Vụ 7 công nhân thương vong ở Hà Tĩnh: Có người chưa thành niên
Pháp luật

Vụ 7 công nhân thương vong ở Hà Tĩnh: Có người chưa thành niên

QUỐC THẮNG
Tác giả: QUỐC THẮNG
Trong danh sách 18 công nhân bị ảnh hưởng của sự cố sạt lở khiến 7 người thương vong do UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cung cấp, có 2 người sinh năm 2007, tức là mới 17 tuổi.

Liên quan đến vụ sạt lở nghiêm trọng vào chiều 6/5/2024 khiến 7 công nhân thương vong khi thi công trụ móng số 28, Dự án Đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu, đoạn qua tổ dân phố Lê Lợi, phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, theo danh sách 18 công nhân của nhà thầu phụ do UBND thị xã Kỳ Anh cung cấp, có 2 người sinh năm 2007, tức là mới 17 tuổi.

Cụ thể, đó là nạn nhân đã tử vong Nguyễn Ngọc H. (ngụ xóm 9, xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) và Đinh N. (ngụ tại xã Chơ Long, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai,) - người may mắn thoát nạn.

Nhà thầu không nắm được

Được biết, Dự án Đường dây 500 kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu có nhiều đơn vị thi công. Trụ móng số 28 thuộc hạng mục thi công của Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 4. Đây là đơn vị thầu chính còn Công ty Hồng Hoan (đóng trên địa bàn thị xã Kỳ Anh) là nhà thầu phụ.

Vụ 7 công nhân thương vong ở Hà Tĩnh: Có người chưa thành niên
Lực lượng chức năng đưa các nạn nhân ra khỏi hiện trường. Ảnh: HN

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, ông Nguyễn Tiến Hồng - Quản lý Công ty Hồng Hoan cho biết, công ty nhận thầu lại của đơn vị thi công và thuê đội nhận công từ một đơn vị khác nên không nắm được cụ thể độ tuổi của lao động cũng như quê quán.

"Chúng tôi không nắm được, vì tuyển quân lại, bây giờ cơ quan pháp luật vào làm việc thì mới biết", ông Hồng nói.

Để tìm hiểu rõ sự việc, PV đã liên hệ với lãnh đạo UBND xã Quỳnh Lâm, địa phương nơi nạn nhân Nguyễn Ngọc H. đăng ký thường trú thì được biết, cháu H. sinh ngày 14/5/2007, gia đình thuộc hộ nông dân bình thường.

Tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, cháu H. chưa đủ 17 tuổi, tức là lao động chưa thành niên, theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019.

“Cháu học hết lớp 10 trường nghề và bỏ học năm 2022. Cháu đi cùng với bạn ở địa phương vào Hà Tĩnh làm điện 500kV và không có hợp đồng. Cháu mới vào làm việc ở công trường (trụ móng số 28) được 2 ngày thì gặp tai nạn tử vong”, ông Nguyễn Đình Dung - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lâm thông tin thêm.

Có dấu hiệu vi phạm pháp luật lao động?

Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 có quy định các nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên. Trong đó nêu rõ: "lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách".

Ngoài ra, “khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu”.

Theo Điều 147, Bộ Luật Lao động 2019 quy định rất rõ việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc tại công trường xây dựng.

Liên quan đến vụ việc này, cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ. Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Vụ sạt lở khiến 7 người thương vong ở Hà Tĩnh: Có nạn nhân là lao động chưa thành
Đôi dép để lại ở hiện trường vụ sạt lở. Ảnh: HN

Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ sạt lở

Chiều 7/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Công điện gửi Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh; Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Bộ trưởng các bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công thương.

Công điện nêu rõ, theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh, chiều ngày 6/5 đã có mưa to gây sạt lở đất vùi lấp lán trại của công nhân thi công đường dây 500kV tại khu vực phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh. Vụ sạt lở đã làm 3 người chết, 4 người bị thương, 11 công nhân kịp chạy thoát ra ngoài an toàn.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xác minh nguyên nhân sự cố sạt lở để kịp thời rút kinh nghiệm trong công tác phòng chống sạt lở, bảo đảm an toàn cho người lao động và nhân dân, xử lý nghiêm trách nhiệm (nếu có sai phạm) theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc nhất đến thân nhân các gia đình có người bị nạn, yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh và lãnh đạo các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉ đạo, triển khai công tác khắc phục hậu quả vụ sạt lở đất.

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

Khi đang thi công đường điện 500kV ở Hà Tĩnh, sạt lở bất ngờ xảy ra khiến 3 công nhân tử vong, nhiều người khác ...

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Trong ngày 1/5, UBND tỉnh Đồng Nai đã có báo báo gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai về vụ ...

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn ...

Tin mới hơn

Dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy từ 1/6: làm gì để không gián đoạn khám chữa bệnh?

Dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy từ 1/6: làm gì để không gián đoạn khám chữa bệnh?

Từ ngày 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ không cấp thẻ bảo hiểm y tế bản giấy cho người tham gia. Thay vào đó, người dân sẽ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử trên ứng dụng VssID hoặc VNeID khi đi khám, chữa bệnh.
Vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A: Chế tài pháp lý đối với doanh nghiệp dùng lao động dưới 18 tuổi?

Vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A: Chế tài pháp lý đối với doanh nghiệp dùng lao động dưới 18 tuổi?

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, tỉnh Lai Châu không chỉ cướp đi sinh mạng của nhiều công nhân, trong đó có cả lao động chưa thành niên, mà còn để lại những câu hỏi về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.
Thắng kiện, người lao động còn được bồi thường tăng thêm 550 triệu đồng

Thắng kiện, người lao động còn được bồi thường tăng thêm 550 triệu đồng

Nhờ hỗ trợ của công đoàn, một người lao động ở Bà Rịa – Vũng Tàu khởi kiện ra tòa và thắng kiện, được doanh nghiệp bồi thường hơn 1,24 tỷ đồng; tại phiên tòa phúc thẩm, hai bên còn đạt thỏa thuận doanh nghiệp bồi thường tăng thêm cho người lao động 550 triệu đồng.

Tin tức khác

Thắng kiện 750 triệu đồng: Một vụ việc, nhiều tiếng nói

Thắng kiện 750 triệu đồng: Một vụ việc, nhiều tiếng nói

Vụ thắng kiện hơn 750 triệu đồng của ông Lê Quang Trung chỉ là một trong hàng ngàn trường hợp mà tổ chức Công đoàn tỉnh Đồng Nai đã âm thầm sát cánh, hỗ trợ người lao động đòi lại công bằng trong những năm qua.
Vụ người lao động yêu cầu bồi thường gần 1 tỷ đồng: Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm

Vụ người lao động yêu cầu bồi thường gần 1 tỷ đồng: Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm

Vừa qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đăng bài “Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng”. Phiên tòa phúc thẩm được Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mở vào chiều 29/4, tuy nhiên tại đây, hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định tạm ngừng phiên tòa 15 ngày.
Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng

Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng

Nhận thấy phán quyết của Tòa án sơ thẩm là chưa thỏa đáng, Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có văn bản gửi Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm vụ án lao động về “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” nêu quan điểm rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Lúng túng trong thực hiện chính sách cho giáo viên ở Lâm Đồng

Lúng túng trong thực hiện chính sách cho giáo viên ở Lâm Đồng

Nhiều giáo viên tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng băn khoăn vì cùng một địa bàn nhưng mỗi trường thực hiện chính sách theo Nghị định 76 lại khác nhau.
Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XV gồm 6 chương, 37 Điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Xem thêm