Nhiều tiện lợi khi công nhân mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn online”

Nhiều công nhân thích thú khi được mua sắm trên “Chợ Tết Công đoàn online” bởi sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian.

Khi công nhân “chuyển đổi số”

Sống trong thời đại 4.0 nhưng chị Nguyễn Thị Yến Linh (SN 1980, công nhân thủy sản ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) vẫn còn xa lạ với khái niệm "chuyển đổi số". Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, dù muốn hay không, chị cũng phải tham gia vào "công cuộc chuyển đổi số” bởi khắp nơi đều thực hiện giãn cách xã hội, việc khai báo thông tin, mua sắm hàng hóa thiết yếu đều phải qua online.

Đến nay, chị Linh đã thành thạo với các thao tác “săn mã giảm giá, chốt đơn online”. Chị Linh kể: “Lúc mới mua sắm trên mạng tôi còn rất lúng túng, bỡ ngỡ, bây giờ thì quen rồi. Mua cái gì cũng ưu tiên online và qua mạng xã hội, Shopee, TikTok Shop hết. Hàng trên mạng, nhất là dịp Tết này rất đa dạng và cho mình nhiều sự lựa chọn về mẫu mã, kiểu dáng với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Nếu biết săn sale giá còn rẻ hơn ở ngoài rất nhiều”.

Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, thông qua tổ chức Công đoàn, chị Linh nhận được một mã mua hàng 500.000 đồng. Với số tiền này, chị lên “chợ Tết Công đoàn online” để “săn hàng", và mua được rất nhiều thứ, như: nước lau sàn, bánh mứt, dầu ăn, nước mắm, bột ngọt, đường…

Theo tính toán của chị Linh, do nhiều mặt hàng giảm giá nên chị đã tiết kiệm được hơn 100.000 đồng so với khi mua ngoài thị trường.

Nhiều tiện lợi khi công nhân mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn online”

Chị Đặng Thị Ánh phấn khởi mua hàng mà không phải dùng tiền mặt tại "Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình" do LĐLĐ TP. HCM tổ chức. Ảnh: P.V.

Lần đầu tiên tham gia phiên chợ nghĩa tình do LĐLĐ TP. HCM tổ chức, nữ công nhân Đặng Thị Ánh (SN 1989) bất ngờ khi thanh toán các hóa đơn bằng cách quét mã QR. Chỉ sau vài thao tác, chị đã “tay xách nách mang” với túi đồ nặng trĩu.

“Với mã mua hàng 500.000 đồng, tôi mua được rất nhiều thứ thiết yếu dùng cho cuộc sống hàng ngày, từ: dầu gội, quần áo, nước súc miệng, hạt nêm, nước mắm…”, chị nói.

Chị Ánh cho biết, trước đây, dù rất thích nhưng chị vẫn cảm thấy bất an mỗi khi ra các khu chợ Tết truyền thống. Sợ nhất là cảnh chen chúc đông người, kẻ gian có thể lợi dụng trộm ví tiền. Theo chị, phiên chợ lần này đã đổi mới về cách thức thanh toán rất tiện dụng. Chỉ cần chiếc điện thoại và những thao tác đơn giản là có thể mua hàng, dù lần đầu chị còn chút bỡ ngỡ.

“Về lâu dài, chuyển đổi số với các hình thức thanh toán online sẽ là một xu thế trong tương lai, và chúng ta cần phải thay đổi để thích ứng. Riêng tôi rất thích thú với sự đổi mới này”, chị Ánh chia sẻ.

Nhiều tiện lợi khi công nhân mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn online”

Công nhân mua sắm theo hình thức trực tiếp và thanh toán thông qua ví điện tử Zalopay tại “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình”, TP HCM. Ảnh: Phương Ngân

Chủ tịch công đoàn cơ sở một công ty may mặc ở quận Bình Tân, TP. HCM có gần 3.000 công nhân lao động cho biết, việc Tổng LĐLĐ Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Chương trình Chợ Tết Công đoàn qua sàn giao dịch thương mại điện tử (Chợ Tết Công đoàn online) là cách làm mới mẻ, phù hợp với xu thế chuyển đổi số hiện nay.

“Trước đây, cứ mỗi khi đến Tết, công đoàn các cấp thường trao quà trực tiếp cho công nhân lao động khó khăn với những món đồ đã chuẩn bị sẵn. Mình cho quà thì công nhân họ nhận, nhưng họ không thể chủ động chọn món đồ họ thích. Có công nhân nhận quà rồi về cũng không dùng, như trường hợp hai vợ chồng công nhân lớn tuổi không thích bánh kẹo chẳng hạn. Do đó, việc tổ chức phiên chợ online như lần này là rất hợp lý. Ở đó, công nhân lao động được lựa chọn những món đồ mình thực sự cần. Hơn nữa, qua phiên chợ này, đoàn viên, người lao động thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam được mua sắm hàng hóa trong dịp Tết với mức giá ưu đãi, phương thức thuận tiện, mọi lúc mọi nơi, đặc biệt hữu ích với đoàn viên, người lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới”, chủ tịch công đoàn nói.

Cũng theo vị chủ tịch công đoàn, hiện nay công nhân trẻ rất thích sắm Tết online vì tiết kiệm thời gian, không phải chịu cảnh chen chúc đông người, tay xách nách mang, nhất là nạn chặt chém, hét giá. Bởi trên chợ online, giá cả hàng hóa luôn rõ ràng minh bạch.

"Vấn đề nằm ở chỗ, việc mua sắm và thanh toán bằng tiền mặt truyền thống đã trở thanh thói quen của đại đa số người dân Việt Nam, trong đó có công nhân lao động, nên chúng ta cần thời gian để thích ứng”.

Công nhân không về quê, quà Tết vẫn được giao miễn phí đến người thân

Chiều 25/1, tại Hội trường Lực lượng Thanh niên xung phong TP. HCM (Quận 5), Liên đoàn Lao động TP. HCM phối hợp với Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố (Saigon Co.op) khai mạc chương trình “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” hình thức trực tuyến lần 3, năm 2024.

Nhiều tiện lợi khi công nhân mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn online”

Đoàn viên, công nhân lao động thực hiện mua sắm trực tuyến tại chương trình “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” hình thức trực tuyến, ngày 25/1. Ảnh: P.V

Theo đó, sẽ có khoảng 5.000 đoàn viên, người lao động tham gia mua sắm trực tuyến, diễn ra từ ngày 25/1 - 25/2 trên website cooponline.vn của Saigon Co.op. Mỗi đoàn viên được nhận một mã mua hàng trị giá 600.000 đồng, trong đó LĐLĐ TP. HCM hỗ trợ 500.000 đồng và Saigon Co.op hỗ trợ 100.000 đồng để mua hàng. Tổng kinh phí hỗ trợ trong chương trình lần này là 3 tỷ đồng.

Chị Thu, công nhân Công ty May mặc Mạnh Phát cho biết: "Đây là một phiên chợ rất ý nghĩa, giá cả thấp hơn so với thị trường rất nhiều. Năm nay kinh tế khó khăn, mọi khoản chi tiêu đều phải dè xẻn. Nhờ có phiên chợ này tôi mua được thêm nhiều đồ cho gia đình nhưng vẫn tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn".

Đặc biệt, phiên chợ có đa dạng mặt hàng giúp người lao động có nhiều sự lựa chọn hơn. Các gian hàng trong chợ đa số là sản phẩm có thương hiệu, chất lượng tốt, giá cả phù hợp với túi tiền của người lao động.

"Chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc với món quà đầy ắp tình nghĩa mà LĐLĐ TP. HCM và các đơn vị đã đem đến cho người lao động trong dịp Tết. Với món quà này, tôi có thể mua và gửi quà về cho người thân ở quê", chị Thu chia sẻ.

Nhiều tiện lợi khi công nhân mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn online”

Mua sắm online, công nhân có thể đưa quà Tết đến gần với người thân ở quê nhà. Ảnh: P.V

Theo đồng chí Phạm Chí Tâm - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. HCM, trong chuỗi hoạt động chăm lo đoàn viên, công nhân lao động dịp Tết Giáp Thìn 2024, chương trình “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” với chủ đề “Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt” chăm lo cho 11.500 đoàn viên với tổng kinh phí hơn 5,5 tỷ đồng.

Riêng phiên chợ mua sắm trực tuyến thông qua website Cooponline.vn của Saigon Co.op lần này diễn ra từ ngày 25/1 đến 25/2/2024.

“Việc tặng quà thông qua hình thức mua sắm online giúp đoàn viên, công nhân lao động có thời gian mua sắm linh hoạt, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của gia đình, hàng hóa sẽ được giao miễn phí tại nhà. Với phiên chợ này, những đoàn viên không về quê nhưng có thể mua và gửi quà về gia đình, người thân của mình ở quê, góp phần giảm được nhiều chi phí tổ chức, giảm thời gian đi lại và phần nào hạn chế rủi ro khi di chuyển mua sắm”, đồng chí Phạm Chí Tâm nhấn mạnh.

Trước đó, tối ngày 21/1, tại Khu công nghiệp Vĩnh Lộc (quận Bình Tân), LĐLĐ TP. HCM cũng đã tổ chức Chương trình "Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình" theo hình thức mua sắm trực tiếp nhưng thanh toán thông qua ví điện tử Zalopay. Chương trình đã tặng mã mua sắm cho 5.000 đoàn viên và người lao động mua sắm quà Tết.

Phiên chợ diễn ra với 2 hình thức mua sắm trực tiếp và trực tuyến. Theo đó, người mua hàng trực tiếp sẽ không dùng tiền mặt mà thanh toán thông qua Ví điện tử Zalopay. Đối với người lao động mua hàng trực tuyến sẽ được giao hàng tận nhà. Phiên chợ là dịp để LĐLĐ TP. HCM vận động đoàn viên, người lao động hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" và tham gia vào công cuộc chuyển đổi số.

Dịp này, để tiếp tục cụ thể hóa chương trình “Phúc lợi cho đoàn viên”, tăng cường chăm lo hiệu quả hơn về vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, LĐLĐ TP. HCM đã trao tặng 300 phần quà (trị giá 1 triệu đồng, gồm quà và 500.000 đồng mua sắm qua Ví điện tử Zalopay), đến các đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, bị giảm thời gian làm việc, tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, tại các quận Bình Tân, Tân Phú, Tân Bình, huyện Bình Chánh và Công đoàn các Khu chế xuất và Công nghiệp Thành phố.

Đường phía trước của Tặng Đường phía trước của Tặng

15 năm theo chồng ra Bắc, Tặng mới chỉ một lần được về lại Cà Mau thăm bố mẹ. Tết này, công đoàn công ty ...

Công nhân xây dựng đón Tết sớm trên công trường Công nhân xây dựng đón Tết sớm trên công trường

Trong cái lạnh dưới 10 độ C, công nhân Công ty CP Licogi 13 được Thứ trưởng Bộ Xây dựng thăm, tặng quà Tết sớm ...

“Điều ước đoàn viên”: Chung tay giúp đoàn viên vượt qua nghịch cảnh “Điều ước đoàn viên”: Chung tay giúp đoàn viên vượt qua nghịch cảnh

Chương trình “Điều ước đoàn viên” do LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai, đã hỗ trợ và mang lại lợi ích cả về vật ...

Thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, lần đầu tiên Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” qua sàn giao dịch thương mại điện tử (Chợ Tết Công đoàn online) để đoàn viên, người lao động thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam mua sắm hàng hóa trong dịp Tết với mức giá ưu đãi, phương thức thuận tiện, mọi lúc mọi nơi, đặc biệt hữu ích với đoàn viên, người lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Tổng LĐLĐ Việt Nam mong muốn đoàn viên, người lao động có thể tự mua hàng theo mong muốn, nhu cầu với nhiều ưu đãi được các đối tác HD SAISON, Shopee, Tiki cam kết như cung cấp miễn phí thẻ để mua hàng; ưu đãi giá bán lên đến 50%, có mã khuyến mại trừ tiền khi thanh toán từ 40.000 - 50.000 đồng/đơn, miễn giảm phí vận chuyển từ 15.000 - 300.000 đồng/đơn. Đoàn viên, người lao động được hỗ trợ gồm người có thành tích xuất sắc hoặc có hoàn cảnh khó khăn.

Qua đó, người lao động có thể làm quen với mua sắm trực tuyến, góp phần thực hiện chính sách chuyển đổi số của Chính phủ, chương trình chuyển đổi số trong hoạt động của tổ chức Công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028, xu thế chi tiêu không dùng tiền mặt. Ngoài ra, người lao động vùng sâu, vùng xa, biên giới hay công nhân phải tăng ca sản xuất, khó sắp xếp thời gian có thể mua hàng mọi lúc, mọi nơi.

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Chính sách nhà ở xã hội là một trong những giải pháp quan trọng giúp người có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà ở. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ để mua nhà ở xã hội.
Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Chi tiết đối tượng và điều kiện được mua nhà ở xã hội năm 2025

Trong bối cảnh giá nhà đất ngày càng leo thang, nhà ở xã hội nổi lên như một giải pháp thiết thực, mở ra cơ hội "an cư lạc nghiệp" cho những người có thu nhập thấp và khó khăn về nhà ở. Vậy, nhà ở xã hội là gì? Ai là đối tượng được mua nhà ở xã hội?
Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Bài 5: Tâm lý của lao động yếu thế trước bạo lực: Hệ quả và những giải pháp

Sự phát triển của nền kinh tế số và mô hình lao động tự do (gig economy) đã tạo ra hàng triệu công việc mới, từ giao hàng, tài xế công nghệ đến giúp việc gia đình.
Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Nhân sự kế toán trước “cơn lốc” AI: Chuyển mình hay chờ đợi?

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi diện mạo của nhiều ngành nghề, trong đó có kế toán. Liệu AI sẽ thay thế kế toán viên, hay mở ra một kỷ nguyên mới với những vai trò và kỹ năng khác biệt?
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 4: Rủi ro chực chờ trên từng cuốc xe

Nghề xe ôm công nghệ, shipper ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều lao động phổ thông do tính linh hoạt và không yêu cầu trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ ngoài tự do là một thực tế đầy rủi ro: Thu nhập bấp bênh, nguy cơ tai nạn cao, bị lừa đảo, hành hung, và không có bảo hiểm lao động.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 3: Cần mạnh tay xử lý hành vi bạo lực với shipper

Hai vụ việc shipper bị hành hung tại Hà Nội và Đà Nẵng mới đây đã gây bức xúc trong dư luận, đặt ra vấn đề về sự an toàn và bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động giao hàng – những người đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế số.
Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Bảo đảm an toàn cho lao động tự do - Bài 2: Shipper và những lỗ hổng bảo vệ

Sự phát triển của nền kinh tế nền tảng đã thay đổi hoàn toàn cách thức làm việc của shipper, biến họ từ người lao động (NLĐ) truyền thống thành “đối tác” của các công ty công nghệ. Từ đó, shipper rơi vào tình trạng yếu thế, không được bảo vệ bởi pháp luật lao động, không có BHXH, y tế hay cơ chế giải quyết tranh chấp hợp lý. Lỗ hổng pháp lý và sự kiểm soát bằng thuật toán càng khiến họ bị động trước những quyết định từ phía công ty nền tảng.
TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

TS Nguyễn Ngọc Ân: “Thay đổi cách thi cử, học thêm sẽ không còn chỗ đứng”

Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho rằng vấn đề cốt lõi của dạy thêm, học thêm nằm ở câu hỏi: “Học thêm để làm gì? Để học sinh giỏi hơn, hay để các em thi đỗ?".
TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân: Giáo viên có “lách luật” dạy thêm cũng không hẳn vì tăng thu nhập

TS Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã có những chia sẻ thẳng thắn xoay quanh Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy thêm, học thêm. Ông nhấn mạnh rằng việc dạy thêm cần được quản lý chặt chẽ nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế từ nhiều góc độ.