Thúc đẩy cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động
Nghiên cứu - 08/08/2022 09:05 TS. TRẦN THỊ THANH HÀ, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Quan hệ Lao động - Tổng LĐLĐ Việt Nam
Phát triển kinh tế xanh đang là xu hướng chung của thế giới. Nguồn: UNDP. |
Chỉ đạo thường xuyên, sâu sát
Sau khi phát động, Tổng Liên đoàn luôn quan tâm chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện và duy trì, phát triển phong trào. Trong phương hướng nhiệm vụ của Nghị quyết các kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam đều xác định: Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ”, củng cố và tăng cường hoạt động mạng lưới an toàn, vệ sinh viên (ATVSV), giới thiệu và nhân rộng điển hình tiên tiến, góp phần duy trì và phát huy phong trào quần chúng làm bảo hộ lao động, tích cực tham gia công tác BVMT.
Tổng Liên đoàn đã ban hành văn bản số 494/TLĐ (29/4/1996) về việc kiểm tra chấm điểm và khen thưởng phong trào, sau sửa đổi thành Thông tri 02/TTr-TLĐ (22/10/2007); Hướng dẫn số 168/HD-TLĐ (ngày 10/02/2015); Hướng dẫn số 64/HD-TLĐ (ngày 10/01/2018); Hướng dẫn số 10/HD-TLĐ (ngày 14/9/2020), trong đó có hướng dẫn và bản chấm điểm riêng phù hợp cho từng khu vực (khu vực sản xuất kinh doanh; khu vực hành chính, sự nghiệp, y tế).
Trong từng thời gian, căn cứ vào yêu cầu cụ thể của công tác ATVSLĐ, Tổng Liên đoàn ban hành Nghị quyết và Chỉ thị chỉ đạo, hướng dẫn về công tác ATVSLĐ, trong đó phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ” luôn là một nội dung quan trọng.
Sau khi Quốc hội ban hành Luật ATVSLĐ năm 2015, khẳng định và ghi nhận vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ thông qua việc dành 2 Điều riêng (Điều 9, Điều 10) về quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, cũng như phong trào thi đua về ATVSLĐ do công đoàn tổ chức phát động, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo đánh giá, tổng kết việc thực hiện phong trào, trên cơ sở đó ban hành Chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào trong tình hình mới (Chỉ thị số 04/CT-TLĐ ngày 03/3/2017).
Công đoàn cơ sở Trường Tiểu học Đông Thọ 1 (Sơn Dương, Tuyên Quang) tích cực tham gia phong trào thi đua "Công đoàn với trụ sở Xanh - Sạch - Đẹp". Ảnh: LĐLĐ Tuyên Quang. |
Hiệu quả thiết thực
Trong 26 năm qua, các cấp công đoàn đã chủ động, sáng tạo trong tuyên truyền về mục đích, nội dung của phong trào, nhân rộng các kinh nghiệm hay, gương điển hình tiên tiến trong tổ chức thực hiện phong trào, kết hợp với việc tuyên truyền phổ biến các qui định của pháp luật, nghị quyết, chỉ thị của Tổng Liên đoàn về ATVSLĐ, những kiến thức về ATVSLĐ, BVMT tới cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Việc tổ chức phát động, duy trì và phát triển phong trào được nhiều LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thực hiện, đem lại hiệu quả thiết thực.
Nhiều nội dung của phong trào được cụ thể hóa bằng các hình thực thi đua thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, ngành như: “Góc tuyên truyền bảo hộ lao động” ở các CĐCS, thi tìm hiểu và thi vẽ tranh về ATVSLĐ - PCCN, các Hội thi ATVSV giỏi, phong trào “Phủ xanh đất trống, đồi trọc” ở Bình Thuận, Quảng Ninh…; xây dựng “Góc xưởng sạch, đẹp, an toàn”, “Công sở văn minh - sạch đẹp - an toàn”…ở TP. Hồ Chí Minh và ngành Cao su; “Tháng an toàn”, “Năm an toàn”, mô hình “Nhà máy - Công viên” của ngành Công thương; “Trạm kiểu mẫu”, “Đường dây an toàn”, “Vận hành an toàn”, “Sáng - Xanh - An toàn” của ngành điện; “Chính quy, văn hóa, an toàn” của ngành Đường sắt; “Doanh nghiệp an toàn” của ngành Công nghiệp Tàu thủy; “Công trường xây dựng an toàn”, “Tàu tốt - An toàn - Hiệu quả”; “Đoạn đường an toàn - Sạch - Đẹp”, “Trạm đường sông kiểu mẫu”, “Giữ gìn xe tốt - Lái xe an toàn” của ngành Giao thông vận tải, “Bệnh viện vệ sinh” của ngành Y tế…
Nhiều doanh nghiệp đã lấy các tiêu chuẩn ISO9000, ISO14000…các doanh nghiệp của ngành Dệt May, Thuỷ sản đã lấy các tiêu chuẩn của SA8000, OHSAS1800 làm mục tiêu phấn đấu trong thực hiện phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ”. Phong trào thực hiện có hiệu quả ở nhiều địa phương, ngành, cơ sở đã tác động tích cực làm chuyển biến từng bước, nâng cao nhận thức và hiểu biết của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý, NSDLĐ và NLĐ về vai trò và tác dụng to lớn của phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ.
Việc tổ chức trồng cây xanh, vườn hoa, cây cảnh để tạo cảnh quan sạch đẹp, cải thiện và BVMT lao động, môi trường sống được nhiều doanh nghiệp, cơ quan, trường học, bệnh viện trong cả nước thực hiện, đã có hàng trăm ha đất trống, đồi trọc, bãi thải của các mỏ khai thác than đã được phủ xanh bằng hàng chục triệu cây xanh các loại.
Bàn giao “Góc Bảo hộ lao động” tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17 (Khánh Hòa). Ảnh: Báo Khánh Hòa. |
Bên cạnh đó, các cấp công đoàn đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng cấp, NSDLĐ tổ chức kiểm tra và tự kiểm tra ATVSLĐ, kiểm tra chấm điểm phong trào, từ đó phát huy được ưu điểm, nhân rộng được điển hình tiên tiến và đề ra các biện pháp khắc phục tồn tại.
ATVSV là lực lượng nòng cốt thực hiện phong trào, công tác ATVSLĐ ở cơ sở. Song song với phát triển về số lượng, nhiều địa phương, ngành đã quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ ATVSV như: tổ chức tập huấn ATVSV, kỹ năng và phương pháp hoạt động, kỹ năng nhận biết nguy cơ mất ATVSLĐ. Nhiều CĐCS đã phối hợp với NSDLĐ xây dựng và ban hành quy chế hoạt động và phụ cấp hằng tháng cho ATVSV; đã có hàng trăm nghìn Hội thi ATVSV giỏi cấp cơ sở, hàng nghìn Hội thi ATVSV giỏi cấp trên cơ sở và hàng trăm lượt Hội thi ATVSV giỏi cấp tỉnh, thành phố, cấp ngành đã được tổ chức với sự tham gia của hàng chục nghìn ATVSV. Đến nay, Tổng Liên đoàn tổ chức Hội thi ATVSV giỏi toàn quốc 3 lần (năm 1998, 2003, 2007). Hội thi ATVSV giỏi các cấp luôn được đổi mới về nội dung và hình thức, thực sự trở thành ngày hội của ATVSV để gặp mặt giao lưu, trao đổi học tập, kinh nghiệm nâng cao kiến thức và nội dung phương pháp hoạt động, đồng thời còn là dịp để tuyên truyền rộng rãi các nội dung về ATVSLĐ và phong trào.
Kết quả của phong trào đã đem lại lợi ích thiết thực; cụ thể chính là những giải pháp cải thiện điều kiện lao động ở từng cơ quan, doanh nghiệp và góp phần BVMT. Kết quả thực hiện phong trào đã khẳng định việc phát động và thực hiện phong trào là đúng đắn và cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu của thời điểm hiện tại vừa có ý nghĩa lâu dài đối với công tác ATVSLĐ. Trong hơn 26 năm qua, Tổng Liên đoàn đã khen tặng 965 Cờ, 2.874 Bằng khen tập thể và 1.496 Bằng khen cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào.
Nhiệm vụ trọng tâm
Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào cũng còn một số tồn tại, hạn chế: phong trào phát triển chưa sâu rộng, đồng đều; chỉ tập trung ở những thành phố lớn, nơi có công nghiệp phát triển và chỉ ở những nơi có CĐCS. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực hiện phong trào. Việc kiểm tra chấm điểm phong trào ở từng nơi, từng lúc còn mang tính hình thức, chưa đánh giá đúng phong trào. Việc sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, tuyên dương khen thưởng nhân rộng điển hình tiên tiến, xây dựng các biện pháp khắc phục tồn tại, nghiên cứu phát triển các hình thức thi đua phù hợp, thiết thực chưa kịp thời.
Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Quận 3, TP. Hồ Chí Minh) phát động phong trào an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân tại công trường. Ảnh: H. Đào. |
Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào trong thời gian tới, đề nghị các cấp công đoàn thực hiện tốt một số nội dung sau:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phong trào, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa trong việc duy trì và thực hiện phong trào, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc, tăng cường phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc cho NLĐ, góp phần BVMT và thúc đẩy việc thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Thực hiện tốt Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị quyết, Chỉ thị, hướng dẫn của Tổng Liên đoàn về công tác ATVSLĐ. Chủ động phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, NSDLĐ tổ chức các hình thức thi đua về ATVSLĐ với nội dung phong phú, đa dạng, sinh động, thiết thực, phù hợp với từng địa phương, ngành, cơ sở, từ đó vận động, thu hút đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tham gia có hiệu quả.
Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới ATVSV, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kỹ năng và phương pháp hoạt động, định kỳ tổ chức Hội thi ATVSV giỏi.
Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn các cấp cần đưa nội dung công tác ATVSLĐ vào chương trình, kế hoạch công tác hằng năm, toàn khóa của cấp mình và phân công cán bộ theo dõi phong trào.
Giải pháp cải thiện công tác an toàn vệ sinh lao động tại các mỏ đá Khai thác, chế biến đá (KTCBĐ) ở Việt Nam phát triển tương đối mạnh. Đến cuối 2019, gần 2.400 giấy phép khai thác đá (KTĐ) ... |
Kiến thức và kỹ năng cơ bản cho công nhân, lao động khi làm việc trong doanh nghiệp Để tăng năng suất lao động, có mức thu nhập tốt, bên cạnh các yêu cầu về năng lực chuyên môn, công nhân, người lao ... |
Thúc đẩy tư duy sáng tạo của người lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phát động rộng rãi trong CNVCLĐ cả nước Chương trình tìm kiếm sáng kiến vượt khó và phát triển, nỗ ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất