Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Cà phê tối - 31/03/2025 14:38 Mỹ Anh
Cụ thể, drama bắt đầu khi streamer ViruSs (Đặng Tiến Hoàng) bị một cô gái livestream tố anh phản bội, phát hiện đồ phụ nữ lạ trong nhà. Các cô gái khác lần lượt lên tiếng. Một nữ rapper ra hẳn MV ám chỉ anh lăng nhăng với lời lẽ rất hằn học, làm sự việc nóng lên. Hoàng đáp trả bằng livestream, chính cô rapper cũng xuất hiện và đối chất. Phiên livestream khuya này có 4.8 triệu lượt xem.
Ngay sau đó, cô bạn gái cũ cùng những người bị cho là người tình của cậu streamer cũng tổ chức một phiên livestream khác, đồng loạt kể lể và tố tính lăng nhăng của cậu. Phiên này đạt 1,1 triệu lượt xem và kết thúc lúc nửa đêm. Cuối cùng, hai bên đều tuyên bố muốn chấm dứt vụ việc và không muốn kéo dài ồn ào.
Trên thực tế, sau vụ lùm xùm, các bên đều có lợi. Cậu streamer đã bật tính năng kiếm tiền với rất nhiều tiền ủng hộ cùng với việc để chế độ chỉ đăng ký (hàng trăm ngàn đồng/ tháng) mới có thể bình luận.
Cô rapper đã có MV bùng nổ lên Top 1 Trending YouTube chỉ sau 24 giờ ra mắt. Video phản ứng của cậu streamer về MV “leo” thứ 2 bảng xếp hạng. Cô bạn gái cũ cùng các cô gái tố cậu streamer cũng nhanh chóng thành những cái tên được chú ý trên mạng.
Hơn thế, những lời bàn tán, bình luận chia sẻ về vụ lùm xùm tình ái chiếm sóng trên nền tảng mạng xã hội suốt mấy ngày qua. Nó như một thức chất kích thích mà số đông cảm thấy hào hứng “hóng” và đàm tiếu suốt đêm ngày.
Điều này hoàn toàn giống với những gì cuốn "Giải Trí Đến Chết" (1985) của Neil Postman cảnh báo. Chuyên gia truyền thông này đã từng phân tích cách truyền thông biến đời sống thành giải trí.
Postman cho rằng truyền hình làm mờ ranh giới giữa nghiêm túc và tiêu khiển, biến tin tức, giáo dục, đời tư thành "chương trình" dễ xem, giảm tư duy sâu sắc. Cần nhớ, bối cảnh ra đời của cuốn sách là khi truyền hình bắt đầu phổ biến trong các gia đình Mỹ cùng các chương trình làm “mềm hóa” thông tin thời sự, giáo dục, đời tư.
Và với ViruSs, drama đời tư không còn là vấn đề cá nhân mà thành "show" công cộng, nơi khán giả theo dõi như xem phim. Postman viết: khi thông tin được trình bày qua hình ảnh và cảm xúc thay vì lập luận, người ta chỉ phản ứng tức thời, không phân tích. Các livestream của ViruSs và các cô gái tố cậu, đầy kịch tính, bằng chứng vụn vặt, đúng như Postman mô tả – thông tin chỉ để "gây bàn tán", không dẫn đến giải pháp.
Postman cũng từng cho rằng trong "thời đại giải trí", mọi thứ đều bị đơn giản hóa thành nội dung dễ tiêu thụ, từ chính trị đến đời tư. Sự bùng nổ của mạng xã hội, với thuật toán tối ưu hóa sự chú ý, càng khuếch đại hiện tượng này, biến drama thành "ma túy tinh thần" mà Postman cảnh báo – thứ gây nghiện hơn cả rượu bia vì tính dễ tiếp cận và cơ bản miễn phí.
Cũng không phải ngẫu nhiên Từ điển Oxford chọn từ "Brain rot" (tạm dịch: não tàn hay thối não) là từ của năm. Theo Oxford, nó mô tả “sự suy giảm khả năng tinh thần hoặc trí tuệ, thường do tiếp xúc quá nhiều với nội dung đơn giản, thiếu chiều sâu (hiện nay phần lớn là nội dung ngắn trực tuyến). Thuật ngữ ám chỉ cảm giác kiệt sức tinh thần do dopamine bị kích thích liên tục khi sử dụng mạng xã hội quá mức.
Tức là, drama tình ái của VirusS là thứ cực điểm chúng ta nhìn thấy. Còn bản chất về sự suy thoái cảm xúc, tư duy do tiêu thụ thông tin trên mạng (đặc biệt là nội dung clip ngắn) đã diễn ra từ lâu. Và nó sẽ ngày càng khốc liệt khi thế giới mạng giờ là thị trường của sự chú ý.
Và “hóng drama” thực chất gây nghiện. Mà nghiện sẽ luôn cần tăng liều. Tức là các “phốt” sau sẽ phải giật gân, chương hồi, gay cấn hơn trước; các phiên livestream sau sẽ bùng nổ lượt xem hơn trước.
Và, sự vô tri tới tàn não sẽ còn tiếp diễn như một trình tự không thể đảo ngược nếu chúng ta không có những biện pháp liên quan tới pháp lý, giáo dục, truyền thông để thay đổi.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt”, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một “ly cà phê” thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng “ly cà phê” cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: “Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh”. Đọc cà phê tối, tặng “cà phê” là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một “ly cà phê”. Mỗi “ly cà phê” trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục

Cà phê tối - 02/04/2025 18:20
“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
Cuộc thi "Vua nem chua" gây tranh cãi xảy ra vào ngày 30/3 tại Công viên Tuổi Trẻ, TP Hòa Bình, khi Hợp tác xã Thực phẩm Chiển Hướng tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm nem chua mà không được cấp phép.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu
- Đột phá công nghệ may giày: Câu chuyện của người thợ tận tâm
- Muốn thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế cần thực hiện các bước nào?
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
- “Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu