Thực hiện Nghị quyết số 20 của Đảng: 5 bài học kinh nghiệm qua 14 năm triển khai
Nghiên cứu - 12/03/2022 17:34 PGS. TS. DƯƠNG VĂN SAO - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn
Nhiều nội dung của Nghị quyết số 20/NQ-TW đã được tổ chức Công đoàn tham gia thể chế hóa thành chính sách, pháp luật. Trong ảnh: Cán bộ Công đoàn các KCN tỉnh Hòa Bình phát tờ rơi tuyên truyền pháp luật cho công nhân lao động KCN Lương Sơn. Ảnh: Minh Tuấn. |
Những thành tựu nổi bật và một số hạn chế
Về thành tựu
Nghị quyết số 20/NQ-TW (sau đây gọi tắt là Nghị quyết) ra đời được tổ chức Công đoàn phấn khởi, tự giác đón nhận và có nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt cho cán bộ, đảng viên, CNLĐ. Các cấp ủy đảng đã lồng ghép quán triệt Nghị quyết với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xây dựng chương trình hoặc kế hoạch hành động để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, với các mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn ở từng địa phương, ngành, cơ sở; tập trung vào nỗ lực phấn đấu giải quyết những vấn đề bức xúc của CNLĐ, như việc làm, thu nhập, đời sống, điều kiện làm việc, vấn đề nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo cho con em công nhân, vấn đề dân chủ và công bằng xã hội, vấn đề nâng cao giác ngộ giai cấp, hiểu biết về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; vấn đề nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của công nhân, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
Đa số cán bộ, đảng viên đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về vị trí, vai trò của GCCN, về yêu cầu xây dựng GCCN thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và sự am hiểu về chính sách, pháp luật, nhất là chính sách pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân có chuyển biến tích cực. Nhiều nội dung của Nghị quyết số 20 đã được công đoàn tham gia thể chế hóa thành chính sách, pháp luật, tiêu biểu như Luật BHYT; Luật Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); sửa đổi bổ sung Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, ban hành Luật ATVSLĐ… Tham mưu với Chính phủ ban hành nhiều Nghị định, chính sách và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến CNLĐ, như chính sách tiền lương, thu nhập; cơ chế, chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở cho CNLĐ tại các KCN, KCX, chính sách BHTN; vấn đề đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cho công nhân được quan tâm.
Thực hiện Nghị quyết số 20, các thiết chế cho công nhân, nhất là công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất được quan tâm xây dựng. Trong ảnh: Khu lưu trú của công nhân tại Khu chế xuất Tân Thuận (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Bình An. |
Trong những năm qua, vấn đề tiền lương, thu nhập của CNLĐ đã được Chính phủ điều chỉnh nhiều lần, nhờ đó tiền lương, thu nhập của NLĐ được tăng lên, góp phần bù đắp mức tăng của giá cả tiêu dùng và từng bước cải thiện đời sống NLĐ. Vấn đề nhà ở, nhà trẻ và các thiết chế văn hóa đối với công nhân, nhất là CNLĐ trong các KCN, KCX được quan tâm xây dựng, từng bước giải quyết những khó khăn, bức xúc về nhà ở, nhà trẻ, nhà văn hóa cho công nhân.
Công tác đào tạo, đào tạo lại nghề cho CNLĐ được tích cực triển khai. Đã có hàng trăm trường, trung tâm dạy nghề được thành lập và đi vào hoạt động. Ngân sách nhà nước đã dành một phần đáng kể cho công tác dạy nghề. Đội ngũ giáo viên dạy nghề tăng cả về chất lượng và số lượng, nhờ đó số học sinh học nghề đã tăng lên đáng kể, góp phần tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề.
Những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, dịch Covid-19, nhưng hằng năm cả nước vẫn tạo được việc làm cho trên dưới 1 triệu lao động. Thị trường lao động nước ta đã có bước phát triển tốt, nhiều trung tâm giới thiệu việc làm được hình thành, các phương tiện thông tin đại chúng công đoàn tham gia tích cực vào giới thiệu việc làm cho NLĐ. Trung tâm thông tin thị trường lao động cùng với nhiều trang web việc làm đã hình thành và đi vào hoạt động từng bước có hiệu quả, tạo ra cầu nối quan trọng giúp cho NLĐ có điều kiện thuận lợi tìm kiếm hoặc thay đổi việc làm phù hợp với năng lực của mình.
Phong trào giữ gìn vệ sinh công nghiệp, đảm bảo xanh - sạch - đẹp tại nơi sản xuất, khu dân cư được quan tâm gắn với công tác ATVSLĐ, PCCN. Tuần lễ Quốc gia và sau này là Tháng Hành động về ATVSLĐ được các cấp công đoàn, NSDLĐ, NLĐ hưởng ứng, tạo nên những chuyển biến tích cực trong công tác này.
Công tác phát triển đoàn viên, đảng viên trong CNVCLĐ được chú ý. Các cấp công đoàn luôn coi đây là nhiệm vụ quan trọng của mình và quan tâm tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn ở các doanh nghiêp, nhất là trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Ở nhiều doanh nghiệp đã quan tâm bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ ưu tú cho Đảng xem xét, kết nạp.
Học sinh Trường Cao đẳng Bắc Kạn đang thực hành nghề sửa chữa ô tô. Ảnh: Ngọc Tú. |
Một số hạn chế, yếu kém
Công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết của một số cấp ủy mới chủ yếu tập trung ở khu vực Nhà nước, chưa thực sự quan tâm tuyên truyền phổ biến, triển khai thực hiện Nghị quyết đến đông đảo CNLĐ khu vực ngoài Nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên, CNLĐ về vai trò, vị trí của GCCN, về yêu cầu cấp bách phải xây dựng GCCN còn hạn chế.
Việc làm, thu nhập, đời sống của CNLĐ, nhất là ở khu vực ngoài Nhà nước còn nhiều khó khăn; tình trạng nhà ở của công nhân nhập cư ở các KCN, KCX chưa chuyển biến rõ rệt. Thu nhập đang tồn tại sự chênh lệch và khác biệt quá lớn giữa NLĐ và cán bộ quản lý, giữa NLĐ trong các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, khiến phân hóa giàu nghèo trong GCCN đang có xu hướng tăng lên.
Tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH chưa có chiều hướng giảm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền và lợi ích của NLĐ. Công tác bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ tuy có nhiều cố gắng, nhưng tình hình TNLĐ nặng và BNN vẫn diễn ra nghiêm trọng.
Số tổ chức Đảng được thành lập trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài Nhà nước còn rất hạn chế. Sau 14 năm thực hiện Nghị quyết, 6 mục tiêu mà Nghị quyết số 20 đề ra đến năm 2010, 5 mục tiêu chiến lược đến năm 2020 về cơ bản vẫn chưa thực hiện được.
Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, các cấp ủy, tổ chức Công đoàn cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kiểm tra đôn đốc thường xuyên việc thực hiện Nghị quyết. Nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt, kiểm tra đôn đốc thường xuyên thì trước sức ép của nhiều nhiệm vụ, nhiều cấp ủy và đảng viên thiếu nỗ lực triển khai thực hiện; không tạo được sức mạnh để biến Nghị quyết trở thành hiện thực trong cuộc sống.
Công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường được các cấp công đoàn, doanh nghiệp chú trọng. Trong ảnh: Đoàn viên công đoàn Điện lực Yên Phong (Bắc Ninh) chăm sóc vườn cây sau giờ làm việc. Ảnh: Đình Huy. |
Thứ hai, để những nội dung của Nghị quyết được triển khai thực hiện, trước tiên những nội dung đó phải được thế chế hóa thành chính sách, pháp luật. Tổng LĐLĐ Việt Nam, công đoàn các cấp cần quyết liệt hơn nữa trong tham mưu thể chế hóa Nghị quyết thành các chính sách, pháp luật, lãnh đạo thực hiện chính sách, pháp luật để Nghị quyết đi vào cuộc sống.
Thứ ba, Nghị quyết liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp, do vậy, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết đòi hỏi phải phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân, tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao và sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong thực hiện Nghị quyết.
Thứ tư, Nghị quyết liên quan đến cả vấn đề lý luận và thực tiễn. Có nhiều vấn đề mới nảy sinh mà chúng ta chưa có kinh nghiệm. Do vậy, cần quan tâm tổ chức chỉ đạo, bám sát thực tiễn, để giải quyết những vấn đề mới phát sinh, đồng thời tiến hành tổng kết đánh giá, động viên, khích lệ kịp thời những tập thể, cá nhân làm hay, bổ sung, giải quyết những vấn đề mới phát sinh, rút ra những bài học kinh nghiệm tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị quyết trong giai đoạn tiếp theo.
Thứ năm, Đảng cần quan tâm lãnh đạo xây dựng tổ chức Công đoàn lớn mạnh, tạo điều kiện để công đoàn hoạt động. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, bởi hoạt động của công đoàn không chỉ góp phần tuyên truyền, phổ biến và vận động đoàn viên, NLĐ thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNLĐ mà chính là thiết thực đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Lý do Tổng LĐLĐ Việt Nam dừng thực hiện Quyết định 3749/QĐ-TLĐ Việc Chính phủ chuyển phương châm phòng chống dịch sang thích ứng an toàn, linh hoạt cùng với tỉ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 ... |
Tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ngừa ngừng việc tập thể Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VIệt Nam Phan Văn Anh vừa ký văn bản chỉ đạo về việc tăng cường thực hiện các giải pháp ... |
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của chuyên môn với tổ chức Công đoàn Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức, hoạt động của công đoàn đã được nói đến từ lâu; song, trong ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng