác nguồn thông tin vô tận. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả, phải đáp ứng điều kiện cần và đủ, trong đó Tổng Liên đoàn có cơ chế chính sách, đầu tư để xây dựng và triển khai ứng dụng E-learning trong đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ; các đơn vị được Tổng Liên đoàn giao nhiệm vụ phải vào việc một cách quyết liệt với tổng thể các giải pháp đồng bộ, chắc chắn, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ trong thời gian tới sẽ thay đổi diện mạo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Tổng LĐLĐ Việt Nam trong tình hình mới.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn

Con đường ngắn nhất để nâng cao trình độ, năng lực cho CBCĐ là thông qua đào tạo bồi dưỡng. Bởi họ sẽ được ...

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về an toàn, vệ sinh lao động  cho công đoàn cơ sở Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về an toàn, vệ sinh lao động cho công đoàn cơ sở

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam muốn hội nhập và xuất khẩu hàng hóa buộc phải vượt qua 3 ...

Tăng cường đào tạo cán bộ công đoàn cơ sở và nâng cao tay nghề cho người lao động Tăng cường đào tạo cán bộ công đoàn cơ sở và nâng cao tay nghề cho người lao động

Với mục tiêu xây dựng các chương trình có hiệu quả trong năm 2021, Công đoàn Khu CNC và các KCN Đà Nẵng đã chú ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

Có được hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi mới đóng BHXH? Tôi công nhân

Có được hưởng trợ cấp tai nạn lao động khi mới đóng BHXH?

Pháp luật không đặt ra điều kiện phải đóng BHXH bao lâu mới được hưởng. Vì vậy, dù mới đi làm, mới tham gia BHXH thì người lao động vẫn được hưởng trợ cấp tai nạn lao động như những người làm việc lâu năm.

Còn thừa ngày phép khi nghỉ việc, người lao động được thanh toán thế nào? Tôi công nhân

Còn thừa ngày phép khi nghỉ việc, người lao động được thanh toán thế nào?

Tiền phép thừa sẽ được người sử dụng lao động thanh toán cho NLĐ cùng với tiền lương và các khoản trợ cấp (nếu có) khi nghỉ việc.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 12/5/2024 Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ tính đến ngày 12/5/2024

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024. Dưới đây là 10 đơn vị có số đoàn viên tham gia dự thi nhiều nhất tính đến ngày 12
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu -

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Nghiên cứu -

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Việc đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung như đại diện tham gia đảm bảo việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, đào tạo nghề, đối thoại, thương lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT, lãnh đạo đình công...

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Nghiên cứu -

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Nghiên cứu -

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030 và 2045: “Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Nghiên cứu -

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.