Phát triển Thừa Thiên Huế cần đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài
Kinh tế - Xã hội - 07/04/2024 15:02 TRƯỜNG SƠN
Hai “kẻ liều” bước chân vào bộ môn bắn cung Doanh nghiệp dồi dào đơn hàng, người lao động phấn khởi tăng ca Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm |
Ngày 6/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.
|
Mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025
Tại hội nghị, Thừa Thiên Huế công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định 1745/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định phê duyệt Quy hoạch chung đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hai quy hoạch này có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, tạo hành lang pháp lý trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhanh, toàn diện và bền vững, tạo không gian phát triển mới, khơi thông nguồn lực và khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh khác biệt của tỉnh.
Từ đó, từng bước tháo gỡ những "điểm nghẽn", giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; giữa bảo tồn, giữ gìn truyền thống và phát huy các giá trị di sản; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương.
Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xác định mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
Xác định mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.
"Đây cũng là dịp tỉnh công bố công khai, rộng rãi các quy hoạch để các đối tác, nhà đầu tư trong và ngoài nước có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như tiếp tục đóng góp, đề xuất, kiến nghị, giúp đỡ tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển trong tương lai và để người dân, doanh nghiệp biết, thực hiện", ông Nguyễn Văn Phương nói.
Cũng trong dịp này, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cung cấp những thông tin cơ bản, tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển của tỉnh; mời gọi thu hút các nguồn lực đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, tiên tiến từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước; trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, văn bản nghiên cứu cho các dự án.
Huy động các nguồn lực cùng thực hiện
Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tóm tắt Quy hoạch Thừa Thiên Huế trong 13 chữ: Bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững.
Quy hoạch có vai trò rất quan trọng, tạo ra những cơ hội lớn, tác động lâu dài, là động lực quan trọng trong phát triển đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Cùng với đó, quy hoạch có vai trò dẫn dắt, định hướng, giúp phát triển đúng hướng nhanh, bền vững, toàn diện.
Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu, cần chú trọng 3 yếu tố quan trọng về tư tưởng chủ đạo trong công tác quy hoạch. Thứ nhất, luôn đặt con người là trung tâm, chủ thể và nguồn lực, động lực; không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần. Thứ hai, xác định nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ doanh nghiệp và nhân dân. Thứ ba, quy hoạch phải phù hợp với xu thế phát triển của các ngành, lĩnh vực, vùng, đất nước, thế giới.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
Đồng thời, Thủ tướng cũng chỉ ra 5 nhiệm vụ của công tác quy hoạch cần tập trung thực hiện. Cụ thể, tìm ra và phát triển tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Phát hiện những mâu thuẫn, tồn tại, hạn chế, thách thức… để đưa ra giải pháp hóa giải, khắc phục. Xây dựng danh mục các dự án, chương trình để thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Huy động nguồn lực thực hiện (Nhà nước, xã hội, hợp tác công tư, bên trong-bên ngoài); nguồn lực của tỉnh phải gắn với nguồn lực của vùng, nguồn lực của vùng phải gắn với nguồn lực quốc gia, nguồn lực quốc gia phải gắn với nguồn lực quốc tế. Tổ chức thực hiện khoa học, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài
Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng rằng, mục tiêu đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025 sẽ sớm thành hiện thực.
Để hoàn thành mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế cần chú trọng, tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh" khi triển khai các quy hoạch.
Cụ thể, “1 trọng tâm” là huy động mọi nguồn lực hợp pháp và sử dụng có hiệu quả nguồn lực này cho các động lực tăng trưởng truyền thống (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư). Tạo đột phá cho các động lực tăng trưởng mới như phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ…
“2 tăng cường” gồm: Tăng cường đầu tư, phát triển yếu tố con người nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài. Tăng cường kết nối vùng, kết nối với quốc tế thông qua kết nối văn hóa, du lịch, kết nối giao thông và kết nối thị trường.
“3 đẩy mạnh" gồm: Đẩy mạnh hạ tầng chiến lược, đồng bộ, bao trùm (gồm hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng chống biến đổi khí hậu, văn hóa…). Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phục vụ công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, chế biến chế tạo… Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra những nhiệm vụ, giải pháp để sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025. Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu: Thứ nhất, xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, đảm bảo tính tuân thủ và đồng bộ trong tổ chức thực hiện quy hoạch; phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành. Tỉnh cần tập trung phối hợp với bộ, ngành hoàn thành thủ tục về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội; để năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương nếu đủ điều kiện.
Thứ hai, phải luôn đổi mới tư duy, tầm nhìn phát triển, khai thác tối đa nguồn lực bên trong, phát huy truyền thống lịch sử - văn hóa; đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, khơi thông mọi nguồn lực; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng chiến lược. Thủ tướng lưu ý, cần làm mới văn hóa truyền thống bằng công cụ hiện đại, quốc tế hóa bản sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc và dân tộc hóa các giá trị, tinh hoa văn hóa thế giới.
Thứ ba, phát huy hiệu quả 3 trung tâm động lực kinh tế của tỉnh, bố trí nguồn lực thực hiện đồng bộ, hiệu quả không gian phát triển. Phát triển kinh tế biển, kinh tế du lịch, kinh tế di sản theo hướng xanh, số, tuần hoàn (nâng cao hiệu quả khai thác Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài, Cảng nước sâu Chân Mây, Lăng Cô - Bạch Mã, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Quần thể di tích Cố đô Huế...).
Thứ tư, quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực số, đổi mới giáo dục nghề nghiệp, ưu tiên các lĩnh vực tiềm năng của tỉnh như du lịch, tài chính, công nghệ thông tin, y tế chuyên sâu...
Thứ năm, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tiếp tục nâng cao hơn nữa các chỉ số như PAPI, PCI...; chuẩn bị tốt các dự án, lĩnh vực mời gọi đầu tư để đón các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn, có tiềm năng.
Video Thừa Thiên Huế hiện thực khát vọng phát triển trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
“Tôi được sống thêm lần nữa!” Trong hoàn cảnh ngặt nghèo, cô giáo Tường được công đoàn kêu gọi hỗ trợ kinh phí ghép thận. |
Doanh nghiệp dồi dào đơn hàng, người lao động phấn khởi tăng ca Từ cuối năm 2023 đến nay, nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã phục hồi đơn hàng, người lao động phấn khởi khi ... |
Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm Ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh tại Hội nghị Giáo dục ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 30/10/2024 10:43
Hai cha con mê offroad vượt hơn 1.600 km đi xem PVOIL VOC 2024
Cha con anh Quốc Nam lên kế hoạch vượt hơn 1.600 km từ Biên Hòa ra chảo lửa Đồng Mô xem đua offroad, trải nghiệm lái thử xe và cổ vũ cho đương kim vô địch Hạng SUV Nâng cao Nghĩa Phương.
Kinh tế - Xã hội - 30/10/2024 09:00
Auto gymkhana: Vũ điệu tốc độ và kỹ năng trên đường đua
Auto gymkhana là một môn thể thao đua xe đầy kịch tính và kỹ thuật, nổi bật với các pha trình diễn điều khiển xe linh hoạt, tốc độ và kỹ năng lái xe cao.
Kinh tế - Xã hội - 30/10/2024 08:00
Ngắm 'quái thú' Ford Ranger Raptor hầm hố và uy lực tại PVOIL VOC 2024
Khán giả tại PVOIL VOC 2024 không chỉ được xem những màn đọ sức giữa các mẫu xe, bên cạnh đó còn có cơ hội tìm hiểu và lái thử mẫu bán tải hiệu năng cao Ford Ranger Raptor.
Kinh tế - Xã hội - 29/10/2024 20:00
Dầu hộp số Kia Morning: Bao nhiêu lít và những điều cần biết
Để duy trì hiệu suất vận hành ổn định và kéo dài tuổi thọ của Kia Morning, việc bảo dưỡng định kỳ là điều cần thiết. Một trong những yếu tố quan trọng trong quy trình bảo dưỡng là việc thay dầu hộp số.
Kinh tế - Xã hội - 29/10/2024 14:00
Ranger For Work kể câu chuyện thành công của chủ sở hữu
Ranger For Work là dự án chia sẻ ứng dụng trong công việc của Ford Ranger và cách mỗi doanh nghiệp, cá nhân vươn tới thành công bên cạnh sự đồng hành đắc lực của dòng bán tải mang tính biểu tượng của Ford.
Kinh tế - Xã hội - 29/10/2024 11:00
Subaru Crosstrek ra mắt Việt Nam, xe nhập khẩu từ Nhật Bản với giá hơn 1 tỷ đồng
Subaru đã chính thức giới thiệu mẫu SUV Crosstrek hoàn toàn mới với thiết kế mạnh mẽ, hệ thống truyền động đa dạng và công nghệ an toàn hiện đại.
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn
- Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng
- Bàn giao công đoàn cơ sở về Công đoàn Dầu khí Việt Nam
- Công đoàn giúp anh Nguyễn Văn Viên vượt qua khó khăn, an tâm công tác
- Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân