Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới
Công đoàn - 05/06/2024 20:41 ĐÌNH TOÀN
Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh
Theo đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, công tác chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) của tổ chức Công đoàn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện ngày càng sâu sắc vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo cho ĐV, NLĐ; nhiều mô hình chăm lo thiết thực, hiệu quả tiếp tục được phát triển, hoàn thiện, đổi mới, mang đậm dấu ấn của tổ chức Công đoàn như “Tết Sum vầy”, “Tháng Công nhân”, “Chợ Tết Công đoàn”, Chương trình “Mái ấm Công đoàn”, Chương trình “Hành trình Tết Công đoàn”, các hoạt động thăm hỏi, hỗ trđộng đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn; các chính sách hỗ trợ ĐV, NLĐ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, khi doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng...
Qua đó đã góp phần quan trọng trong việc tham gia phát triển, phục hồi kinh tế, xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của ĐV, NLĐ.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Theo dự thảo Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về “Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới” (viết tắt là Nghị quyết), bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ của tổ chức Công đoàn vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ nhiều thời điểm, nội dung chưa thực sự chủ động, hiệu quả. Số lượng ĐV, NLĐ được chăm lo phúc lợi chưa đạt như mong muốn. Hiệu quả mang lại phúc lợi thiết thực cho ĐV, NLĐ thông qua thực hiện dân chủ ở cơ sở, đối thoại, thương lượng tập thể, thực hiện các thỏa thuận hợp tác chưa nhiều. Phúc lợi dành cho ĐV, NLĐ từ hệ thống cơ sở vật chất của tổ chức công đoàn ít về số lượng, chưa phong phú về hình thức, ưu đãi. Lợi ích chính trị, tinh thần cho ĐV, NLĐ chưa nhiều. Hoạt động truyền thông về công tác chăm lo phúc lợi ít hiệu quả, chưa phù hợp với nhiều ĐV, NLĐ. Hoạt động kiểm tra, giám sát chuyên đề việc thực hiện chăm lo phúc lợi ĐV, NLĐ còn ít về số lượng.
Đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, trong đó công tác truyền thông chưa thường xuyên, kịp thời, đa dạng, đổi mới. Chưa có hệ thống chính sách chăm lo phúc lợi tổng thể, mang tính dài hạn. Chưa quan tâm bố trí, bồi dưỡng nhân sự làm công tác chăm lo phúc lợi. Phát hành thẻ đoàn viên công đoàn chưa đạt theo yêu cầu đề ra. Nguồn lực tài chính dành cho công tác chăm lo phúc lợi chưa tập trung, còn dàn trải. Việc biểu dương, khen thưởng chưa thường xuyên, kịp thời.
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Gia Lai quan tâm chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ trên địa bàn tỉnh. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Dự thảo Nghị quyết cũng đặt ra mục tiêu các tổ chức Công đoàn tham gia xây dựng, hoàn thiện, thực hiện hiệu quả chính sách của Đảng, Nhà nước, người sử dụng lao động chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ, nhất là ĐV, NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tập trung vào các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, nhà ở, giáo dục, dạy nghề, đào tạo nghề. Xây dựng hệ thống chính sách, tập trung nguồn lực của tổ chức Công đoàn chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ theo hướng đồng bộ, ổn định, dài hạn, bao trùm và bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho ĐV, NLĐ, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Tạo sự gắn kết chặt chẽ, bền vững giữa ĐV và tổ chức Công đoàn, thu hút đông đảo NLĐ gia nhập Công đoàn Việt Nam.
DN không nộp kinh phí công đoàn: Có Luật nhưng chưa xử lý mạnh
Tham dự hội nghị và góp ý về Nghị quyết, cụ thể là liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đồng chí Phan Thị Huệ, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam, kể rằng: Một số doanh nghiệp có hỏi tôi rằng nếu họ không nộp kinh phí công đoàn, không thành lập công đoàn cơ sở thì có bị xử phạt không, ai là người xử phạt, có cơ quan nào đã bị xử phạt rồi?
Đồng chí Phan Thị Huệ, Phó Chủ tịch Công đoàn ngành NN-PTNT Việt Nam phát biểu góp ý tại hội nghị. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
“Tôi đã hỏi, tham vấn nhiều nơi, và thấy rằng công tác thanh tra, xử lý việc không nộp, nộp chậm, nộp không đủ số phí 2% là gần như không có”, đồng chí Huệ nói.
Và thông tin thêm, đồng chí đã nghiên cứu Nghị định 12 cũng như một số văn bản khác hướng dẫn của Luật Công đoàn 2012 thì nếu anh không thành lập Công đoàn cơ sở, theo Luật Công đoàn đơn vị vẫn phải nộp 2% đối với những người lao động có đóng BHXH và nếu đơn vị không thành lập CĐCS và không nộp thì mức xử phạt tối đa là 75 triệu đồng, đồng thời chịu xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả phải truy thu toàn bộ.
Đặc biệt, nếu tính theo Luật Công đoàn có hiệu lực 2012 và tài chính công đoàn phải nộp 2% thì sẽ phải truy thu từ 1/1/2013, tức mức truy thu từ đấy đến nay có thể phải truy thu lên đến rất nhiều tỷ đồng nếu doanh nghiệp có nhiều lao động. Tuy nhiên mặc dù quy định là các Sở Lao động, thương binh và xã hội, hoặc cơ quan liên quan khi tiến hành thanh tra họ có chức năng xử phạt, nhưng thực tế vẫn ít khi thực hiện được.
“Tôi đề nghị Nghị quyết bổ sung thêm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Nếu các tổ chức Công đoàn không được chủ trì các đoàn kiểm tra thì có nhiệm vụ tăng cường phối hợp với các đoàn kiểm tra, giám sát, đề xuất với cơ quan chức năng có thẩm quyền về xử phạt. Bởi hiện nay tôi thấy hiện nay nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài không nộp khoản phí này, thậm chí có biểu hiện “nhờn” với công tác này”, đồng chí Huệ nói.
Có hội nghị chi nửa tỷ đồng chỉ để cho ca sĩ hát...
Có 6 chỉ tiêu cốt lõi được dự thảo Nghị quyết đã cụ thể hóa công tác chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ trong tình hình mới đến năm 2030. Đó là: 100% ĐV được thông tin đầy đủ về các chính sách, chương trình chăm lo phúc lợi của tổ chức Công đoàn; trên 90% ĐV được thụ hưởng chính sách, chương trình chăm lo phúc lợi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tham quan, nghỉ mát... của tổ chức Công đoàn hoặc Công đoàn phối hợp tổ chức; 100% ĐV được thăm hỏi, động viên, tặng quà khi gặp hoàn cảnh khó khăn; 100% Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tổ chức “Tết Sum vầy”, “Tháng Công nhân”; dành trên 65% tổng chi từ nguồn tài chính công đoàn chi cho hoạt động chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ; 100% cán bộ công đoàn chuyên trách phụ trách công tác chăm lo phúc lợi của công đoàn cấp trên cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ chăm lo phúc lợi cho ĐV, NLĐ; phấn đấu trên 70% cuộc đối thoại, 85% thỏa ước lao động tập thể do tổ chức Công đoàn ký kết đạt được nội dung phúc lợi tốt hơn quy định của pháp luật cho ĐV, NLĐ.
Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum, đồng chí Nguyễn Văn Nguyên phát biểu tại hội nghị. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Góp ý về các nội dung trên, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum, đồng chí Nguyễn Văn Nguyên cho rằng sự phân bổ nguồn lực tài chính công đoàn cần có sự quan tâm nhiều hơn đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đang ở nhà tạm, nhà giột ở Kon Tum nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Về biên chế, nhân lực cho tổ chức Công đoàn, đồng chí Nguyên cho rằng, ở cấp tỉnh hiện có thể đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của Tổng LĐLĐ Việt Nam, của cơ quan cấp trên giao, nhưng cơ quan Công đoàn cấp trên cơ sở thì khó triển khai được. Bởi vì một huyện hiện có từ 2 – 4 người, trong đó biên chế nhà nước chỉ có 2 người thôi.
Đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu ghi nhận các góp ý, trao đổi với đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
“Lâu nay chúng ta vẫn đang hợp đồng, hợp đồng người đó làm kết toán nhưng thực chất họ làm tất cả các nhiệm vụ, trong khi đó thực hiện Nghị định 111 là không được phép hoạt động chuyên môn. Kon Tum đang chuyển kế toán sang hoạt động kiêm nhiệm. Giải pháp chúng tôi là yêu cầu chủ tịch Công đoàn cấp trên cơ sở khảo sát, mời các kế toán là công chức nhà nước đang là đoàn viên công đoàn làm việc theo mức lương công ty chi trả hằng tháng. Nếu sau này không ai tham gia sẽ thuê công ty tài chính về làm, xem họ làm ra sao. Nếu họ không làm nữa thì Đảng đoàn của LĐLĐ tỉnh cho cơ chế dám tự chịu trách nhiệm trong thời gian ngắn để giải tỏa ách tắc, xử lý công việc. Những khó khăn này chúng tôi cũng đã góp ý với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khi góp ý xây dựng dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi, bổ sung và được ghi nhận”, đồng chí Nguyên nói.
Đồng chí Huỳnh Văn Tấn, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bến Tre phát biểu tại hội nghị. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Liên quan đến nội dung tài chính công đoàn cũng như bố trí nguồn lực cho công tác chăm lo, phúc lợi cho ĐV, NLĐ, các đại biểu dự hội nghị bày tỏ đây là vấn đề quan trọng, cốt lõi nhưng thực tế mỗi nơi mỗi khác do hoàn cảnh, điều kiện thực tế mỗi tỉnh, thành phố. Thậm chí như ngành nông nghiệp phát triển nông thôn, đồng chí Phan Thị Huệ cho rằng “chi thế nào còn khó hơn thu”. Trong khi đó đại diện LĐLĐ tỉnh Kon Tum thì nói rằng do là tỉnh nhỏ, nên thu lẫn chi đều gặp khó. Còn đại diện LĐLĐ tỉnh Gia Lai băn khoăn sự vướng mắc về Quỹ giải quyết việc làm khó giải ngân; Quỹ nhà ở Mái ấm Công đoàn thì vướng về tư cách pháp nhân, đề nghị Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ Lao động của Tổng Liên đoàn nghiên cứu, bổ sung, hướng dẫn thêm...
Đồng chí Huỳnh Văn Tấn, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bến Tre cho hay công tác xã hội háo nguồn lực tài chính cho phúc lợi ĐV, NLĐ được nhiều doanh nghiệp hưởng ứng mạnh mẽ. Ví như gần đây việc tổ chức chạy marathon trong Tháng Công nhân, khám bệnh cho 350 công nhân nghèo trong khu công nghiệp đều bằng nguồn tiền xã hội hóa. Riêng mô hình “hậu phương người lao động” LĐLĐ tỉnh có khảo sát tất cả hơn 800 công nhân nghèo toàn tỉnh và vận động nguồn lực xổ số kiến thiết xây dựng 20 căn nhà với mỗi căn 50 triệu đồng, ủng hộ quỹ vì người nghèo cho ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh hằng năm...
Đồng chí Nguyễn Thành Đô, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật, LĐLĐ TP.HCM phát biểu góp ý tại hội nghị. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Đại diện LĐLĐ TP.HCM cũng đồng ý với việc đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác chăm lo và phúc lợi cho ĐV, NLĐ, đồng thời kiến nghị Tổng LĐLĐ quan tâm đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, nhất là phát hành thẻ đoàn viên công đoàn. Bên cạnh đó công tác chăm lo cần quan tâm đến đối tượng người lao động là những taxi giao hàng, shipper bởi thống kê sơ bộ đội ngũ ngày tại TP.HCM có khoảng 8.000 người đang hành nghề nhưng vẫn chưa quan tâm đúng mức.
Nhiều ý kiến góp ý thẳng thắn, tâm huyết được ghi nhận tại hội nghị. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Phát biểu tại hội nghị, theo đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, để xây dựng Nghị quyết, ban soạn thảo cũng đã đi thực tế nhiều địa phương để thực hiện các cuộc khảo sát, lấy ý kiến. Đây là chỉ tiêu khả thi bởi từ qua 5 năm vừa qua con số chi bình quân cho phúc lợi ĐV, NLĐ cả nước đã đạt mức 60%. Mục tiêu sắp tới là tập trung nguồn lực, chi nhiều hơn và phấn đấu đến năm 2023 đạt 65%.
Liên quan đến nguồn nhân lực của tổ chức Công đoàn, đồng chí bày tỏ sự chia sẻ khó khăn với LĐLĐ các địa phương, bởi có những vấn đề vượt ra ngoài thẩm quyền của Tổng Liên đoàn.
Đại diện LĐLĐ tỉnh Gia Lai phát biểu góp ý Nghị quyết tại hội nghị. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Liên quan nguồn lực tài chính để cho phúc lợi cho ĐV, NLĐ, đồng chí Anh đề nghị các địa phương tiếp tục tuân thủ nguyên tắc “thu đủ, thu kịp thời và đúng pháp luật”, đặc biệt là công tác chi cũng phải tính toán sao cho hiệu quả, tránh lãng phí. “Thực tế còn có hội nghị chi mấy tỷ đồng để cho công tác khen thưởng, lại có hội nghị chi cả nửa tỷ đồng, thậm chí cả tỷ đồng cho ca sĩ hát, số tiền này chi phúc lợi cho ĐV, NLĐ thì hiệu quả hơn”, đồng chí Anh lưu ý.
Kết thúc hội nghị, đồng chí Anh đánh giá cao nhiều ý kiến tâm huyết, góp ý thẳng thắn, phù hợp và đề nghị Ban soạn thảo Nghị quyết lưu ý, nghiên cứu, tiếp thu để Nghị quyết khi ban hành phù hợp với thực tiễn, phát huy hiệu quả.
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 23/11/2024 06:13
Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
Khi biết chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng - tương ứng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp 12 năm, rất nhiều người lao động muốn ngừng đóng bảo hiểm thất nghiệp để xin hưởng trợ cấp.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 22/11/2024 06:03
06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
Bên cạnh tăng ca hay làm thêm ca đêm, thậm chí tìm thêm các công việc phụ khác thì những cách hay được chia sẻ ngay sau đây có thể sẽ là mách nước tuyệt vời để các bạn công nhân lao động tăng thêm thu nhập.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định