Vai trò của CNVCLĐ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương Thanh Hóa
Nghiên cứu - 29/06/2021 18:00 TS. Võ Mạnh Sơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa
Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới cùng đất nước, Thanh Hóa đã chuyển mình mạnh mẽ theo hướng văn minh, hiện đại |
Những năm qua, nền kinh tế Thanh Hóa luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định; đặc biệt, nhiệm kỳ 2015-2020, Thanh Hoá đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội. GRDP luôn đạt hai con số, trong đó cao nhất là năm 2019, đạt 17,15% (đứng đầu cả nước); bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 12,1%, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra (12%), gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2011-2015. Quy mô GRDP của tỉnh năm 2020 dự kiến đạt 131.199 tỷ đồng, gấp 1,77 lần năm 2015 và đứng thứ 8 cả nước.
Những thành tựu mà tỉnh Thanh Hóa đạt được trong những năm qua có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ CNVCLĐ. Dù chỉ chiếm 13,54% lực lượng lao động xã hội và bằng 8,46% dân số nhưng đội ngũ CNVCLĐ đã đi đầu trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đóng góp trên 70% GRDP của tỉnh.
Theo thống kê, đến tháng 12/2020 toàn tỉnh có 314.937 CNVCLĐ, trong đó có 187.816 công nhân lao động (CNLĐ) sản xuất trực tiếp trong các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn, với thu nhập bình quân gần 6 triệu đồng/người/tháng; tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp, công nhân lành nghề có thu nhập thường xuyên hơn 10 triệu đồng/tháng.
CNLĐ trực tiếp tại các doanh nghiệp đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa |
Đánh giá cao những kết quả vượt bậc mà Thanh Hóa đạt được trong giai đoạn 2010-2020; đồng thời, định hướng phát triển cho tỉnh trong thời gian tới; ngày 05/8/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là dấu mốc lịch sử, có ý nghĩa mang tầm chiến lược, mở ra cho Thanh Hóa thời cơ, vận hội mới để khai thác hiệu quả hơn những lợi thế nổi trội và khác biệt.
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hoá đã và đang lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, nhân dân các dân tộc trong tỉnh tập trung triển khai và tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết trên, gắn với việc triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam.
Còn đó những thách thức
Thời cơ, thuận lợi là rất lớn, tuy nhiên, đội ngũ CNVCLĐ Thanh Hoá, đặc biệt là đội ngũ CNLĐ trong khu vực doanh nghiệp cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và không ít hạn chế, bất cập.
Thứ nhất, ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam, đội ngũ CNLĐ Thanh Hóa có những đặc điểm riêng, với khoảng trên 50% số CNLĐ làm việc tập trung nhưng không sống tập trung. Sinh hoạt hằng ngày của những CNLĐ này vẫn gắn bó với gia đình, địa phương, chịu sự chi phối của của văn hóa làng xã. Về mặt tích cực, sẽ tiết kiệm chi phí cuộc sống, nâng cao tính bền vững trong việc gắn bó với doanh nghiệp; tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm tính chuyên nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật của NLĐ. Trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của CNLĐ còn thấp so với yêu cầu phát triển và đang mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu lao động kỹ thuật giữa các bộ phận công nhân. Ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của một bộ phận công nhân còn yếu.
Vấn đề nâng cao tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật cho CNLĐ luôn đặt ra đối với tổ chức Công đoàn |
Thứ hai, đời sống của đa số CNLĐ trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn: Cường độ lao động căng thẳng, đời sống vật chất chưa được đảm bảo, môi trường làm việc độc hại, quyền lợi chưa được giải quyết một cách thỏa đáng. Đời sống văn hóa, tinh thần thiếu thốn, tại các khu nhà trọ tập trung đông CNLĐ chưa có các thiết chế văn hóa phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, thể dục - thể thao, CNLĐ dễ bị lôi kéo vào lối sống buông thả, mắc các tệ nạn xã hội, kích động gây rối trật tự an toàn xã hội, vi phạm pháp luật.
Thứ ba, tỷ lệ đảng viên trong CNLĐ còn rất thấp, công tác phát triển đảng trong công nhân gặp nhiều khó khăn. Vai trò của tổ chức Đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp chưa đáp ứng được sự phát triển về số lượng, biến đổi về cơ cấu của đội ngũ CNLĐ. Nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể chưa phù hợp với đặc thù tại doanh nghiệp. Nhiều cán bộ công đoàn do doanh nghiệp trả lương, làm việc kiêm nhiệm nên không thực hiện được vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn.
