Thứ năm 02/05/2024 15:05

Quan điểm của Lê-nin về vai trò của công đoàn và sự vận dụng vào điều kiện ở nước ta

Nghiên cứu - TS. Mai Thị Hồng Liên - TS. Nguyễn Hùng Vương

Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/06/2021 của Bộ Chính trị Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới là văn bản cực kỳ quan trọng chỉ đạo hoạt động của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong các thập kỷ tới. Nhân dịp này, chúng ta cùng điểm lại một số quan điểm của V.I.Lê-nin về vai trò của công đoàn trong thời kỳ quá độ để vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, góp phần thắng lợi đưa Nghị quyết 02-NQ/TW vào cuộc sống.
Quan điểm của Lê-nin về vai trò của công đoàn và sự vận dụng vào điều kiện ở nước ta

Lãnh tụ V.I.Lê-nin. Ảnh: Tư liệu

Lực lượng bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động

Sau Cách mạng Tháng Mười, kỷ nguyên hòa bình và CNXH được mở ra. Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản, tổ chức công đoàn đã mất đi cơ sở giai cấp để bảo vệ quyền lợi của NLĐ và đấu tranh cho quyền lực nhà nước. Nhà nước XHCN là người bảo vệ lợi ích của quần chúng lao động. Câu hỏi đặt ra là, trong điều kiện xã hội mới đó, tổ chức Công đoàn có tiếp tục tồn tại và nó sẽ đóng vai trò như thế nào? Điều này tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi trong nội bộ Đảng Cộng sản Nga sau năm 1922. Trong cuộc tranh luận này, Lê-nin đã hoàn thiện lý luận về công đoàn XHCN của mình, và khẳng định quan điểm công đoàn vẫn có nhiệm vụ và vai trò quan trọng bảo vệ lợi ích của quần chúng lao động.

Lê-nin cho rằng: “Trước hết, nhà nước vô sản của chúng ta có đặc điểm đặc biệt là phần lớn dân cư không phải là công nhân mà là nông dân, thứ hai, nhà nước vô sản này cũng còn tồn tại tệ quan liêu” [1, tr.237]. Do đó, “Đất nước của chúng ta bây giờ là như vậy, và giai cấp vô sản có tổ chức nên tự bảo vệ mình, và chúng ta phải sử dụng các tổ chức công nhân để bảo vệ công nhân trước những hành vi vi phạm của chính nhà nước chúng ta, đồng thời, các tổ chức của công nhân được sử dụng nhằm tổ chức công nhân tham gia bảo vệ đất nước. Cả hai biện pháp bảo vệ này phải đạt được thông qua phương thức đặc biệt, đó là sự kết hợp các quốc sách của nhà nước cùng với sự tham vấn của tổ chức Công đoàn” [1, tr.204-205]. Thảo luận trên cho thấy quan điểm của Lê-nin rằng, do sự tồn tại của tệ quan liêu trong bộ máy nhà nước chưa được loại bỏ nên tổ chức Công đoàn cần phải được tổ chức và phát triển để tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ lợi ích chính đáng cho NLĐ.

Quan điểm của Lê-nin về vai trò của công đoàn và sự vận dụng vào điều kiện ở nước ta

Lê-nin và những người thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ

Ngay sau đó, nước Nga bắt tay vào thực hiện “Chính sách kinh tế mới”, cho phép tư bản chủ nghĩa tồn tại và có điều kiện để phát triển. Lê-nin nhấn mạnh vai trò bảo vệ quyền lợi GCCN của tổ chức Công đoàn: “Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của tổ chức Công đoàn trong tương lai là làm mọi cách để bảo vệ lợi ích giai cấp của giai cấp vô sản khi giai cấp vô sản đấu tranh với tư bản. Nhiệm vụ này phải được tăng cường một cách công khai, và tổ chức của công đoàn phải được tổ chức lại, thay đổi hoặc bổ sung cho phù hợp (nên thiết lập, hay đúng hơn, nên thiết lập một ủy ban hòa giải, thành lập quỹ đình công, quỹ tương hỗ, … )” [2, tr.366]. Ở đây, Lê-nin không những chỉ ra nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ này là bảo vệ lợi ích của giai cấp vô sản mà còn chỉ ra những biện pháp đổi mới và điều chỉnh tổ chức Công đoàn để đảm bảo vai trò nói trên.

Nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn

Sau khi thực hiện “Chính sách kinh tế mới”, Liên Xô đã xuất hiện hàng loạt mâu thuẫn mới. Lê-nin khẳng định việc giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn có tính chất và loại hình khác nhau là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn.

Trước hết, công đoàn là tổ chức thực hiện việc điều hòa, hóa giải mâu thuẫn giữa tư bản tư nhân và công nhân trong nhà nước vô sản. Trong các xí nghiệp tư bản tư nhân thực hiện “chế độ thuê mướn” và “chuyển nhượng”, chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng đối kháng về lợi ích giai cấp giữa NLĐ và nhà tư bản” [2, tr.366]. Công đoàn phải làm hết sức mình để bảo vệ quyền lợi về mọi mặt cho NLĐ, vì vậy công đoàn các xí nghiệp tư bản tư nhân phải thành lập ban hòa giải. Đồng thời, chúng ta không thể từ chối một cuộc đấu tranh quyết liệt khi cần thiết bằng hình thức đình công. Tuy nhiên, Lê-nin cũng nhấn mạnh rằng cách thức chính để tổ chức Công đoàn đấu tranh chống tư bản và bảo vệ lợi ích của NLĐ là không nên dựa hoàn toàn vào phong trào đình công. Phương pháp quan trọng nhất là hòa giải xung đột, có thể thực hiện khiếu nại lên các cơ quan nhà nước và dựa vào quyền lực nhà nước và pháp luật của nhà nước để bảo vệ NLĐ.

Quan điểm của Lê-nin về vai trò của công đoàn và sự vận dụng vào điều kiện ở nước ta
Lê-nin phát biểu trước các binh sĩ thuộc Hồng quân Liên Xô tại Quảng trường Đỏ ở Moskva ngày 25/5/1919.

Thứ hai. công đoàn là tổ chức giải quyết đúng đắn mâu thuẫn giữa nhà nước và doanh nghiệp, giữa quản lý doanh nghiệp và NLĐ. Do thực hiện “nguyên tắc thương mại”, một số cơ quan hành chính, doanh nghiệp thực hiện giảm đầu tư vào các hạng mục an toàn lao động, bảo hiểm và an sinh cho NLĐ. Theo đó, mâu thuẫn giữa nhà nước với xí nghiệp, quản trị xí nghiệp và quần chúng công nhân xuất hiện. Lê-nin cho rằng công đoàn có trách nhiệm làm trung gian hòa giải những mâu thuẫn đó; có trách nhiệm nhắc nhở, chỉnh đốn hiện tượng vì lợi ích doanh nghiệp mà bỏ qua phúc lợi cho NLĐ cũng như đảm bảo an toàn trong lao động tại các doanh nghiệp. Công đoàn phải thường xuyên kiểm tra, giám sát và khắc phục những hạn chế do tệ quan liêu của các cơ quan nhà nước, đồng thời tránh gây thiệt hại đến lợi ích của NLĐ do các cơ quan hành chính nhà nước gây ra.

Thứ ba, công đoàn đảm nhận tốt nhất việc điều hòa, giải quyết mâu thuẫn giữa quần chúng công nhân với những cá nhân hoặc người đại diện cho các cơ quan của nhà nước. Lê-nin tin rằng nếu xảy ra đình công ở một nước vô sản thì cả cơ quan nhà nước và tổ chức công đoàn đều phải chịu trách nhiệm. Để ngăn chặn tình trạng đình công xảy ra, bên cạnh việc không ngừng khắc phục những sai sót quan liêu trong cơ quan nhà nước, công đoàn có một vai trò đặc biệt. Ở mức độ nào, tổ chức công đoàn có thể có những chính sách mang tính chiến lược tầm xa để thực sự bảo vệ lợi ích của NLĐ và quần chúng về mọi mặt, loại bỏ kịp thời những nhân tố có thể gây ra xung đột, ngăn chặn có hiệu quả xung đột quần chúng có thể xảy ra trong doanh nghiệp nhà nước, là thước đo vô cùng quan trọng và chính xác để đo tính đúng đắn và hiệu quả của công tác công đoàn [2, tr.53]. Công đoàn không chỉ có trách nhiệm ngăn chặn xung đột mà còn có trách nhiệm đặc biệt là hóa giải các xung đột. Khi công đoàn làm trung gian hòa giải xung đột giữa NLĐ và các cơ quan của nhà nước thì công đoàn đó phải có bản sắc kép; không chỉ là “đại diện” của NLĐ, mà còn là “người hóa giải” giữa một số NLĐ và cá nhân đứng đầu hoặc đại diện cho các cơ quan nhà nước. Chỉ khi nào tổ chức công đoàn thực sự trở thành đại diện của NLĐ thì công đoàn mới thực sự trở thành trung gian hòa giải, tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng mâu thuẫn giữa NLĐ với cá nhân các cơ quan nhà nước.

Quan điểm của Lê-nin về vai trò của công đoàn và sự vận dụng vào điều kiện ở nước ta

Công nhân Nhà máy Máy kéo Kharkov năm 1932

Ý nghĩa quan điểm của Lê-nin về công đoàn trong giai đoạn hiện nay

Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, thừa nhận chủ nghĩa tư bản và kinh tế tư bản như là điều kiện để xây dựng thành công CNXH thì xã hội vẫn tồn tại những mâu thuẫn mà Lê-nin đã từng chỉ từ những năm 1921 ở nước Nga Xô viết. Trong bối cảnh đó, vai trò của tổ chức Công đoàn luôn hết sức quan trọng.

Thực tế cho thấy, nhiều cuộc đình công diễn ra ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước thời gian qua do sự yếu kém của tổ chức Công đoàn. Công đoàn ở các doanh nghiệp này chưa thực sự là người đại diện cho quyền lợi của công nhân, chưa đổi mới theo kịp với yêu cầu của công nhân, không thu hút đại đa số công nhân tham gia, hoặc chưa có những chương trình tuyên truyền, giáo dục pháp luận, trình độ lý luận cho công nhân… do đó, tính hiệu quả của các tổ chức Công đoàn ở đây còn thấp.

Để làm tốt nhiệm vụ của mình, các tổ chức Công đoàn cần phải chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng. Nghiên cứu tổ chức lại các tổ chức CĐCS đang hoạt động kém hiệu quả, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, tập trung cho công tác thương lượng, ký kết TƯLĐTT. Cần tập trung các nguồn lực tài chính, tạo quỹ công đoàn ở quy mô quốc gia kịp thời xử lý các vấn đề an sinh cho công nhân, tiến hành đồng bộ công tác tài chính công đoàn theo hướng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả. Tiếp tục tăng cường sự kết dính và công tác lãnh đạo của Đảng đối với các cấp tổ chức Công đoàn. Các cấp uỷ Đảng cần đổi mới phương thức lãnh đạo công đoàn, tạo bầu không khí dân chủ và tin cậy của CNVCLĐ với Đảng. Theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các cấp công đoàn phát huy mặt tốt, việc tốt, uốn nắn, khắc phục những lệch lạc, yếu kém trong hoạt động của công đoàn, không ngừng tìm kiếm, phát hiện các nhân tố xuất sắc trong công đoàn để bồi dưỡng, đào tạo đoàn viên trở thành người lãnh đạo công nhân xuất sắc. Đổi mới hình thức hoạt động đa dạng để tập hợp NLĐ, kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể nhân dân, góp phần tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Quan điểm của Lê-nin về vai trò của công đoàn và sự vận dụng vào điều kiện ở nước ta

Lắp ráp tại Nhà máy kéo Stalingrad năm 1937

Trong điều kiện thực hiện chính sách kinh tế mới, tức là sử dụng chủ nghĩa tư bản để xây dựng đất nước XHCN, Lênin đã đưa ra những luận điểm rõ ràng, khoa học, thấy được tính chất của chính sách kinh tế mới và những mâu thuẫn xã hội mà nó gây ra, chỉ ra vai trò quan trọng của công đoàn trong việc bảo vệ lợi ích của quần chúng, hóa giải những mâu thuẫn xã hội, duy trì ổn định xã hội và đảm bảo lợi ích lâu dài của giai cấp vô sản. Do đó, nghiên cứu và tìm hiểu hệ thống lý luận về công đoàn trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay có ý nghĩa chỉ đạo to lớn.

Người dân Đà Nẵng trở về từ TP. HCM: Người dân Đà Nẵng trở về từ TP. HCM: "Vui mừng và cảm kích!"

Vừa đặt chân xuống Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, anh Trần Văn Hoàng cho biết: “2 tháng nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh ...

Hà Nội: Chuẩn bị hàng nghìn giường bệnh để điều trị các ca nhiễm Covid-19 Hà Nội: Chuẩn bị hàng nghìn giường bệnh để điều trị các ca nhiễm Covid-19

Khi các ca bệnh có thể tăng thêm, nhằm chuẩn bị các phương án “4 tại chỗ”, ngành Y tế TP Hà Nội đã chuẩn ...

Lựa chọn trong những ngày chống dịch Lựa chọn trong những ngày chống dịch

Bội thực giữa những thông tin trên mạng xã hội, tôi thích chia sẻ này của “người nổi tiếng” Minh rau “Cách tốt nhất để ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ

Bản tin công nhân ngày 1/5 gồm những nội dung: người lao động ở Bình Dương làm 2 ngày lễ có thu nhập bằng nửa tháng lương; Công nhân lập nhóm giúp đồng nghiệp khó khăn; Người lao động chọn gửi con ở quê sau dịp lễ; Hơn 7.300 trường hợp người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động...

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương? Tôi công nhân

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương?

Nếu doanh nghiệp và người lao động đã thống nhất tính thời gian thai sản vào thời gian làm việc xét nâng lương thì người lao động đang nghỉ thai sản sẽ được xem xét nâng lương theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024.
Bản tin công nhân: Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ

Bản tin công nhân ngày 30/4 gồm những nội dung sau: Nhiều lao động Đồng Nai đón lễ tại nhà trọ để tiết kiệm chi phí; Giữa nghỉ lễ, hàng chục công nhân vẫn đội nắng nóng 40 độ đòi nợ BHXH; Lương cao gấp ba, nhiều công nhân tự nguyện làm việc xuyên lễ; Nghỉ lễ dài ngày, người lao động làm gì?

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu -

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Nghiên cứu -

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Việc đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung như đại diện tham gia đảm bảo việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, đào tạo nghề, đối thoại, thương lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT, lãnh đạo đình công...

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Nghiên cứu -

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Nghiên cứu -

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030 và 2045: “Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Nghiên cứu -

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.