Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới
Phúc lợi đoàn viên - 04/09/2024 10:21 Ngọc Tú
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam: Chăm lo toàn diện cho đoàn viên, người lao động |
Đạt nhiều kết quả quan trọng
Nghị quyết nêu rõ: Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành phối hợp hiệu quả của các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung uơng, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội, công tác chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động của tổ chức Công đoàn đã đạt nhiều kết quả quan trọng, thể hiện ngày càng sâu sắc vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc chǎm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm, động viên, tặng quà đoàn viên, người lao động Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội. Ảnh: Hải Nguyễn. |
Nhiều mô hình chǎm lo thiết thực, hiệu quả, mang đậm dấu ấn của tổ chức Công đoàn. Đó là “Tết Sum vầy”, “Tháng Công nhân”, “Chợ Tết Công đoàn”, “Mái ấm Công đoàn”, “Chuyến xe Công đoàn”, “Chuyến tàu Công đoàn”, “Tấm vé nghĩa tình”; các hoạt động hỗ trợ, thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khǎn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, khi doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng...
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chăm lo phúc lợi của tổ chức Công đoàn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là chưa có các chính sách chǎm lo phúc lợi tổng thể, ổn định, dài hạn; nguồn lực tài chính còn dàn trải...
Thời gian tới, nền kinh tế đất nước đối mặt với nhiều thách thức, rủi ro; số lượng công nhân, lao động tăng nhanh, hoạt động công đoàn tiếp tục mở rộng và chuyển mạnh sang khu vực ngoài nhà nước; khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số và trí tuệ nhân tạo phát triển nhanh, làm thay đổi môi trường, phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn, trong đó có công tác chăm lo phúc lợi đoàn viên.
Sự xuất hiện tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra những yêu cầu, thách thức mới đối với hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Cùng với đó là mong muốn của đoàn viên, người lao động là ổn định việc làm, tiền lương, thu nhập, điều kiện làm việc an toàn, đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện.
Quyết liệt thực hiện 6 nhóm chỉ tiêu
Để đoàn viên, người lao động được thụ hưởng nhiều hơn nữa chính sách phúc lợi từ nhà nước, xã hội, doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn, mục tiêu đến nǎm 2030 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam là “Xây dựng hệ thống chính sách, tập trung nguồn lực của tổ chức Công đoàn chǎm lo phúc lợi theo hướng đồng bộ, ổn định, dài hạn; huy động nguồn lực xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh.
Tạo sự gắn kết chặt chẽ, bền vững giữa đoàn viên, người lao động với tổ chức Công đoàn, thu hút đông đảo người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện”.
Công đoàn Điện lực Việt Nam, Công đoàn Công ty Điện lực Long An (PC Long An) bàn giao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Đội quản lý vận hành lưới điện cao thế - PC Long An. Ảnh: CĐLA. |
Nghị quyết xác định 6 nhóm chỉ tiêu chủ yếu đến nǎm 2030 gồm:
(1) 100% đoàn viên được thông tin đầy đủ về các chính sách, chương trình chǎm lo phúc lợi của tổ chức Công đoàn.
(2) 100% đoàn viên được thǎm, động viên, tặng quà khi gặp hoàn cảnh khó khǎn, được thụ hưởng chính sách, chương trình chǎm lo phúc lợi của tổ chức Công đoàn hoặc Công đoàn phối hợp tổ chức.
(3) 100% LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam và trên 50% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức “Tết Sum vầy”, “Tháng Công nhân”, “Chợ Tết Công đoàn” với hình thức phù hợp.
(4) 100% cán bộ công đoàn chuyên trách ở công đoàn cấp trên cơ sở được giao làm công tác chǎm lo phúc lợi được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ chăm lo phúc lợi.
(5) Phấn đấu dành ít nhất 60% tổng chi từ nguồn tài chính công đoàn chi cho hoạt động chǎm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động.
(6) Phấn đấu trên 80% cuộc đối thoại có nội dung về phúc lợi tốt hơn quy định của pháp luật; ít nhất 50% thỏa ước lao động tập thể do tổ chức Công đoàn ký kết hoặc tham gia ký kết được xếp loại chất lượng đạt loại B trở lên.
Triển khai đồng bộ 6 nhiệm vụ và giải pháp
Ngoài nhiệm vụ về đẩy mạnh công tác truyền thông phục vụ hiệu quả công tác chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động và tǎng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chǎm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động, trong Nghị quyết, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn tập trung triển khai 4 nhiệm vụ trọng tâm khác.
Lễ ký thỏa thuận hợp tác Chương trình phúc lợi đoàn viên giữa Công đoàn Công Thương Việt Nam với Công ty HASO. Ảnh: Bình Nguyên. |
Một là, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến chǎm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Trong đó, tập trung vào các giải pháp đề xuất, tham mưu với Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành ở Trung ương, các địa phương ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến an sinh xã hội và phúc lợi cho đoàn viên, người lao động.
Trong đó, tập trung vào các nội dung như: Nhà ở, tiền lương, việc làm, thị trường lao động, thiết chế văn hóa, thể thao, giáo dục, đào tạo, đào tạo lại, ATVSLĐ, bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách đối với lao động làm việc trong các ngành nghề công việc đặc thù, nặng nhọc, độc hại, lao động là nữ, trẻ em…
Song song với đó là chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định, chính sách của Tổng LĐLĐ Việt Nam liên quan đến công tác chăm lo phúc lợi.
Hai là, bố trí nguồn lực đủ mạnh bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Theo đó, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn tạo nguồn lực cho chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động.
Quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, công khai, minh bạch, tiết kiệm, tránh thất thoát nguồn tài chính công đoàn chi cho công tác chăm lo phúc lợi.
Tập trung nguồn lực tài chính, nhất là nguồn tài chính công đoàn tích lũy để đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhà khách, cơ sở giáo dục, đào tạo, vǎn phòng, trung tâm tư vấn pháp luật, trung tâm tư vấn và hỗ trợ người lao động, văn hóa, thể thao… của tổ chức công đoàn; thực hiện các chính sách chăm lo phúc lợi dài hạn. Nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Quốc gia về việc làm, Tổ chức Tài chính vi mô của tổ chức Công đoàn.
Sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cụ thể về nội dung chi, tỷ lệ chi, mức chi, hồ sơ, thủ tục thanh toán, quyết toán thực hiện công tác chăm lo phúc lợi từ nguồn tài chính công đoàn phù hợp với tình hình thực tế; tăng cường phân cấp, phân quyền về tài chính công đoàn; ban hành chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với đoàn viên, người lao động và thân nhân khi sử dụng các khách sạn, nhà khách, cơ sở giáo dục, đào tạo, các thiết chế nhà ở, văn hóa, thể thao của tổ chức công đoàn.
Đổi mới phương thức huy động nguồn lực thực hiện chăm lo phúc lợi theo hướng linh hoạt, huy động nguồn lực xã hội, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, chuyên môn, người sử dụng lao động và từ các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Hội nghị lấy ý kiến Nghị quyết Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới của Ban chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam diễn ra ngày 4/6/2024, tại TP. Huế. Ảnh: Đình Toàn. |
Ba là, xây dựng, triển khai các chính sách ổn định, dài hạn chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động, như chính sách hỗ trợ đoàn viên về nhà ở: hỗ trợ xây dựng, mua nhà, sửa chữa nhà ở, hỗ trợ thuê nhà tại các thiết chế công đoàn và nhà ở xã hội do Tổng LĐLĐ Việt Nam đầu tư xây dựng.
Ở nhiệm vụ này, Nghị quyết nêu các giải pháp về triển khai chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động khi gặp khó khăn; bị giảm thời giờ làm việc, mất việc làm; chính sách hỗ trợ nghỉ dưỡng, nghỉ mát; chính sách hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động làm việc ở khu vực phi chính thức...
Bốn là, triển khai đa dạng, hiệu quả các hoạt động chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Nghị quyết yêu cầu về tiếp tục đổi mới, đa dạng các hoạt động chăm lo phúc lợi như: Tết Sum vầy, Chợ Tết Công đoàn, Chuyến xe Công đoàn, Chuyến tàu Công đoàn, “Tấm vé nghĩa tình”…
Nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý, phát triển nguồn vốn các chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức Công đoàn, nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Quốc gia về việc làm và nguồn vốn hợp pháp khác để phát triển kinh tế gia đình, góp phần phòng, chống “tín dụng đen” trong đoàn viên, người lao động.
Chủ động đề xuất với người sử dụng lao động dành nguồn lực để chǎm lo cho đoàn viên, người lao động còn khó khǎn, các đối tượng lao động yếu thế, lao động trong ngành nghề công việc đặc thù, như: Lao động là người dân tộc thiểu số, lao động nữ mang thai, có con dưới 6 tuổi, người khuyết tật, nguời cao tuổi, trẻ em; quan tâm chăm lo cho cha, mẹ, vợ chồng, con đoàn viên, người lao động.
Thí điểm, nhân rộng các mô hình chăm lo hiệu quả, thiết thực như “Bữa cơm Công đoàn”, “Ki ốt Công đoàn”, “Điểm bán hàng Công đoàn”, “Điểm khám bệnh Công đoàn”, “Tủ sách pháp luật khu nhà trọ”, “Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân”, “Tặng thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân đoàn viên”..
Hoàn thiện, vận hành hiệu quả hệ thống quản lý đoàn viên; tích cực phối hợp với các cơ quan chức nǎng tích hợp thẻ đoàn viên với hệ thống dữ liệu về dân cư. Xây dụng ứng dụng số thực hiện chăm lo phúc lợi nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả; cung cấp thông tin về các hoạt động chăm lo phúc lợi; phối hợp với các sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ với giá ưu đãi thông qua sàn giao dịch điện tử, ứng dụng số do tổ chức công đoàn vận hành…
Bên cạnh đó, còn nhiều giải pháp quan trọng khác để các cấp công đoàn lựa chọn, triển khai thực hiện. Các công đoàn cơ sở căn cứ chỉ đạo, hướng dẫn của công đoàn cấp trên, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện hiệu quả công tác chǎm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động tại cơ sở.
Với mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và hệ thống các giải pháp đã đề ra, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam đặt kỳ vọng vào tầm nhìn đến năm 2045: Hệ thống chính sách, nguồn lực của tổ chức Công đoàn chǎm lo phúc lợi được xây dựng, phát triển toàn diện, bao phủ 100% đoàn viên, đáp ứng phần lớn các nhu cầu cơ bản của đoàn viên, người lao động, trở thành một phần của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển đất nước và xây dựng con người Việt Nam toàn diện theo định hướng, mục tiêu, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
"Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại" Đó là chia sẻ của đồng chí Vàng A Lả - Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Sơn La trong chương trình Talk ... |
Phát huy vai trò Ban Nữ công trong chăm lo, bảo vệ quyền lợi lao động nữ Công tác vận động nữ CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động, ... |
Tập huấn về Nghị quyết Đại hội cho cán bộ công đoàn Hơn 70 cán bộ công đoàn chủ chốt ở tỉnh Quảng Trị được tập huấn về những nội dung cơ bản, cốt lõi của Nghị ... |
Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới Nhiều vấn đề thực tiễn, cốt lõi, xác đáng đã được góp ý thẳng thắn tại Hội nghị lấy ý kiến Nghị quyết Tập trung ... |
- Cô giáo mầm non kiên trì “bám nghề” nhờ công đoàn động viên, hỗ trợ
- Mã lệ phí trước bạ xe máy xem ở đâu? Hướng dẫn cách xem và ghi tờ khai lệ phí trước bạ xe máy đầy đủ
- Lệ phí trước bạ xe máy, xe máy điện là bao nhiêu phần trăm?
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…