Thứ tư, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu đội ngũ CNVCLĐ phải tự thích ứng trong điều kiện mới. Một bộ phận CNVCLĐ trình độ hiểu biết chính trị còn hạn chế, chạy theo tâm lý đám đông, cổ xúy cho những thông tin xấu, độc trên các phương tiện thông tin và mạng xã hội, có những hành động quá khích, gây ra các cuộc ngừng việc tập thể làm mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến đời sống, việc làm và môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Đời sống của phần lớn CNLĐ còn khó khăn, thiếu thốn |
Thứ năm, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, lần đầu tiên, vấn đề nhiều tổ chức đại diện NLĐ, bao gồm tổ chức Công đoàn và tổ chức đại diện của NLĐ được quy định và áp dụng tại Việt Nam. Điều này làm thay đổi cơ bản nhận thức, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, giá trị cốt lõi, truyền thống của tổ chức Công đoàn đã được hình thành và khẳng định trong thực tế hơn 90 năm qua.
Chủ động biến thách thức thành động lực
Để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ CNVCLĐ Thanh Hóa lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tập trung tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ CNVCLĐ. Nâng cao chất lượng công tác truyền thông công đoàn; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức chính trị, kiến thức pháp luật, tác phong làm việc công nghiệp trong đoàn viên, CNVCLĐ. Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của CNVCLĐ; tổ chức đối thoại trực tiếp giữa NSDLĐ với NLĐ, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp; phòng ngừa đình công, ngừng việc tập thể trái pháp luật. Phối hợp các cơ quan chức năng thường xuyên bồi dưỡng, tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng tác phong công nghiệp, nâng cao tay nghề, bậc thợ hiện đại đối với phần đông CNLĐ từ nông thôn.
Thứ hai, thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLĐ. Tổ chức hiệu quả các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, CNVCLĐ theo hướng đảm bảo quyền an sinh xã hội; tăng cường thực hiện chương trình phúc lợi và tạo sự khác biệt về quyền, lợi ích của đoàn viên thông qua các Chương trình “Tết Sum vầy”,” Tháng Công nhân”; “Tháng Hành động về ATVSLĐ”. Kiến nghị tạo cơ chế, điều kiện để xây dựng các thiết chế văn hóa cho CNLĐ tại các KCN trên địa bàn tỉnh.
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện tốt công tác chăm lo cho đoàn viên, NLĐ |
Thứ ba, tổ chức các phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp trong CNVCLĐ. Trong đó, đặc biệt chú trọng phong trào “CNVCLĐ chung sức, hiện thực hóa khát vọng xây dựng quê hương Thanh Hóa văn minh, thịnh vượng” giai đoạn 2021 - 2030. Cải tiến nội dung công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn tình hình ở từng thời điểm, khắc phục bệnh thành tích và hình thức trong thi đua.
Thứ tư, chỉ đạo các cấp công đoàn tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; thực hiện hiệu quả chương trình phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, gắn với việc củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp công đoàn, tập trung ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước, phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu chương trình phát triển đoàn viên đã được Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XIX đề ra. Xây dựng và tiếp tục triển khai các đề án, đề tài khoa học nhằm nâng cao trình độ nhận thức pháp luật, bản lĩnh chính trị, kỹ năng sống cho đội ngũ cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh.
LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa phổ biến pháp luật lao động cho công nhân Công ty TNHH Giầy Sunjade Việt Nam |
Thứ năm, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách cho NLĐ; tuyên truyền tư vấn pháp luật cho CNLĐ. Thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, hạn chế các vụ TNLĐ xảy ra. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tích cực hưởng ứng xây dựng “Quỹ từ thiện xã hội công nhân”, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
Để biến cơ hội thành hiệu quả, biến thách thức thành động lực, hơn lúc nào hết, mỗi cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ cần nỗ lực hơn nữa với khát vọng thịnh vượng, với niềm tin, niềm tự hào sâu sắc về sự phát triển mạnh mẽ của Thanh Hoá; góp phần quan trọng cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi “khát vọng văn minh, thịnh vượng” và trở thành tỉnh “kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.
Điều kiện gì để F1 được cách ly tại nhà? Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Trong khi đó, lượng lớn người tiếp xúc gần (F1) ... |
Thợ mỏ dũng cảm cứu người thoát khỏi miệng “hà bá” Đang tắm biển, anh Vỹ nghe tiếng hô thất thanh của một phụ nữ cách đó chừng 7-8m. Biết chuyện chẳng lành, anh dặn con ... |
Nữ công nhân tình nguyện vào tâm dịch: “Chưa bao giờ xa gia đình lâu thế” Hơn 1 tháng tham gia tình nguyện ở tâm dịch Việt Yên (tỉnh Bắc Giang), gần 2 tuần “3 tại chỗ” tại công ty, chị ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng