Thúc đẩy hơn nữa quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp

Nghiên cứu - ThS. TRẦN THU PHƯƠNG - Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam

Năm 2008, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11/NQ-TW về công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết này, ngày 20/01/2018, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Quán triệt chủ trương của Đảng, các cấp Công đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động hiệu quả thúc đẩy thực hiện quyền của lao động nữ (LĐN).
Thúc đẩy hơn nữa quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp
Lãnh đạo Ban Nữ công Tổng Liên đoàn trao đổi với lao động nữ tại Công ty Cổ phần May Chiến Thắng, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái, năm 2020. Ảnh: BNC.

Về cơ sở pháp lý

Việc công đoàn thúc đẩy thực hiện quyền của LĐN có cơ sở pháp lý vững chắc. Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Bình đẳng giới. Trên cơ sở kế thừa Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030. Chiến lược đề ra mục tiêu tổng quát là: “Tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước”. Việt Nam cũng đã phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế liên quan đến bình đẳng giới và quyền của phụ nữ.

Thể chế hóa các quan điểm của Đảng, Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 ngoài những quy định chung cho cả lao động nam và LĐN còn có riêng Chương X. “Những quy định riêng đối với LĐN và bảo đảm bình đẳng giới”. BLLĐ 2019 không nêu rõ khái niệm về quyền của công đoàn, song tại Khoản 3, Điều 3 ghi: “Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của NLĐ tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong quan hệ lao động (QHLĐ) thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở bao gồm CĐCS và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp”.

Quyền của NLĐ bao gồm cả lao động nam và LĐN được quy định tại Khoản 1, Điều 5, BLLĐ năm 2019. Quyền của đoàn viên công đoàn được quy định tại Điều 18, Luật Công đoàn 2012. Quyền của đoàn viên còn được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 2, Điều lệ Công đoàn Việt Nam 2020.

Quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam

Điều lệ Công đoàn Việt Nam qua các kỳ Đại hội đều dành riêng một điều quy định về công tác vận động nữ CNVCLĐ. Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII dành riêng Chương VII về Công tác nữ công. Theo đó xác định “Công tác nữ công là nhiệm vụ của BCH công đoàn mỗi cấp, nhằm phát huy vai trò và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của LĐN theo quy định của pháp luật”.

Thúc đẩy hơn nữa quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp
Diễn đàn về an sinh xã hội và quyền lợi bảo hiểm cho lao động nữ tại các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh năm 2020. Ảnh: BNC.

Quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam

Điều lệ Công đoàn Việt Nam qua các kỳ Đại hội đều dành riêng một điều quy định về công tác vận động nữ CNVCLĐ. Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII dành riêng Chương VII về Công tác nữ công. Theo đó xác định “Công tác nữ công là nhiệm vụ của BCH công đoàn mỗi cấp, nhằm phát huy vai trò và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của LĐN theo quy định của pháp luật”.

Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam cũng đã nêu rõ quy định về thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Nữ công quần chúng (BNCQC). Theo đó, CĐCS ở các doanh nghiệp có từ 10 đoàn viên nữ trở lên được thành lập BNCQC để tham mưu giúp BCH công đoàn cùng cấp xây dựng chương trình, nội dung, kinh phí tổ chức các hoạt động nữ công. Tại các doanh nghiệp có dưới 10 nữ đoàn viên thì chỉ định một Ủy viên BCH hoặc một đoàn viên nữ phụ trách công tác tham mưu tổ chức các hoạt động nữ công.

Sau tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ, BCH Tổng Liên đoàn đã ban hành Kết luận số 1500b/KL-TLĐ ngày 08/01/2021 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH ngày 29/01/2011 của BCH Tổng Liên đoàn về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và Chỉ thị 03/CT-TLĐ ngày 18/8/2010 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ trong tình hình mới, đề ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ quyền của LĐN.

Tổng Liên đoàn phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ 2019 về điều kiện lao động và QHLĐ, đặc biệt là Mục 2 về bảo đảm bình đẳng giới và những quy định riêng đối với LĐN; Chỉ thị 09/CTTTg ngày 22/5/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các KCN, KCX và Nghị định 105/2020/NĐCP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.

Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam cũng xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng là “Tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo lợi ích, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, NLĐ”, “Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp công đoàn trong tiến trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, đổi mới hoạt động nữ công. Tập trung tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quyền của LĐN; nghiên cứu, tham mưu giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc của LĐN, hỗ trợ LĐN có việc làm bền vững, môi trường làm việc an toàn, bình đẳng...”.

Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về "Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới" đề ra chỉ tiêu phấn đấu có 90% trở lên doanh nghiệp Nhà nước và 70% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước tổ chức đối thoại tại nơi làm việc; 95% trở lên doanh nghiệp Nhà nước và 60% trở lên doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước tổ chức hội nghị NLĐ và các hình thức dân chủ khác theo quy định của pháp luật... thể hiện quyết tâm trong việc bảo vệ quyền của NLĐ, nhất là NLĐ trong doanh nghiệp, bao gồm LĐN.

Thúc đẩy hơn nữa quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp
Diễn đàn về an sinh xã hội và quyền lợi bảo hiểm cho lao động nữ tại các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2020. Ảnh: BNC.

Thúc đẩy thực hiện quyền của LĐN trong doanh nghiệp

Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2020, cả nước có 126.541 CĐCS với 10.535.837 đoàn viên công đoàn; trong đó đoàn viên nữ có 5.877.507 người, chiếm 56%. Ước tính có 3,6 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, KCX trên cả nước, trong đó số LĐN chiếm khoảng 60% và chiếm tỷ lệ cao (70 - 80%) trong một số ngành nghề như: Dệt may, da giày, thủy sản,…

Các cấp công đoàn thường xuyên quan tâm nâng cao tỷ lệ nữ tham gia BCH công đoàn các cấp và việc chỉ đạo, thành lập BNCQC. BCH Tổng Liên đoàn ban hành Nghị quyết số 12b/NQ-BCH ngày 12/7/2017 về BNCQC khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước, thực hiện đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh việc thành lập, kiện toàn gắn với nâng cao chất lượng hoạt động của BNCQC tại các doanh nghiệp. Đến tháng 11/2020 có 72.044 BNCQC với 252.148 Ủy viên.

Từ tham mưu của BNCQC, nhiều ý kiến đề xuất của tổ chức Công đoàn đã được các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, góp phần quan trọng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên, NLĐ như tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Công đoàn 2012, BLLĐ 2012, BLLĐ 2019, Luật BHXH 2014, Luật ATVSLĐ…

Nhiều ý kiến của Công đoàn được tiếp thu khi Chính phủ ban hành Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về chính sách đối với LĐN, như quy định về doanh nghiệp sử dụng nhiều LĐN, về phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc, về đại diện của LĐN tại doanh nghiệp nơi đã có tổ chức Công đoàn là CĐCS…

Trong quá trình tham gia sửa đổi BLLĐ 2019, Tổng Liên đoàn đã tham gia đề xuất bổ sung một số nội dung đảm bảo bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của lao động nam và LĐN trong công việc và trong gia đình theo nguyên tắc bình đẳng giới. Tổng Liên đoàn cũng đã tham gia hiệu quả vào Nghị định 145/NĐ-CP ngày 14/12/2000 của Chính phủ, nhất là các quy định tại Chương IX. LĐN và bảo đảm bình đẳng giới, làm rõ quy định về phòng vắt trữ sữa, bắt buộc doanh nghiệp có từ 1.000 LĐN trở lên phải lắp đặt phòng vắt trữ sữa tại nơi làm việc... Tổng Liên đoàn đã triển khai nghiên cứu 05 đề tài về những vấn đề cấp thiết đối với LĐN như: Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho LĐN; vấn đề đời sống hôn nhân gia đình của CNLĐ; vấn đề nhà trẻ mẫu giáo…

Thúc đẩy hơn nữa quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp
Niềm vui của nữ công nhân ở xưởng thành hình lốp xe đạp Xí nghiệp Săm lốp xe đạp xe máy, Công ty CP Cao su Đà Nẵng. Ảnh: NGUYỄN VĂN TÍNH.

Trên cơ sở đề xuất của tổ chức Công đoàn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án 655/ QĐ-TTg ngày 12/7/2017 về đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn tại các KCN, KCX, trong đó có việc xây dựng nhà trẻ mẫu giáo cho con CNLĐ. Tổng Liên đoàn đã hướng dẫn các cấp công đoàn triển khai thực hiện Đề án 404 của Chính phủ về “Hỗ trợ phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục khu vực KCN, KCX đến 2020” phù hợp với điều kiện từng địa phương, đơn vị… Đây là những điều kiện thuận lợi để các cấp công đoàn thúc đẩy việc thực hiện quyền của LĐN trong doanh nghiệp, các hoạt động về giới, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Tổng Liên đoàn còn chỉ đạo các cấp công đoàn trong quá trình thương lượng kí kết TƯLĐTT quan tâm đưa những quy định có lợi hơn cho LĐN so với quy định pháp luật vào TƯLĐTT với các nội dung: Con ốm nặng nghỉ 60 ngày hưởng lương, phát triển phòng vắt trữ sữa mẹ tại nơi làm việc tăng từ 415 phòng/28 tỉnh, thành phố (năm 2018) lên 826 phòng/40 tỉnh thành phố (năm 2020)... Tại những doanh nghiệp phải cắt giảm lao động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công đoàn phối hợp với NSDLĐ có giải pháp đảm bảo việc làm và quan tâm hơn đến LĐN mang thai, đang nuôi con nhỏ, hoàn cảnh khó khăn.

Nhiều mô hình được Tổng Liên đoàn triển khai đến CĐCS như: mô hình hỗ trợ LĐN nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc, “Sức khỏe của bạn”, “Trại hè cho con CNLĐ”, “Lễ cưới tập thể”…

Với sự tham gia của tổ chức Công đoàn, tiền lương, thu nhập và đời sống của CNLĐ trong đó có LĐN đã từng bước được cải thiện. Nữ CNLĐ đã được đảm bảo tốt hơn về việc làm, được chia sẻ công việc gia đình từ các thành viên trong gia đình, tạo điều kiện tốt hơn trong việc tiếp cận văn hóa, thông tin, nâng cao chất lượng sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần.

Thúc đẩy cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động Thúc đẩy cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động

Với sự chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và các cấp công đoàn, sự tham gia hưởng ứng ...

Bảo đảm quyền và lợi ích của lao động Việt Nam ở nước ngoài Bảo đảm quyền và lợi ích của lao động Việt Nam ở nước ngoài

Hoạt động đưa người lao động (NLĐ) và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ ...

Lâm Đồng: Đối thoại chính sách với hơn 200 doanh nghiệp Lâm Đồng: Đối thoại chính sách với hơn 200 doanh nghiệp

Ngày 19/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ), Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh và Sở Lao động – Thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.