Vụ ngừng việc ở Nam Định: “Doanh nghiệp nợ người lao động một lời xin lỗi”
Phóng sự điều tra - 21/06/2022 20:15 Ý YÊN
Công nhân Nhà máy Gia công đế và mũi giày dép Nice Power, Công ty TNHH Nice Power ngừng việc, giữ thái độ ôn hòa - Ảnh: CNCC |
Dự kiến sáng mai, 22/6/2022, UBND huyện Giao Thủy sẽ thành lập tổ công tác trực tiếp làm việc với lãnh đạo Nhà máy, thống nhất phương án giải quyết quyền lợi cho công nhân trước khi đưa ra thông báo chính thức.
Trước đó, hôm 17/6, hàng trăm công nhân của Nhà máy tập trung ngừng việc, đưa ra kiến nghị với chủ sử dụng lao động. Lý do là người lao động mới nhận được thông báo từ phía Nhà máy về việc hết tháng 6/2022, Xưởng May mặt giày của Nhà máy sẽ giải thể do chuyển đổi cơ cấu. Công nhân nào có nhu cầu làm việc tại Xưởng Đế giày sẽ được bố trí công việc còn công nhân nào không đồng ý làm việc tại xưởng này sẽ phải nghỉ việc, được bồi thường phá vỡ hợp đồng lao động.
Sau khi thông báo được phát ra, hầu hết các công nhân Xưởng May mặt giày chấp nhận mất việc bởi lý do xưởng này phải làm cả ca ngày và ca đêm, khó có thời gian chăm sóc gia đình, con cái. Điều đáng nói, theo các công nhân, mức bồi thường phá vỡ hợp đồng lao động Công ty đưa ra chỉ là 900.000 đồng đối với người có thời gian làm việc trên một năm thay vì 1 đến 3 tháng lương tùy theo hợp đồng lao động.
Đồng chí Ngô Chí Thục, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nam Định cho biết, ngày 20/6/2022, đơn vị cử đoàn công tác cùng các phòng, ban chức năng và UBND huyện Giao Thủy làm việc với Ban giám đốc, đại diện 5 công nhân lao động của Nhà máy.
“Các bên đã thống nhất nội dung kiến nghị, yêu cầu của người lao động. Công ty đã thống nhất giải quyết theo quy định pháp luật”, đồng chí Thục nói.
Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nam Định cho hay: “Đối với người lao động không đồng ý chuyển sang xưởng mới thì họ yêu cầu Công ty giải quyết theo chế độ mất việc làm theo Điều 47 Bộ luật Lao động chứ không theo Điều 46 là hưởng chế độ thôi việc. Đấy là cái mấu chốt”.
“Cách giải quyết, xử lý của doanh nghiệp chưa được khoa học, hợp lý nên khiến các công nhân lao động cảm thấy mông lung trong việc giải quyết chế độ. Các ý kiến của người lao động cũng cho thấy sự hụt hẫng. Họ nói trước đây doanh nghiệp hứa hẹn, đến bây giờ thay đổi, họ mất việc nên bị hụt hẫng”, đồng chí Ngô Chí Thục cho biết.
Đại diện tổ chức Công đoàn tỉnh Nam Định nói thêm, trong vụ việc này, các cán bộ công đoàn tập trung nắm thực trạng, nguyện vọng sâu xa của người lao động và phối hợp với cơ quan chức năng, chủ doanh nghiệp giải quyết đúng chế độ cho người lao động. Bên cạnh đó, làm công tác tư tưởng, tuyên tuyền, chia sẻ với tâm tư, nỗi bức xúc của người lao động.
“Người lao động sau đó rất thoải mái. Họ nói với chúng tôi, và chúng tôi cũng chuyển lời tới doanh nghiệp, rằng: Doanh nghiệp nợ người lao động một lời xin lỗi. Doanh nghiệp cần phải chia sẻ để người lao động hiểu, thông cảm với khó khăn của mình”, đồng chí Ngô Chí Thục nói và cho biết thêm, đơn vị phối hợp với chính quyền buộc doanh nghiệp chấp nhận phương án bồi thường không chỉ theo luật mà còn cao hơn luật.
“Có những lao động làm việc dưới 1 năm vẫn được hưởng chế độ”, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nam Định nói.
Theo đồng chí Ngô Chí Thục, dự kiến ngày mai 22/6/2022, Công ty TNHH Nice Power sẽ thông báo toàn bộ nội dung kết luận cuộc đối thoại với đại diện người lao động, đồng thời niêm yết công khai việc giải quyết chế độ chính sách đối với những lao động thôi việc. LĐLĐ tỉnh Nam Định sẽ chịu trách nhiệm giám sát.
Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ tiếp tục thông tin sự việc này.
Nghề báo và trí tuệ nhân tạo Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đảm trách vai trò của nhiều khâu trong chuỗi sản xuất của các ngành nghề. Báo chí cũng không ... |
Văn học nghệ thuật phải trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội “Văn học, nghệ thuật (VHNT) là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá; là nhu cầu thiết yếu, thể hiện ... |
Từ 1/7, mức lương tối thiểu theo giờ của người lao động được tính thế nào? Từ ngày 1/7, mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng từ 15.600 đồng/giờ- 22.500 đồng/giờ. |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 31/12/2024 19:30
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm
Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Phóng sự điều tra - 23/12/2024 17:50
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.
Phóng sự điều tra - 29/11/2024 18:47
Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi
Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
- Nữ bếp trưởng nuôi quân chăm lo từng miếng ăn cho đồng đội
- Chọn nghề gì "hái ra tiền" năm 2025?
- Hiệu quả ấn tượng của mô hình giảm cân an toàn, chuẩn y khoa quốc tế của Bệnh viện Tâm Anh
- Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm
- Gần 7.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, cần cảnh giác dịp Tết Nguyên đán