Thứ hai 20/05/2024 02:34

Rối loạn cơ xương khớp NN và đánh giá tư thế lao động bằng công cụ HUMANTECH

An toàn, vệ sinh lao động - TS. NGUYỄN THÚY LAN CHI - VŨ THỊ KIM LOAN

Rối loạn cơ xương khớp nghề nghiệp (RLCXK) là một trong các vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới. Hậu quả và tác động của RLCXK nghề nghiệp là không thể xem thường vì nó có thể tác động đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của công nhân; tác động tới khả năng làm việc; tác động đến kinh tế. Do đó, cần phải thực hiện đánh giá tư thế lao động và thực hiện các giải pháp cải thiện.
Rối loạn cơ xương khớp NN và  đánh giá tư thế lao động bằng công cụ HUMANTECH
Rối loạn cơ xương khớp nghề nghiệp và phương pháp đánh giá tư thế lao động bằng công cụ HUMANTECH

Nguyên nhân RLCXK nghề nghiệp

RLCXK nghề nghiệp là chấn thương hoặc đau trong hệ thống cơ xương của con người, bao gồm khớp, dây chằng, cơ bắp, dây thần kinh, gân và cấu trúc hỗ trợ chân tay, cổ và lưng. Các triệu chứng thông thường là đau nhức và giảm vận động, dẫn đến khả năng, chức năng bị suy yếu và khuyết tật.

RLCXK nghề nghiệp xuất hiện và phát triển do tư thế làm việc không phù hợp, động tác lặp lại, thời gian nối tiếp, sử dụng sức không đúng, tiếp xúc với bề mặt sắc nhọn, độ rung khi sử dụng công cụ có động cơ. Hầu hết RLCXK nghề nghiệp liên quan đến công việc là những rối loạn tích lũy, do phơi nhiễm lặp đi lặp lại với công việc có cường độ cao hoặc thấp trong thời gian dài. Những rối loạn này chủ yếu ảnh hưởng đến gáy, vai và chi trên. Bệnh cơ xương phát sinh ở vai, cánh tay, chân thì có thể nghiêm trọng từ ban đầu, nhưng phần lớn bệnh cơ xương do thao tác lặp lại thì trước hết đều xuất hiện các triệu chứng như: mệt mỏi, đau, mẫn cảm, yếu, không có sức, sung tấy, đau về đêm hoặc nóng trong người, mất cảm giác.

Các công cụ đánh giá tư thế lao động đang áp dụng

Trên thế giới, công cụ nghiên cứu các vấn đề cơ xương khớp rất đa dạng và đặc thù theo vị trí (cổ gáy, vai/chi trên, lưng, chi dưới), hoặc đánh giá chức năng cơ xương khớp sau khi bị tai nạn thương tích hoặc mắc các vấn đề như loãng xương... Trong các kĩ thuật hiện nay thì các phương pháp vật lý như OWAS, RULA, REBA đã và vẫn đang được sử dụng một cách phổ biến và rộng rãi nhất trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ công nghiệp dịch vụ đến sản xuất, khai thác. Tuy nhiên, khi áp dụng các công cụ này, vẫn có thể gặp một số hạn chế như:

OWAS: Không phân biệt chi trên bên phải hay bên trái. Đánh giá cổ và khuỷu tay/cổ tay bị thiếu. Mất thời gian. Không xem xét sự lặp lại hoặc thời lượng của các tư thế tuần tự.

REBA: Tay phải và tay trái phải được đánh giá riêng biệt và không có phương pháp nào để kết hợp dữ liệu này; người dùng phải quyết định những gì cần quan sát.

RULA: Đã khắc phục được các hạn chế của phương pháp OWAS và REBA khi đã đánh giá riêng biệt tay phải và tay trái nhưng không có phương pháp nào để kết hợp các điểm số này. Đồng thời đánh giá không tính đến thời gian phơi nhiễm. Nghiên cứu của Dohyung Kee (2020) cũng cho thấy trong ba phương pháp, RULA có thể là phương pháp tốt nhất để ước tính tư thế gây căng thẳng.

Rối loạn cơ xương khớp NN và  đánh giá tư thế lao động bằng công cụ HUMANTECH

Hướng dẫn tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân. Nguồn: hoanmyvanphuc.com

Áp dụng Công cụ Humantech để đánh giá tư thế lao động

Công cụ Humantech thuộc nhóm phương pháp vật lý được xây dựng bởi VelocityEHS cùng với phần mềm cung cấp một cách nhanh hơn, hiệu quả hơn để quản lý công việc. Nội dung đánh giá gồm đánh giá toàn bộ cơ thể dựa trên việc quan sát, cho điểm các danh mục yếu tố rủi ro (Tư thế, Lực, Thời lượng, Tần suất lặp lại). Mỗi yếu tố đều có giá trị 1 điểm, do đó điểm cho mỗi vùng cơ thể nên nằm trong khoảng từ 0-4. Với 0-1 điểm là rủi ro thấp; 2 điểm là rủi ro trung bình và 3-4 điểm là rủi ro cao; Điểm rủi ro cho toàn bộ cơ thể nằm trong khoảng từ 0-100 điểm. Với 0-9 là rủi ro thấp; 10-29 là rủi ro trung bình và ≥ 30 rủi ro cao. Nếu công việc yêu cầu nâng vật có trọng lượng 4,5kg trở lên thì áp dụng phương trình nâng NIOSH để đánh giá và áp dụng bảng Snook để đánh giá rủi ro với các nhiêm vụ đẩy/kéo và mang vật.

Rối loạn cơ xương khớp nghề nghiệp và phương pháp đánh giá tư thế lao động bằng công cụ HUMANTECH
Tư thế làm việc đúng khi ngồi.

Áp dụng Công cụ Humantech để đánh giá tư thế lao động tại Công ty TNHH Cummins DKSH (Việt Nam) cho công việc sau:

Công việc: châm nhớt vào động cơ.

Mô tả: kỹ thuật bê thùng nhớt (16,5kg) lên ngang ngực và đổ nhớt từ thùng vào máy; công việc lặp lại cho đến hết số lượng nhớt.

Phỏng vấn: phản hồi của người lao động về việc thường cảm thấy đau tay, vai sau khi làm việc.

Kết quả đánh giá toàn cơ thể cho thấy 15/30 tư thế gây căng thẳng được quan sát và nhận diện (Hình 1).

Rối loạn cơ xương khớp NN và  đánh giá tư thế lao động bằng công cụ HUMANTECH

Hình 1: Các tư thế gây căng thẳng được nhận diện đối với công việc châm nhớt.

Các tư thế của cánh tay và vai kéo dài ≥10 giây, đồng thời chịu lực ≥ 6,8kg cho cả 02 tay, vai dẫn đến điểm rủi ro của vai và tay là 3 (rủi ro cao). Trong khi phần lưng được đánh giá là rủi ro trung bình do tồn tại tư thế gây cẳng thẳng với thời gian tác động ≥10 giây. Tính tổng điểm của phần tư thế, lực, thời lượng và tần suất lặp lại ta tính được điểm rủi ro toàn bộ cơ thể là 26 và điểm rủi ro của từng bộ phận lần lượt là khủy tay và vai là 3; lưng là 2 và tay, cổ là 1 (Hình 2).

Điểm rủi ro theo bộ phận

Tay/ cổ tay

Khủy tay

Vai

Cổ

Lưng

Chân

Trái

Phải

Trái

Phải

Trái

Phải

1

1

3

3

3

3

1

2

0

Rối loạn cơ xương khớp NN và  đánh giá tư thế lao động bằng công cụ HUMANTECH
Điểm của toàn bộ cơ thể

Hình 2: Kết quả đánh giá tư thế lao động.

Đánh giá công việc nâng thùng nhớt nặng 16,5kg lên cao 130cm; kỹ thuật không xoay người khi nâng hay di chuyển vật theo phương ngang. Theo phương trình NIOSH: Giới hạn trọng lượng được khuyến nghị (RWL) là 13,8 kg; LI = Khối lượng hàng/RWL= 1,2 (rủi ro trung bình); nên thiết kế lại khu vực làm việc ưu tiên giảm LI.

Để cải thiện tư thế lao động đối với công việc này, công ty đã sử dụng bơm dầu và đường ống dài để hút dầu từ thùng dầu dưới đất vào máy thay vì phải châm từng thùng bằng tay như trước (Hình 3). Kết quả đánh giá toàn bộ cơ thể giảm từ 26 xuống còn 6 và loại bỏ được nhiệm vụ nâng thùng nhớt lên cao như trước.

Rối loạn cơ xương khớp NN và  đánh giá tư thế lao động bằng công cụ HUMANTECH
Để cải thiện tư thế lao động đối với công việc này, công ty đã sử dụng bơm dầu và đường ống dài để hút dầu từ thùng dầu dưới đất vào máy thay vì phải châm từng thùng bằng tay như trước

Công cụ Humantech cho thấy một số ưu điểm vượt trội trong đánh Trong khi các công cụ như OWAS, RULA, REBA vẫn còn gặp một số hạn chế nhất định. Tuy nhiên, cần có nghiên cứu thêm về hiệu quả của Humatech so các công cụ khác cũng như các nghiên cứu để đánh giá mức độ hiệu quả của công cụ Humantech trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Tài liệu tham khảo:

  1. Benette P. Custodio (2017), "Association of Individual Risk Factors to Body Discomfort of Filipino Small Scale Gold Miners", Proceedings of The 2nd Asian Conference on Ergonomics and Design, pp. 572-574
  2. Center for Disease Control and Prevention (2016), "CDC - NIOSH Program Portfolio : Musculoskeletal Disorders : Program Description". www.cdc.gov. Retrieved 2016-03-24.
  3. Dohyung Kee (2020), "An empirical comparison of OWAS, RULA and REBA based on self-reported discomfort, International Journal of Occupational Safety and Ergonomics", Pages 285-295
  4. Hoàng Thị Ngân (2017), "Thực trạng RLCXK và một số yếu tố nghề nghiệp liên quan của công nhân thu gom rác thải Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội", Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng.
  5. Korea International Cooperation Agency - Korea Occupational Safety & Health Agency (2015), "Quá trình quản lý y tế công nghiệp", Chương trình đào tạo dự án tăng cường năng lực phát triển OSHTC Việt Nam, trang 142-172.
  6. P.L. Nguyen, D.K. Le (2017), "Working posture analysis and design using ergonomics methods and simulation sofware in brick production process at Truong Viet Company", Environmental Technology and Innovations, (ISBN 978-1-138-02996-5), PP. 263-270.
  7. Parul G and Kiran UV (2012), "Postural Discomfort among Sanitation Workers", International Journal of Science and Research (IJSR), pp. 3(10).
  8. Takala E-P, Pehkonen I, Forsman M, Hansson G-Å, Mathiassen SE, Neumann WP, Sjøgaard G, Veiersted KB, Westgaard RH, Winkel J, (2010), "Systematic evaluation of observational methods assessing biomechanical exposures at work", Scand J Work Environ Health 2010;36(1):3-24.
  9. VelocityEHS (2012), "Humantech Industrial Ergonomics Manual- Version 2.1", Humantech, Inc. pp 12-24.
LĐLĐ Đà Nẵng hướng về người lao động bị ảnh hưởng do Covid-19 LĐLĐ Đà Nẵng hướng về người lao động bị ảnh hưởng do Covid-19

Dịch Covid-19 lần thứ 4 đang diễn biến hết sức phức tạp, LĐLĐ TP Đà Nẵng đã triển khai thêm nhiều hoạt động thiết thực, ...

Hà Nội: Chuẩn bị hàng nghìn giường bệnh để điều trị các ca nhiễm Covid-19 Hà Nội: Chuẩn bị hàng nghìn giường bệnh để điều trị các ca nhiễm Covid-19

Khi các ca bệnh có thể tăng thêm, nhằm chuẩn bị các phương án “4 tại chỗ”, ngành Y tế TP Hà Nội đã chuẩn ...

Lựa chọn trong những ngày chống dịch Lựa chọn trong những ngày chống dịch

Bội thực giữa những thông tin trên mạng xã hội, tôi thích chia sẻ này của “người nổi tiếng” Minh rau “Cách tốt nhất để ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Từ góc nhìn pháp lý

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Từ góc nhìn pháp lý

Như chúng tôi đã đưa tin, vụ sạt lở vào lúc 14 giờ 30 ngày 6/5, trên dãy Hoành Sơn (phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã làm 3 người chết, 4 người bị thương. Cháu Nguyễn Ngọc H., sinh năm 2007, tức mới 17 tuổi, công nhân thi công tại trụ móng số 28, đường dây 500kV tại Hà Tĩnh tử vong. Để rõ hơn về khía cạnh pháp lý đối với vụ tai nạn này, Tạp chí Lao động và Công đoàn có bài phỏng vấn Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Trách nhiệm thuộc về ai?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Trách nhiệm thuộc về ai?

Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đưa tin, vụ sạt lở đã khiến cháu Nguyễn Ngọc H., sinh năm 2007, tức mới 17 tuổi, công nhân tại trụ móng số 28, đường dây 500kV tại Hà Tĩnh tử vong. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai trong vụ tai nạn này?

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

An toàn, vệ sinh lao động -

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể có nguyên nhân được xác định là do việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm…

Bắt tay phối hợp quản lý về an toàn trong ngành Xây dựng

An toàn, vệ sinh lao động -

Bắt tay phối hợp quản lý về an toàn trong ngành Xây dựng

Lĩnh vực xây dựng có tỷ lệ tai nạn lao động chết người cao nhất với 18,27% tổng số vụ tai nạn chết người, theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023.

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

An toàn, vệ sinh lao động -

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị bổ sung công việc "nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên" thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

Khi đang thi công đường điện 500kV ở Hà Tĩnh, sạt lở bất ngờ xảy ra khiến 3 công nhân tử vong, nhiều người khác bị thương. Vụ việc đặt ra câu hỏi về an toàn trong các công trình thi công đường điện, đặc biệt khi mưa lũ.

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam chia sẻ về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 18/5/2024 là chia sẻ của đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024 Infographic

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024

Công đoàn Việt Nam xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2024
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Người lao động -

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Trong ngày 1/5, UBND tỉnh Đồng Nai đã có báo báo gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai về vụ tai nạn lao động. Đồng chí Võ Tấn Đức – Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp có mặt tại hiện trường từ rất sớm để chỉ đạo xử lý vụ việc…

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Người lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

An toàn, vệ sinh lao động -

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

Bước đầu cơ quan chức năng xác định có 6 người chết và 7 người bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy tại một công ty sản xuất gỗ ở Đồng Nai.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Người lao động -

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Người lao động -

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Từ chi tiết một công nhân bị thương lết vào trung tâm điều khiển và loay hoay mất 30 phút mới tắt được nguồn điện của máy nghiền đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và vận hành an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 4 người thương vong tại một công trình thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; chuyên gia về an toàn, vệ sinh lao động cho biết mấu chốt nằm ở việc có đeo dây an toàn hay không.

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Người lao động -

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Liên quan đến vụ nổ khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương xảy ra tại Cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành vào cuộc và báo cáo.

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

Rạng sáng nay (3/4), một vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Than Thống Nhất, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh khiến 4 công nhân tử vong, 7 người khác bị thương.