agribank-plus-4112024-522025

Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị, các cấp, các ngành từ Trung ương tới cơ sở phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy.

Tại Hội nghị, Tổng Bí thư khẳng định tinh gọn bộ máy là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đây không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị. Các đồng chí cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng"; "Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở"; "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng".

Tổng Bí thư nhấn mạnh, từng cấp, từng ngành bám sát kế hoạch để tổng kết và đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị mình bảo đảm đúng tiến độ (bộ, ngành phải hoàn thành trong tháng 12/2024); hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương Phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý I/2025.

Tổng Bí thư lưu ý, triển khai thực hiện khẩn trương nhưng bảo đảm thận trọng, chắc chắn, giữ vững nguyên tắc, tiếp thu ý kiến từ tổng kết thực tiễn, các chuyên gia, nhà khoa học, kể cả kinh nghiệm nước ngoài... để đề xuất tinh gọn tổ chức bộ máy tối ưu nhất.

Thực hiện nghiêm nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực; các cơ quan, tổ chức trước đây đã sắp xếp bước đầu, cũng phải rà soát đề xuất sắp xếp lại bên trong; kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian; cải cách tổ chức bộ máy phải gắn với quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phân cấp phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, đẩy mạnh cải cách hành chính, chống lãng phí, chuyển đổi số quốc gia, xã hội hóa các dịch vụ công...

Yêu cầu chung là bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay; không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân...

Việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả, từ đó tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, những con người thực sự xứng đáng và phù hợp. Không để cơ quan nhà nước là "vùng trú an toàn" cho cán bộ yếu kém. Với yêu cầu cao hơn khi triển khai tổ chức mới, phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lại cán bộ trước và sau khi sắp xếp lại tổ chức.

Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình. Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, các đồng chí từ Trung ương đến cơ sở, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị; góp phần tăng tốc, bứt phá vượt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024, 2025 và cả nhiệm kỳ Đại hội XIII; chuẩn bị thật tốt đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị ...

Biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026 Biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành Quyết định 71 của Bộ Chính trị về tổng biên chế của hệ ...

Thưởng Tết bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân, sau này có được hoàn?

Thưởng Tết bị trừ 10% thuế thu nhập cá nhân, sau này có được hoàn?

Trước thông tin tiền thưởng Tết thực nhận bị hụt 10% so mức ký nhận với lý do trừ tiền thuế thu nhập cá nhân, nhiều người lao động tỏ ra băn khoăn. Thực ra, việc tạm khấu trừ thuế TNCN đối với tiền thưởng Tết là đúng quy định hiện hành.
Tết sum vầy tại Quảng Trị: Thắp lửa yêu thương cho lao động khó khăn

Tết sum vầy tại Quảng Trị: Thắp lửa yêu thương cho lao động khó khăn

Ngày 20/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Trị tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025. Dịp này, 200 đoàn viên và người lao động khó khăn được nhận quà Tết và bóc thăm trúng thưởng, với tổng giá trị giải thưởng gần 40 triệu đồng.
Chi thanh toán ngày phép năm chưa nghỉ cho NLĐ có được trừ khi tính thuế TNDN không?

Chi thanh toán ngày phép năm chưa nghỉ cho NLĐ có được trừ khi tính thuế TNDN không?

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 và các quy định liên quan về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), khoản chi thanh toán ngày phép năm chưa nghỉ cho người lao động có thể được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN, nhưng cần đáp ứng các điều kiện cụ thể.
Chuyến tàu Công đoàn Xuân 2025 khởi hành đưa công nhân về quê ăn Tết

Chuyến tàu Công đoàn Xuân 2025 khởi hành đưa công nhân về quê ăn Tết

Chuyến tàu Công đoàn Xuân 2025 là một hoạt động truyền thống đầy ý nghĩa của tổ chức Công đoàn nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động và gia đình về quê đón Tết Nguyên đán.
Thủ lĩnh công đoàn tận tâm, lan tỏa giá trị vì người lao động

Thủ lĩnh công đoàn tận tâm, lan tỏa giá trị vì người lao động

Chị Nguyễn Thị Lệ – Chủ tịch LĐLĐ huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, không chỉ là một nhà lãnh đạo tận tâm, còn là tấm gương sáng, minh chứng sống động cho tinh thần “nói đi đôi với làm”, lan tỏa cảm hứng mạnh mẽ trong toàn hệ thống.
Tết sum vầy đã đến với đoàn viên, người lao động ở Huế

Tết sum vầy đã đến với đoàn viên, người lao động ở Huế

Ngày 19/1, LĐLĐ thành phố Huế đã tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “Chợ tết Công đoàn” năm 2025, với nhiều hoạt động vui tươi và ý nghĩa cho đoàn viên, người lao động tham gia hưởng ứng.
Chế độ phúc lợi dành cho lao động nữ và người làm việc trong điều kiện nguy hiểm

Chế độ phúc lợi dành cho lao động nữ và người làm việc trong điều kiện nguy hiểm

Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, quy định chi tiết về các chế độ an toàn lao động và phúc lợi đặc thù dành cho lao động nữ cũng như người làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại. Đây là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhóm lao động dễ bị tổn thương này.
Bình Dương: Khoảng 315 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán cho đoàn viên, NLĐ

Bình Dương: Khoảng 315 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán cho đoàn viên, NLĐ

Tổng kinh phí LĐLĐ Bình Dương cùng các cấp công đoàn trong tỉnh sẽ chi cho công tác chăm lo Tết năm nay là hơn 270 tỷ đồng. Chính quyền địa phương Bình Dương chi hỗ trợ cho khoảng 50 nghìn công nhân lao động khó khăn với số tiền gần 45 tỷ đồng.
Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương tặng quà Tết cho công nhân tại Huế và Quảng Trị

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương tặng quà Tết cho công nhân tại Huế và Quảng Trị

Đồng chí Lê Hoài Trung - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đã trao tận tay 400 suất quà Tết cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Huế và tỉnh Quảng Trị.
Cách tính trợ cấp với người có tuổi từ trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu

Cách tính trợ cấp với người có tuổi từ trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu

Theo thông tư 01/2025/TT-BNV ngày 17/1/2025 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Với người có tuổi đời trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu sẽ có cách tính trợ cấp theo công thức mới nhất áp dụng trong năm 2025.