Xây dựng phương pháp và hướng dẫn đánh giá rủi ro an toàn, sức khỏe nghề nghiệp
An toàn, vệ sinh lao động - 17/07/2022 16:42 TS. NGUYỄN ANH TUẤN - TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY, Trung tâm An toàn lao động, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu phương pháp ĐGRR theo cùng một nguyên tắc chung dựa trên khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của tổn hại. Phương pháp ĐGRR này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động (NLĐ) khi thực hiện công việc, như sự tiếp xúc của con người, sự kiện lịch sử và khả năng tránh, hạn chế của tổn hại... Mỗi yếu tố ảnh hưởng sẽ được lượng hóa cụ thể, theo cùng một nguyên tắc, dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
Kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH MTV Chính Túc (Đồng Nai). Ảnh: Báo Đồng Nai. |
Trên thế giới, mặc dù có rất nhiều phương pháp ĐGRR đã và đang được áp dụng, tuy nhiên để áp dụng vào các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) tại Việt Nam, những phương pháp này còn không ít bất cập. Mặt khác, ĐGRR được đề cập trong Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), cụ thể ở những cơ sở SXKD đặc thù có nguy cơ cao phải thực hiện ĐGRR. Tuy nhiên, cần có sự thống nhất phương pháp ĐGRR cho các mối nguy về an toàn và mối nguy về sức khỏe, đưa ra phương pháp đánh giá toàn diện, dễ thực hiện, phù hợp với đặc thù sản xuất của Việt Nam.
Nghiên cứu này đã xem xét những ảnh hưởng trực tiếp đến NLĐ (như sự tiếp xúc, dữ kiện lịch sử và khả năng tránh, hạn chế của tổn hại) thông qua việc lượng hóa chúng bằng những giá trị cụ thể. Mục đích là đưa ra phương pháp và hướng dẫn ĐGRR ATSKNN nói chung theo nguyên tắc dựa trên khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của tổn hại, từ đó giúp cho việc đánh giá đưa ra được mức độ rủi ro và là cơ sở đề xuất các biện pháp kiểm soát (BPKS) rủi ro cần thiết tương ứng.
Phương pháp nghiên cứu
Rủi ro về ATSKNN được xác định theo công thức chung:
Rủi ro (RR) = Khả năng xảy ra (C) * Mức độ nghiêm trọng (P)1. Trong đó:
Khả năng xảy ra (C) được xác định chủ yếu thông qua 3 tham số chính: sự tiếp xúc của con người trước tổn hại (thời gian tiếp xúc, số lượng người tiếp xúc, tần xuất tiếp xúc), sự kiện lịch sử của tổn hại (lịch sử tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) và mức độ tổn hại của lịch sử) và khả năng tránh, hạn chế của tổn hại (các biện pháp giảm thiểu đang được áp dụng).
Mức độ nghiêm trọng (P) được xác định bằng sự nghiêm trọng của thương tích hoặc thiệt hại đến sức khỏe, ví dụ: nhẹ, nặng, hoặc tử vong. Bên cạnh đó cũng có thể được xác định thông qua mức độ tổn hại, ví dụ: một người, nhiều người.
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Rủi ro đối với mối nguy về an toàn cần nhận diện các mối nguy hiểm phát sinh trong quá trình lao động, sản xuất như: ngã cao, trơn trượt, cháy nổ, vấp ngã...
Rủi ro đối với mối nguy về sức khỏe là rủi ro do các mối nguy hại phát sinh trong quá trình lao động sản xuất như vi khí hậu (VKH), bụi, ồn,... được quan trắc và so sánh kết quả đo với chuẩn trong các tiêu chuẩn tương ứng.
Huấn luyện quản lý đánh giá và kiểm soát rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động do Truyền tải điện Miền Tây 3 (Kiên Giang) tổ chức. Ảnh: Công ty. |
Xác định khả năng xảy ra tổn hại (C)
Khả năng xảy ra của tổn hại phụ thuộc vào 3 điều kiện: Sự tiếp xúc của con người; sự kiện lịch sử xảy ra của tổn hại; khả năng tránh hoặc hạn chế tổn hại:
C = Ctxuc + Cskls + Ksg
Sự tiếp xúc của con người:
Ctxuc = n * ftx*Cmt;Trong đó: Số lượng người tiếp xúc: n; tần suất tiếp xúc: ftx
- Khi ĐGRR các mối nguy về sức khỏe cần xác định thông số môi trường ảnh hưởng lên NLĐ: Cmt. Khi ĐGRR các mối nguy về ATLĐ, Cmt được quy ước bằng 1 có nghĩa là:
Sự tiếp xúc của NLĐ đối với mối nguy hiểm: Ctxuc = n * ftx
Sự tiếp xúc của NLĐ đối với mối nguy hại: Ctxuc = n * ftx*Cmt
Bảng 1. Lượng hóa sự tiếp xúc của con người trước mối nguy hiểm (Ctxuc = n * ftx)
Số lượng người tiếp xúc (n) | Tần xuất tiếp xúc (ftx) | |||||
Hàng tháng | Hàng tuần | 3 lần/ngày | 4 h/ngày | 8h/ngày | ||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||
1 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
2 | 2 | 4 | 6 | 8 | 10 | |
3 | 3 | 6 | 9 | 12 | 15 | |
4 | 4 | 8 | 12 | 16 | 20 | |
>5 | 5 | 10 | 15 | 20 | 25 |
Bảng 2. Lượng hóa sự tiếp xúc của con người trước mối nguy hại (Ctxuc = n * ftx*Cmt)
Thông số môi trường (Cmt ) | (n * ftx ) | ||||
1 (1-2) | 2 (3-4) | 3 (5-9) | 4 (10-12) | 5 (15-25) | |
1 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
2 | 2 | 4 | 6 | 8 | 10 |
3 | 3 | 6 | 9 | 12 | 15 |
4 | 4 | 8 | 12 | 16 | 20 |
5 | 5 | 10 | 15 | 20 | 25 |
Sự kiện lịch sử của tổn hại: Cskls = L* Pls
Trong đó: Lịch sử TNLĐ/BNN: L; mức độ sự kiện: Pls
Bảng 3. Sự kiện xảy ra lịch sử của TNLĐ/BNN (L)
Mức độ | Lịch sử của TNLĐ/BNN |
1 |
|
2 |
|
3 |
|
4 |
|
5 |
|
Khả năng tránh, hạn chế tổn hại:
Giảm khả năng xảy ra sẽ có thể được xem xét bằng các biện pháp và quy đổi hệ số
Bảng 4. Hệ số suy giảm tổn hại (Ksg)
Khả năng tránh hoặc hạn chế tổn hại | Hệ số suy giảm (Ksg) |
- Huấn luyện, đào tạo, tuyên truyền - Biện pháp kỹ thuật - Biện pháp hành chính (giám sát, kiểm tra …) - Biện pháp Phương tiện bảo vệ cá nhân | 1 |
- Biện pháp kỹ thuật - Biện pháp hành chính (giám sát, kiểm tra …) - Biện pháp Phương tiện bảo vệ cá nhân | 2 |
- Biện pháp hành chính (giám sát, kiểm tra …) - Biện pháp Phương tiện bảo vệ cá nhân | 3 |
- Biện pháp Phương tiện bảo vệ cá nhân | 4 |
- Không sử dụng biện pháp kiểm soát | 5 |
Bảng 5. Quy ước các mức của C
Mức | Ctxuc + Cskls + Ksg | Khả năng xảy ra tổn hại (C) |
1 | 3-4 | Không có khả năng xảy ra |
2 | 5-7 | Ít có khả năng xảy ra |
3 | 8-10 | Có khả năng xảy ra |
4 | 11-13 | Nhiều khả năng xảy ra |
5 | 14-15 | Chắc chắn xảy ra |
Xác định mức độ nghiêm trọng của tổn hại (P)
Mức độ nghiêm trọng được đo bằng thang đo 5 mức (1: rất nhẹ; 2: nhẹ; 3: trung bình; 4: nghiêm trọng; 5: rất nghiêm trọng), được căn cứ vào các mức quy định trong văn bản pháp lý.
ĐGRR các mối nguy về ATSKNN
Rủi ro (RR) = Khả năng xảy ra (C) * Mức độ nghiêm trọng (P)
Bảng 6. Phân loại mức độ rủi ro và biện pháp kiểm soát tương ứng
Mức độ rủi ro | Bậc rủi ro | Các yêu cầu kiểm soát (BPKS) |
1÷2 điểm Chấp nhận được(CNĐ) | I | Các bộ phận tự kiểm soát, không cần có biện pháp kiểm soát chung |
3 - 4 điểm Thấp (T) | II | Được phép thực hiện, cần có BPKS nhưng có thể trì hoãn thời gian thực hiện. Các bộ phận tự xử lý, lập báo cáo cho bộ phận an toàn. |
5 ÷ 9 điểm Trung bình (TB) | III | Báo cho bộ phận an toàn, tìm BPKS giảm xuống mức rủi ro thấp nhất có thể, sau khi hoàn thành phải báo cáo cho ban lãnh đạo. Hoạt động chỉ được phép tiến hành với sự quản lý, kiểm soát thích hợp. |
10 ÷ 14 điểm Cao (C) | IV | Hoạt động không được phép tiến hành. Báo cáo cho lãnh đạo ngay lập tức, thiết lập các BPKS chặt chẽ hơn để giảm thiểu rủi ro. Chỉ cho hoạt động lại khi các mối nguy đã được giảm. |
15 ÷ 25 điểm Rất cao (RC) | V | Hoạt động không được phép tiến hành. Cần phải có BPKS, khắc phục đến khi mức rủi ro xuống thấp mới được hoạt động. |
Kết luận
Phương pháp và hướng dẫn ĐGRR này sử dụng dạng ma trận 5x5 thông dụng, sử dụng đánh giá cho cả mối nguy về an toàn và mối nguy về sức khỏe, tuân thủ theo nguyên tắc truyền thống là dựa trên khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của tổn hại. Thành phần “khả năng xảy ra” được chi tiết bằng các yếu tố ảnh hưởng như sự tiếp xúc của con người, trong đó số lượng người tiếp xúc, tần xuất tiếp xúc và sự kiện xảy ra trong lịch sử có liên hệ tới biện pháp áp dụng trong hiện tại để hạn chế những tổn hại.
Bên cạnh đó “mức độ nghiêm trọng” được thể hiện đã căn cứ vào những quy định trong văn bản pháp lý hiện hành. Các yếu tố này được lượng hóa cụ thể, bằng phép toán đơn giản, quy tắc ước lượng logic, hợp lý, đưa ra được ma trận ĐGRR tin cậy, thực hiện dễ dàng, có khả năng công cụ hóa bằng phần mềm. Phương pháp có thể áp dụng cho nhiều đối tượng ngành nghề sản xuất khác nhau tại Việt Nam.
Theo tổ chức Lao động Quốc tế ILO, hàng năm có 2,3 triệu NLĐ chết vì tai nạn liên quan đến công việc, 160 triệu NLĐ bị bệnh nghề nghiệp và 313 triệu NLĐ được điều trị vì liên quan đến chất béo. |
Giải pháp đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh giờ làm thêm Ngày 3/6, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Chương trình BetterWork Việt Nam tổ chức Hội thảo "Các giải pháp đảm bảo sức khỏe và an ... |
Xu hướng an toàn và sức khỏe nơi làm việc tại Mỹ Vì đại dịch, các sự kiện trong hai năm qua đã thay đổi các tổ chức ở khắp mọi nơi, thúc đẩy sự đổi mới ... |
Đánh giá nguy cơ rủi ro ATVSLĐ: Có bắt buộc đưa vào nội quy, quy trình làm việc? Bạn Dương Đình Khang (Bình Thuận) hỏi: Tôi hiện là trưởng ban an toàn của công ty chế biến thủy sản, theo quy định công ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 25/11/2024 13:26
Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?
Sau vụ cháy làm sập 1.000 m2 nhà xưởng tại Công ty TNHH Đông A Hwasung Vina (lô K4 Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, TP Hải Phòng) vào đêm ngày 23/11, toàn bộ người lao động của công ty phải tạm thời nghỉ việc, phục vụ điều tra và khắc phục hậu quả.
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
- Nhiệm vụ cấp bách của Công đoàn trong thực hiện tinh gọn bộ máy
- Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
- Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
- Đón xem lễ trao giải "Vòng tay Công đoàn" và sáng tạo phòng, chống ma túy
- Cô giáo khuyết tật, lấy tri thức làm… “đôi chân”