Dừng đến trường nhưng không dừng dạy và học
Câu chuyện quanh tôi - 04/02/2022 09:52 PGS. TS. LÊ ANH PHƯƠNG - Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Dừng đến trường nhưng không dừng dạy và học |
Nhà giáo vừa chống dịch vừa phải “Gần học sinh nhất”
Không phải vì xuất hiện dịch Covid-19 thì mới xuất hiện giáo dục trực tuyến, giáo dục trực tuyến trước đó đã được một số tổ chức giáo dục, trường đại học hoặc các công ty công nghệ đầu tư nghiên cứu và phát triển. Có thể kể đến như các trường học trực tuyến Udacity, Khan Academy, Khan Academy Kids, Future Learn, Coursera, EdX,…
Tại Việt Nam, việc học trực tuyến trước đại dịch cũng đã được phát triển với các hỗ trợ học ngoại ngữ, học kĩ năng hoặc các khóa đào tạo và phát triển nghề nghiệp dành cho các nhóm đối tượng với các nhu cầu học đa dạng, khác nhau. Tuy đã có nhiều trường học trực tuyến cũng như nhiều ứng dụng họp trực tuyến, nhưng trước khi diễn ra đại dịch Covid-19, học trực tuyến chỉ là một sự lựa chọn có tính chất bổ trợ cho những nhu cầu học khác nhau của người học.
Chỉ trong vòng hai năm đại dịch, đội ngũ nhà giáo trên toàn thế giới đã có những nỗ lực đáng kinh ngạc để đưa các lớp học đến gần với học sinh nhất. Tại Việt Nam, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cũng đã rất nhanh chóng chuyển từ trạng thái bị động trước dạy học trực tuyến sang sẵn sàng thích nghi và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cho các hoạt động dạy học, đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến. Qua chặng đường hai năm dạy học trực tuyến, đội ngũ nhà giáo đã đạt được những thành tựu đáng kể sau:
Nâng cao năng lực thiết kế và tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến
Điều này thể hiện trong việc đa dạng các ứng dụng công nghệ, các phần mềm dạy học và các công cụ quản lý tương tác học sinh. Các phương tiện và ứng dụng công nghệ được giáo viên linh hoạt sử dụng để thiết kế dạy học (thiết kế bài giảng, video, khảo sát, trò chơi, phiếu bài tập, công cụ hẹn giờ, bảng vẽ, viết,…), để tổ chức và quản lý lớp học (chia nhóm học tập, quản lý tiến độ và sự tham gia, quản lý tương tác và quá trình học tập, quản lý kho học liệu, hỗ trợ tự học, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng bạn học,…).
PGS. TS. Lê Anh Phương, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Huế - Đại học Huế trao bằng Thạc sĩ cho các nghiên cứu sinh cao học tại Đại học Sư phạm Huế. Ảnh: T.L. |
Vượt qua các rào cản tâm lý và xã hội
Những rào cản về sự e ngại trước bối cảnh mới, những rào cản về trang thiết bị và chất lượng đường truyền hay những rào cản về thiếu hụt trầm trọng các tương tác xã hội trực tiếp đã được đội ngũ các thầy cô giáo vượt qua đáng ngưỡng mộ. Ở khắp mọi miền khác nhau, thầy giáo, cô giáo luôn nỗ lực để mang nhiều loại bài học bằng cách kênh khác nhau đến với học sinh. Các thầy cô giáo cũng không quản ngại khó khăn để tìm ra nhiều cách khác nhau ở bên cạnh và gần nhất với học sinh của mình. Với phương châm “dừng đến trường nhưng không dừng học”, mỗi nhà giáo đều tận tâm để vừa tham gia chống dịch tại địa phương, vừa hỗ trợ tốt nhất cho việc đạt các mục tiêu giáo dục của học sinh.
Tự học và hỗ trợ đồng nghiệp về dạy học trực tuyến
Khó khăn của đại dịch càng nhiều thì ý chí và sức mạnh đoàn kết của đội ngũ nhà giáo càng trở nên mạnh mẽ. Trong suốt hành trình học hỏi và thích nghi với dạy học trực tuyến vì đại dịch, mỗi nhà giáo đều không đơn độc trên hành trình ấy. Đã có nhiều các hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng được diễn ra trong các nhóm nhỏ giáo viên của một trường, cụm trường, liên trường; đặc biệt là các nhóm giáo viên theo môn học, cấp học đã cùng nhau tạo ra các diễn đàn để vừa tự học và hỗ trợ đồng nghiệp. Đội ngũ nhà giáo đã cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau cả về công nghệ dạy học, phương pháp, hình thức dạy học, cách thức quản lý và tổ chức lớp học trực tuyến và các công cụ đánh giá học sinh lẫn các giải pháp để hỗ trợ cha mẹ học sinh đồng hành cùng giáo dục trực tuyến. Quá trình tự học và hỗ trợ đồng nghiệp về dạy học trực tuyến đã giúp cho các giáo viên vượt qua trở ngại của khoảng cách, vùng miền, tôn giáo để gần nhau hơn, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Trường sư phạm - hành trình cùng giáo dục trực tuyến
Nhiệm vụ kép trong tình hình mới
Thực hiện nhiệm vụ kép trong bối cảnh giáo dục mới, đội ngũ nhà giáo trong trường sư phạm vừa phải thích ứng nhanh chóng để chuyển đổi hình thức dạy học, vừa cần kịp thời đồng hành với giáo viên phổ thông của cả nước về dạy học trực tuyến. Trước thách thức mới này, các trường sư phạm đã góp một phần quan trọng trong công cuộc “dừng đến trường nhưng không dừng học” của học sinh các cấp học. Trong số nhiều các hoạt động, sự kiện về chuyên môn nhằm hỗ trợ giáo viên các cấp học thích ứng với dạy học trực tuyến, phải kể tới Chuỗi sự kiện “Đồng hành cùng giáo dục trực tuyến” của Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Chương trình hành động của nhà trường đã gắn với các lĩnh vực chuyên môn sâu và nhằm trúng vào các khó khăn của giáo viên khi dạy học trực tuyến là một phương thuốc hữu hiệu đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và các bậc cha mẹ học sinh trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
|
Chuyển đổi số trong đào tạo và nghiên cứu khoa học
Tình hình mới thúc đẩy nhanh chóng việc áp dụng hiệu quả mô hình dạy học theo hình thức kết hợp và đảo ngược. Giảng viên các trường sư phạm đều ý thức cao vai trò, giá trị của chuyển đổi số trong đào tạo bằng tâm thế sẵn sàng cho các nhiệm vụ chuyển đổi số phức hợp. Ở các vị trí việc làm cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, giảng viên sư phạm đã nghiên cứu với nhiều các mô hình thiết kế, tổ chức dạy học dựa vào công nghệ, ứng dụng công nghệ, số hóa kho học liệu và áp dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học giáo dục.
Chuyển đổi số, vừa là thành tựu vừa là thách thức
Những thành tựu bước đầu của đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục đã giúp học sinh, sinh viên trên cả nước cùng thích ứng thành công trước trạng thái bình thường mới. Đã có nhiều khó khăn được vượt qua, cũng đã có nhiều khúc mắc được tháo gỡ, nhưng chặng đường phía trước còn không ít những vấn đề cần giải quyết. Trong năm 2022, ngành Giáo dục nói chung và đội ngũ nhà giáo nói riêng đứng trước 3 vấn đề lớn: Một là, chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; Hai là, giáo dục phát triển năng lực người học; Ba là, thích ứng linh hoạt trong tình hình mới. Để tiếp tục thích ứng linh hoạt - chuyển đổi thành công, cần thiết có sự đồng hành, khớp nhịp giữa giáo viên - cán bộ quản lý giáo dục với cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội. Khi nền tảng giáo dục được phát triển dựa vào sự cùng đồng hành, chung ý chí của các lực lượng giáo dục, không có thách thức trở ngại nào không vượt qua!
Nữ sinh viên Đại học Sư phạm Huế. Ảnh: P.V |
Trẻ đến trường: Kết thúc kỳ nghỉ lễ “bất tận” Học sinh từ lớp 7 tới lớp 12 tại Hà Nội sẽ đến trường từ ngày 8/2. Sau Tết, trẻ mầm non, tiểu học và ... |
Học sinh TP HCM đến trường và nỗi lo người ở nhà Sau Hà Nội 1 tuần, từ 13/12 TP HCM sẽ cho học sinh khối 1, 9 và 12 đến trường và trẻ mầm non sẽ ... |
Các con cần đến trường không chỉ vì kiến thức Học sinh nhiều tỉnh, thành đã gần xong học kì I năm học này nhưng vẫn chưa thể đến trường, không ít em chưa biết ... |
Tin cùng chuyên mục
Emagazine - 17/11/2022 17:32
Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị
Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.
Câu chuyện quanh tôi - 03/07/2022 08:59
“Hồi sinh” du lịch trên EWEC
Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…
Đời sống - 26/06/2022 19:12
Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm
“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…
Câu chuyện quanh tôi - 14/05/2022 16:28
Người chị, người bạn của nữ công nhân
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.
Câu chuyện quanh tôi - 29/04/2022 14:07
Loại bỏ các mối nguy hiểm
Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.
Câu chuyện quanh tôi - 21/04/2022 09:39
Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”
Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.
- Người “truyền lửa” nhiệt huyết cho Công đoàn BIDV Hồng Hà
- Công đoàn quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác
- Tỷ lệ nội địa hoá xe VinFast đạt hơn 60%, hướng tới 84% vào năm 2026
- Lượng bán xe VinFast tháng 11/2024 đạt mức kỷ lục
- Thêm cơ hội sống cho người bệnh ung thư giai đoạn cuối