Tăng lương "chưa từng có tiền lệ" để hút lao động
Nhịp cầu lao động - 15/03/2024 06:00 PHAN NGUYÊN
Người lao động có xu hướng “tự thất nghiệp” |
Chính sách tăng lương “chưa từng có tiền lệ”
Chị Huỳnh Thị Ánh Tuyết, phụ trách nhân sự và tuyển dụng Công ty TNHH MTV Kad Industrial SA Việt Nam (KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) cho biết, sau Tết Nguyên đán, tình hình sản xuất kinh doanh có tín hiệu khởi sắc, đơn hàng tăng nên doanh nghiệp cần tuyển dụng thêm 300 lao động sản xuất hàng may mặc.
Tuy nhiên, đến tận cuối tháng 2, doanh nghiệp không tuyển được người lao động nào. Lúc này, công ty đưa ra những chính sách “chưa từng có tiền lệ”.
Trong 2 tuần, công ty tổ chức hàng chục cuộc họp, áp dụng rất nhiều công thức tính rồi quyết định tăng lương cơ bản từ 4,776 triệu đồng lên 5 triệu đồng/tháng, phụ cấp tăng từ 600 ngàn lên 900 ngàn/tháng, tăng phụ cấp chuyên cần.
Công ty cũng áp dụng chính sách thưởng "hậu hĩnh" cho người giới thiệu được lao động mới. Nếu trước đó, công nhân giới thiệu người có tay nghề vào làm việc được thưởng 1 triệu đồng, giới thiệu người chưa có tay nghề được thưởng 500 ngàn đồng thì nay mức tăng gấp đôi.
“Sau rất nhiều năm, đây là lần đầu tiên công ty có chính sách lương, thưởng tăng đột phá như vậy. Sau khi áp dụng chính sách lương mới, đầu tháng 3 đến nay, doanh nghiệp đã tuyển được 100/300 người lao động. Những lao động cũ cũng quay về công ty, họ cũng giới thiệu người quen vào công ty làm việc” – chị Ánh Tuyết nói.
Người phụ trách nhân sự và tuyển dụng Công ty TNHH MTV Kad Industrial SA Việt Nam chia sẻ thêm, đầu năm 2020 doanh nghiệp có 980 công nhân, sau đó dịch Covid-19 bùng phát dẫn tới không có đơn hàng, buộc phải cắt giảm lao động. Đến cuối năm 2020, doanh nghiệp chỉ còn 120 công nhân.
Từ tháng 1/2021, tình hình dần phục hồi, đơn hàng có lại và công ty bắt đầu tuyển dụng. Hiện, tính cả số lao động mới tuyển, doanh nghiệp có 570 công nhân lao động và đang cần tuyển 200 người.
“Trước khi áp dụng chính sách tăng lương, chúng tôi đã dùng nhiều cách để tuyển dụng lao động như: treo băng rôn khắp tuyến đường, kết nối với các chợ, sàn giao dịch việc làm, đăng tuyển dụng trên các nền tảng, đến tận vùng núi, xa xôi nhưng kết quả vẫn không khả thi. Tôi cho rằng lương là yếu tố then chốt thu hút người lao động” – chị Ánh Tuyết nói.
Tự động hóa không thể thay thế người lao động
Chị Lê Thị Hiền - Chủ tịch CĐCS Công ty Cổ phần 28 (Đà Nẵng) cho biết, công ty cần tuyển lao động phổ thông quanh năm. Sau Tết, doanh nghiệp cần tuyển 50 công nhân may có tay nghề, 01 thợ cắt, 05 lao động phổ thông. Tuy nhiên, đến nay chỉ tuyển được 10 lao động, hiện đang tiếp tục tuyển dụng trên các nền tảng.
Anh Đoàn Nhật Trưng - nhân viên phòng Kỹ thuật của Công ty Cổ phần 28 mặc dù là người có nhiều sáng kiến góp phần tăng năng suất, giảm chi phí, làm lợi cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng anh cho rằng, máy móc chỉ góp phần nào đó trong quá trình sản xuất, còn lại doanh nghiệp dệt may vẫn rất cần người lao động có tay nghề.
“Những công đoạn máy móc không thể thay thế lao động lành nghề như tra tay, sử dụng máy may một kim, hai kim”, anh Trưng nói.
Theo anh Trưng, trước dịch Covid-19 những đơn hàng lớn xuất đi Mỹ, Châu Âu nhiều nên người lao động làm việc ăn sản phẩm thường có lương rất cao. Còn hiện nay, khi đơn hàng khan hiếm buộc công ty nhận những đơn hàng nhỏ, lẻ để duy trì sản xuất và việc làm, điều này khiến thay đổi thường xuyên chuỗi sản xuất dẫn đến người lao động làm việc hưởng lương theo sản phẩm thấp hơn những năm trước. Do vậy, người lao động trong ngành có xu hướng dịch chuyển sang những ngành nghề khác.
Một công đoạn áp dụng tự động hóa trong ngành may mặc của của Công ty Cổ phần 28 (Đà Nẵng). Ảnh: PHAN NGUYÊN. |
Anh Nguyễn Văn Trung - công nhân sửa chữa điện của Công ty CP Dệt May 29/3 (Đà Nẵng), người có nhiều cải tiến máy móc làm lợi cho doanh nghiệp 100 triệu đồng mỗi năm, cũng cho rằng công nghệ ngành Dệt May chưa thể thay thế hoàn toàn con người. Một số công đoạn có thể làm tự động hóa như cắt vải, hoặc công đoạn cố định lặp đi lặp lại.
“Máy móc hỗ trợ khoảng 20% quá trình sản xuất, còn khoảng 80% vẫn rất cần người lao động có tay nghề”, anh Trung nói.
Chị Trương Hoàng Linh - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Fashion Garments (Quảng Nam) cho rằng, việc áp dụng công nghệ tự động hóa vào một số các công đoạn để tăng năng suất lao động, giúp cho người lao động thao tác dễ dàng hơn chứ không thay thế được người lao động.
“Tự động hóa giúp tối ưu năng suất lao động, tinh gọn trong thao tác, giảm rủi ro cho sản xuất, còn người lao động đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Sau Tết, tỷ lệ nghỉ việc tại công ty khoảng 3,5%, hiện nay công ty đang tập trung tuyển dụng để đào tạo bổ sung”, chị Linh chia sẻ.
Ông Nguyễn Thanh Diệp - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Đà Nẵng cho biết, ra Tết ngành Dệt May cần tuyển nhiều lao động nhưng hiện nay gặp khó vì lương còn thấp so với các ngành nghề khác.
Voice: Chị Huỳnh Thị Ánh Tuyết, phụ trách nhân sự và tuyển dụng Công ty TNHH MTV Kad Industrial SA Việt Nam (KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) chia sẻ về chính sách tăng lương để thu hút người lao động.
Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới? Với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao hơn lương thử việc, nhiều lao động đã từ chối cơ hội có việc làm mới – ... |
Người lao động có xu hướng “tự thất nghiệp” Ông Nguyễn Thanh Diệp - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Đà Nẵng nói về tình hình việc làm sau Tết ... |
Đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 Hội đồng Tiền lương Quốc gia vừa đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp thêm 6% mỗi tháng, kể từ ... |
Ba loại tiền lương dự kiến tăng từ 1/7/2024 Lương công chức, viên chức, lương hưu, lương tối thiểu vùng dự kiến sẽ tăng từ ngày 1/7/2024. |
Tin cùng chuyên mục
Thị trường lao động - 20/11/2024 15:21
Doanh nghiệp “khát” nhân lực dịp cuối năm, người lao động cố chờ thưởng Tết
Cuối năm thường là thời điểm các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tăng đơn hàng phục vụ dịp lễ Tết, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, người lao động (NLĐ) thời điểm này thường có tâm lý làm “cố”, chờ nhận các khoản lợi cuối năm, không muốn thay đổi chỗ làm.
Nhịp cầu lao động - 19/11/2024 10:32
VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học - Công nghệ và Lễ trao giải 2024
Ngày 18/11, Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học - Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội.
Việc làm - tuyển dụng - 17/11/2024 12:17
Doanh nghiệp sản xuất gỗ ván ép ở Quảng Bình tuyển hàng trăm lao động phổ thông
Hoạt động trong lĩnh lực sản xuất gỗ ván ép công nghiệp, Công ty CP Gỗ Quảng Phát (Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đang có nhu cầu tuyển nhiều vị trí việc làm, với hơn 100 lao động.
Việc làm - tuyển dụng - 16/11/2024 16:36
Sơn Hà SSP Việt Nam tuyển nhiều công nhân và kỹ sư: thu nhập hấp dẫn, phúc lợi vượt trội
Để đáp ứng tiến độ sản xuất cuối năm và mở rộng quy mô hoạt động, Công ty TNHH MTV Sơn Hà SSP Việt Nam hiện đang tuyển dụng nhiều vị trí, bao gồm công nhân, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện và nhân viên kiểm tra chất lượng (QC).
Nhịp cầu lao động - 13/11/2024 20:03
Dấu ấn của Đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam tại Hội giảng Nhà giáo 2024: Nỗ lực vì giáo dục nghề nghiệp
Sau khi khép lại Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024, Đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, khẳng định vị thế trong phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo giáo dục nghề nghiệp.
Thị trường lao động - 11/11/2024 17:41
Người lao động có cần thiết phải tìm việc tại các thành phố lớn?
Hiện tượng lao động từ các thành phố lớn trở về quê hương, ví dụ như tại Nghệ An, đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất