checked Nguồn lực nhân dân nhìn từ Lao Bảo

Nguồn lực nhân dân nhìn từ Lao Bảo

Đời sống - NGUYỄN KHIÊM

Tháng 8 năm nay, thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) sẽ long trọng tổ chức 30 năm Ngày thành lập thị trấn. Từ xã Tân Phước (tên cũ) chuyển mình thành thị trấn bằng những nguồn lực nội tại, trong đó bài học đoàn kết và sức mạnh từ nhân dân một lần nữa được tái khẳng định trong việc xây dựng quê hương mới.
Tài sản quý giá nhất của chúng tôi là các bạn Công đoàn Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị: trao nhân ái, lan tỏa yêu thương “Điểm tựa” đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp ở Cam Lộ

Nguồn lực từ sức dân

Trước ngày thống nhất đất nước, Lao Bảo là vùng đất xa xôi, chỉ có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tháng 9/1975, một cuộc di dân từ đồng bằng Triệu Phong do Tỉnh ủy Quảng Trị phát động, sau nhiều năm khai hoang vỡ đất đã biến nơi này thành vùng đất hứa với nhiều bản làng trù phú.

Từ đó đến nay, sau gần nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, từ khóa Lao Bảo được nhắc đến như đại diện cho sự thịnh vượng trên Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC). Có được “đô thị vàng” như cách ví von lâu nay, có lẽ bài học về sự đoàn kết trước vùng đất mới, vận hội mới lại được phát huy cao độ.

Nguồn lực nhân dân nhìn từ Lao Bảo
Toàn cảnh đô thị vàng Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị). Ảnh: Trần Ngọc Định.

Ông Trần Đình Dũng - Bí thư Đảng ủy thị trấn Lao Bảo cho biết, từ ngày khai hoang, phục hóa vùng đất mới, người dân Lao Bảo luôn chung lưng đấu cật, đoàn kết trong kiến thiết quê hương mới. Hiện nay, hạ tầng và đời sống người dân được nâng cao nhưng truyền thống tốt đẹp đó vẫn được duy trì. Điều này thể hiện rất rõ trong việc huy động nguồn lực xã hội đầu từ cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi.

Khi chính quyền phát động đóng góp là người dân ủng hộ nhiệt thành. Để chứng minh cho điều vừa nhận định, ông Dũng đã dẫn chúng tôi đi một vòng rồi giới thiệu những công trình được làm từ “sức dân” do chính quyền thị trấn phát động.

Nguyễn Huệ là một trong những tuyến phố đẹp nhất của thị trấn, nơi nhiều lần tổ chức phố đi bộ Lao Bảo. Ở đây có hệ thống hoa và cây xanh; tuyến đường về đêm sặc sỡ ánh đèn màu kéo dài gần một cây số. Theo ông Dũng, hệ thống đèn led, đèn trang trí này trị giá khoảng 200 triệu đồng và đều được người dân đóng góp mà có.

Dân ở đây có vẻ hào sảng phải không bác? - tôi hỏi.

Ông Dũng cười: Có thể nói như vậy. Hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ nên ít nhiều họ có cơ hội được cống hiến cho cộng đồng hơn những địa phương thuần nông khác. Tuy nhiên, yếu tố dấn thân, dám sống vì cộng đồng và hào phóng cũng là một điểm mạnh và khác biệt của người dân nơi này.

Nguồn lực nhân dân nhìn từ Lao Bảo
Con đường hoa chuông vàng trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ảnh: NGUYỄN KHIÊM.

Anh Nguyễn Đức Duy - Giám đốc Công ty Duy Phát có trụ sở trên đường Nguyễn Huệ cho biết, khi chính quyền địa phương phát động những chủ trương đúng đắn để làm đẹp cộng đồng, chúng tôi đều hưởng ứng nhiệt tình và kêu gọi, động viên những người xung quanh đồng hành.

“Mỗi công dân đều nên có trách nhiệm với cộng đồng mình đang sống. Mỗi người một tay, tích tiểu thành đại để chung tay cùng địa phương xây dựng, làm giàu cho quê hương”, anh Duy chia sẻ.

Ông Lê Bá Hùng - Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo góp thêm câu chuyện bằng những con số rất ấn tượng.

Theo ông Hùng, trong một vài năm trở lại đây, cùng với chính quyền, người dân thị trấn Lao Bảo đã chung tay góp sức để xây dựng những tuyến đường hoa như hoa giấy, hoa osaka với số tiền gần 500 triệu đồng. Đặc biệt, một số tuyến đường nhà nước chưa kịp đầu tư hệ thống chiếu sáng thì người dân tự đóng góp tiền để xây dựng.

Kết quả, có hơn 22km đường điện chiếu sáng được xây dựng từ nguồn xã hội hóa với trị giá hàng tỷ đồng. Tại Công viên Lao Bảo, một nhà dừng chân, ngắm cảnh sát mép hồ cũng được xây dựng từ nguồn đóng góp với trị giá hơn 200 triệu đồng.

“Trong 3 năm trở lại đây, số tiền huy động từ nguồn lực nhân dân đóng góp khoảng 4 tỷ đồng để thực hiện đầu tư hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội. Đó là con số khá ấn tượng ở địa bàn thị trấn biên giới như Lao Bảo”, ông Hùng chia sẻ.

Nguồn lực nhân dân nhìn từ Lao Bảo
Đường Lê Thế Tiết đoạn qua khóm Xuân Phước rực rỡ ánh đèn trang trí được xây dựng từ nguồn lực xã hội hóa. Ảnh: NGUYỄN KHIÊM.

Có mặt tại đường Lê Thế Tiết, đoạn qua khóm Xuân Phước, khóm trưởng Trần Đình Phương đang cùng một số thợ điện tiến hành bắt đèn led, đèn trang trí vào các cây xanh hai bên đường. Ông Phương cho biết, thực hiện chủ trương cấp trên, mỗi khóm một công trình chào mừng 30 năm ngày thành lập thị trấn, khóm Xuân Phước đã bắt tay vào việc ngay.

“Sau vài ngày phát động đóng góp, chúng tôi đã huy động được gần 25 triệu đồng. Trước mắt làm thí điểm một đoạn khoảng 300m, phấn đấu tiếp tục kêu gọi xã hội hóa để đầu tư đoạn tiếp theo. Dù đời sống bà con còn khó khăn, nhưng khi nghe làm đẹp cho quê hương thì ai cũng hưởng ứng. Vậy nên chúng tôi rất tự tin thực hiện”, ông Phương tâm sự.

Nguồn lực nhân dân nhìn từ Lao Bảo
Mô hình 3D cổng chào Lao Bảo, công trình xã hội hóa do Công ty Điện gió Hải Anh tài trợ. Ảnh: NGUYỄN KHIÊM.

Ngoài mỗi khóm một công trình chào mừng 30 năm ngày thành lập, công trình cổng chào Lao Bảo đặt ở điểm đầu thị trấn có trị giá 1,2 tỷ đồng đang được triển khai thi công. “Đây cũng là công trình xã hội hóa mà chúng tôi kêu gọi được. Công trình do Công ty Cổ phần Điện gió Hải Anh tài trợ cho thị trấn Lao Bảo nhân sự kiện này”, Chủ tịch UBND thị trấn Lê Bá Hùng cho biết.

Những đột phá từ lãnh đạo địa phương

Theo ông Đặng Dựng - Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Công đoàn thị trấn Lao Bảo, ngoài thực hiện chức năng chuyên môn, mỗi đoàn viên công đoàn là cầu nối để kết nối các nhà tài trợ trong việc huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở hạ tầng.

Cuối năm 2023, khi chủ trương thị trấn Lao Bảo muốn tạo một điểm nhấn trong cảnh quan đô thị để thu hút khách du lịch vào dịp đầu năm mới Giáp Thìn 2024. Chính quyền đã quyết định đầu tư xây dựng linh vật rồng để phục vụ bà con địa phương và khách tham quan.

“Linh vật rồng được thiết kế, trang trí tại công viên có trị giá dự toán khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, nguồn kinh phí chưa biết nằm ở đâu. Sau khi xác định nguồn xã hội hóa, mỗi đoàn viên công đoàn trong cơ quan thị trấn đã không ngừng quảng bá sự kiện, kết nối, kêu gọi để chung tay góp sức xây dựng”, ông Đặng Dựng chia sẻ.

Nguồn lực nhân dân nhìn từ Lao Bảo
Du khách tham quan, chụp ảnh linh vật rồng Lao Bảo. Ảnh: NGUYỄN KHIÊM.

Tiếng vang của rồng Lao Bảo đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người thưởng lãm của cả nước. Du khách trong và ngoài tỉnh từng đoàn kéo đến địa phương để chụp ảnh, ngắm rồng. Điều này góp phần kích cầu ngành thương mại dịch vụ tại phương trong thời gian qua, tăng thu nhập cho bà con nhân dân.

Theo thống kê, trong quý 1 năm 2024, hiệu ứng rồng Lao Bảo đã thu hút hơn 120 ngàn lượt người đến với địa phương, tạo doanh thu khoảng 10 tỷ đồng.

Bà Hồ Thị Lan, một cửa hàng ăn ở thị trấn Lao Bảo phấn khởi chia sẻ, thời gian qua, từ hiệu ứng linh vật rồng Lao Bảo, du khách khắp nơi đổ về tham quan tạo nên không khí rất sôi động. Các hàng quán ẩm thực được một phen bội thu. “Chúng tôi chưa bao giờ thấy khách đến với Lao Bảo đông như vậy. Mong chính quyền địa phương có nhiều cách làm hay như thế này để người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế hộ gia đình”, bà Lan chia sẻ.

Cùng với hiệu ứng tham quan do linh vật rồng mang lại, trong năm 2023 và đầu năm 2024, thị trấn cũng đã tổ chức thành công Phố đi bộ Lao Bảo, thu hút hàng chục ngàn lượt người đến với địa phương; tạo không gian mua sắm, tiêu dùng sôi động khiến người dân ai cũng vui mừng, phấn khởi.

Nguồn lực nhân dân nhìn từ Lao Bảo
Phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ảnh: NGUYỄN KHIÊM.

Ông Lê Bá Hùng - Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo, người được xem là “cha đẻ” của Phố đi bộ cho biết, sau 3 lần tổ chức Phố đi bộ Lao Bảo, thương hiệu phố đi bộ ở miền Tây Quảng Trị đã được định hình.

“Chúng tôi sẽ cố gắng thay đổi bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình đặc sắc để phố đi bộ trở thành điểm đến của du khách trong khu vực. Phải làm sao, ngoài khách nội địa đến từ các địa phương còn phải thu hút du khách từ Thái Lan, Lào đến với Lao Bảo thông qua các sự kiện phố đi bộ. Mục tiêu đưa Phố đi bộ Lao Bảo trở thành điểm sáng kinh tế đêm của tỉnh Quảng Trị”, ông Hùng nói.

Sự đoàn kết của người dân phố núi Lao Bảo không những được thể hiện qua sự đóng góp kinh phí mà còn được thể hiện qua tinh thần hồ hởi, nhiệt tình của người dân khi tham gia các chương trình nghệ thuật quần chúng.

Chị Nguyễn Thị Nga (TP. Đông Hà) cho biết, chứng kiến các tiết mục văn nghệ quần chúng do hàng trăm người dân địa phương thực hiện trong các chương trình Phố đi bộ Lao Bảo mới thấy người dân ở đây rất vì cộng đồng, yêu quê hương. Họ biểu diễn chuyên nghiệp, vui vẻ, hòa mình vào sự kiện để góp một phần bé nhỏ vào thành công chung.

Nguồn lực nhân dân nhìn từ Lao Bảo
Trụ sở làm việc của chính quyền thị trấn Lao Bảo. Ảnh: NGUYỄN KHIÊM.

Chia sẻ về những việc làm đột phá, “đặc biệt” ở Lao Bảo - đô thị đầu cầu trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây, ông Nguyễn Tăng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Hướng Hóa cho hay, phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của người dân Lao Bảo, những năm qua, công tác xã hội hóa trong việc đầu tư xây dựng hạ tầng, công trình phúc lợi xã hội được người dân hưởng ứng rất tốt. Điều này một phần chia sẻ, giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước đồng thời phát huy được sức mạnh nội sinh của nhân dân. “Làm gì mà người dân đồng lòng, hưởng ứng thì không thể không thành công”, ông Nguyễn Tăng nói.

Trên nền tàng sự đồng lòng, đoàn kết của người dân cùng với những sáng tạo, dám nghĩ dám làm của lãnh đạo đã tạo ra nhiều sản phẩm, mô hình mang tính đột phá.

“Tiếp nối thành công phố đi bộ Lao Bảo, chúng tôi đang tham khảo, học hỏi nhiều địa phương trong nước để tiến tới tổ chức Phiên chợ biên giới Lao Bảo. Ở đó, du khách sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa của các nước trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây. Tất cả phải làm sao để du khách đến Lao Bảo nhiều hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương”, ông Lê Bá Hùng chia sẻ.

Ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị cho biết, thị trấn Lao Bảo đã phát huy được lợi thế địa bàn biên giới và bản sắc văn hóa địa phương. Phố đi bộ Lao Bảo đã tổ chức nhiều lần thành công từ việc phát huy những điều đặc biệt đó. Các chương trình nghệ thuật, ẩm thực thể hiện Phố đi bộ Lao Bảo là không gian đa văn hóa. Trong đó có văn hóa Lào trên cơ sở văn hóa bản địa của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô kết hợp đã tạo hiệu ứng tốt để thu hút khách du lịch.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” năm 2024.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Tài sản quý giá nhất của chúng tôi là các bạn Tài sản quý giá nhất của chúng tôi là các bạn

Công ty TNHH MTV Orchid Phú Quý là doanh nghiệp sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy công nghiệp… tại Cụm Công nghiệp (phường ...

Công đoàn Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị: trao nhân ái, lan tỏa yêu thương Công đoàn Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị: trao nhân ái, lan tỏa yêu thương

Công đoàn Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị đang quản lý 9 công đoàn cơ sở thành viên, với tổng số 232 đoàn viên. ...

“Điểm tựa” đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp ở Cam Lộ “Điểm tựa” đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp ở Cam Lộ

Những năm qua, công đoàn cơ sở (CĐCS) tại các doanh nghiệp ở huyện Cam Lộ không chỉ làm tốt vai trò là “điểm tựa” ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

“Một đội ngũ, một mục tiêu” cho đời xanh mãi

Đời sống -

“Một đội ngũ, một mục tiêu” cho đời xanh mãi

Sau 30 năm tái thành lập tỉnh Quảng Trị, từ một vùng quê khô cằn, TP. Đông Hà đã mạnh mẽ vươn lên trở thành một tỉnh lỵ phát triển trên con đường thiên lý Bắc Nam. Trên tiến trình vươn mình để trở thành đô thị loại II ấy, có dấu chân của những công nhân vệ sinh môi trường vẫn đều đặn trên những nẻo đường trong đêm đông giá rét, có vị mặn của giọt mồ hôi thấm đẫm màu áo xanh trong những trưa hè nồm nam Quảng Trị.

Bông sen hồng đất Vĩnh

Đời sống -

Bông sen hồng đất Vĩnh

Giải thưởng “Bông Sen Hồng” được tổ chức hằng năm là một nét độc đáo riêng có của huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị). Giải thưởng nhằm vinh danh những cá nhân tiêu biểu trong phong trào “Học hay - Làm sáng tạo - Sống văn hóa”. Trong số những cá nhân điển hình đó, bông sen nổi bật nhất trên đất Vĩnh là chị Trần Thị Thu Hà - Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện.

Từ 1/7/2025: Đóng BHXH 15 năm sẽ được hưởng lương hưu Tôi công nhân

Từ 1/7/2025: Đóng BHXH 15 năm sẽ được hưởng lương hưu

Khi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi có hiệu lực từ 1/7/2025, người lao động đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu

04 cách tính gộp ngày phép năm đối với người lao động Tôi công nhân

04 cách tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Người lao động có 12 ngày phép năm, nếu gộp 3 năm thì người lao động sẽ nghỉ một lần 36 ngày phép năm. Theo đó, chỉ được nghỉ gộp, không được nghỉ riêng lẻ. Trường hợp nghỉ riêng lẻ thì được xem là nghỉ không hưởng lương.

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn” Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: “Làm tốt rất khó, giữ được cái tốt càng khó hơn”

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Hữu Quang - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam (KCN Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa), doanh nghiệp FDI có hơn 12.000 đoàn viên, người lao động.

Những điểm mới của tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 Infographic

Những điểm mới của tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực nhà nước.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện Video

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện

Ngày 26/6, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với LĐLĐ TP Hải Phòng tổ chức chương trình trải nghiệm thực tế tuyên truyền phòng, chống ma túy cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy Gia Minh.

Đọc thêm

Để việc tăng lương mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động

Đời sống -

Để việc tăng lương mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động

Việc tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024 là biện pháp quan trọng mà Chính phủ đã đề ra nhằm cải thiện đời sống của NLĐ.

PGS.TS Trần Mạnh Huy: Người chở ước mơ cho những mảnh đời khuyết tật

Người lao động -

PGS.TS Trần Mạnh Huy: Người chở ước mơ cho những mảnh đời khuyết tật

PGS.TS Trần Mạnh Huy là tấm gương sáng trong việc dùng tri thức và nhiệt huyết để cống hiến cho cộng đồng và xã hội. Dù bị liệt nửa người bẩm sinh nhưng thầy đã vượt qua bao khó khăn, hiện thực hoá giấc mơ của mình, là nguồn cảm hứng cho bao thế hệ sinh viên cũng như chính các đồng nghiệp suốt hàng chục năm qua.

Cán bộ y tế say mê sáng tạo vì sức khỏe nhân dân

Đời sống -

Cán bộ y tế say mê sáng tạo vì sức khỏe nhân dân

Chứng kiến người bệnh phải chờ đợi dài ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng do thiết bị y tế bị hư hỏng, kỹ sư Nguyễn Hoài Nam - đoàn viên Công đoàn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã ngày đêm nghiên cứu, đưa ra các giải pháp, sáng kiến tốt nhất giúp người bệnh được cứu chữa kịp thời và làm lợi hàng tỷ đồng cho bệnh viện.

Công ty Thủy điện Quảng Trị và câu chuyện “đất lạ hóa quê hương”…

Đời sống -

Công ty Thủy điện Quảng Trị và câu chuyện “đất lạ hóa quê hương”…

Họ đến từ nhiều nơi trên mọi miền tổ quốc, sống và làm việc dưới “mái nhà chung” là Công ty Thủy điện Quảng Trị. Nơi đầu nguồn sông Rào Quán, những người làm điện cho công trình có những chuyện đời, chuyện nghề đan xen. Họ gắn bó và coi công ty là nhà, Hướng Hóa là quê hương thứ hai. Có lẽ, nói như nhà thơ Chế Lan Viên: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”…

Người mang lớp học "đặc biệt" đến với trẻ tự kỷ

Đời sống -

Người mang lớp học "đặc biệt" đến với trẻ tự kỷ

Với đồng nghiệp và các em học sinh ở Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Bình Minh, cô giáo Nguyễn Thị Tình luôn là tấm gương nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết, tận tâm với nghề và cô cũng chính là người mang lớp học “đặc biệt” đến với trẻ tự kỷ ở tỉnh Quảng Trị

Chị Nguyễn Thị Hiền: Cán bộ công đoàn có tâm với doanh nghiệp và hoạt động công đoàn

Đời sống -

Chị Nguyễn Thị Hiền: Cán bộ công đoàn có tâm với doanh nghiệp và hoạt động công đoàn

Là chủ tịch công đoàn cơ sở của một đơn vị kinh tế tư nhân có đầy đủ các tổ chức chính trị, đoàn thể như Công ty TNHH Thương mại Số 1 ở thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đồng chí Nguyễn Thị Hiền đã có nhiều đóng góp vào sự hình thành, ổn định và phát triển của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp, ở đó các mối quan hệ lao động hài hòa được xây dựng trên nền tảng của tình thương yêu.

Trại hè cho con đoàn viên, NLĐ mồ côi ở Nghệ An: Để các em không hề đơn độc

Đời sống -

Trại hè cho con đoàn viên, NLĐ mồ côi ở Nghệ An: Để các em không hề đơn độc

Đó là ý tưởng cốt lõi của Chương trình trại hè “Kết nối yêu thương” dành cho gần 200 con đoàn viên, người lao động (NLĐ) mồ côi được LĐLĐ tỉnh Nghệ An chỉ đạo Nhà Văn hóa lao động tỉnh phối hợp với Hệ thống giáo dục Khai Minh Đức tổ chức thực hiện trong hai ngày 22 và 23/6/2024 tại TP Vinh (tỉnh Nghệ An).

Người khởi nghiệp Từ Phong

Đời sống -

Người khởi nghiệp Từ Phong

Khi chưa biết anh, tôi đã nghe Giám đốc Công ty MTV Từ Phong (huyện Cam lộ, tỉnh Quảng Trị) với tên Từ Linh Nhân còn có biệt danh nhiều người gọi nửa đùa nửa thật là “Vua dầu lạc”, thậm chí là “Vua dầu lạc miền Trung”.

“Cây sáng kiến” không mệt mỏi ở Điện lực Quảng Trị

Đời sống -

“Cây sáng kiến” không mệt mỏi ở Điện lực Quảng Trị

Đến Công ty Điện lực Quảng Trị, hỏi về anh Lê Công Hiếu (42 tuổi, Phó Trưởng phòng Công nghệ thông tin) ai ai cũng biết. Gần 20 năm công tác, hàng chục sáng kiến, sáng tạo của anh được công nhận, áp dụng trong rộng rãi tại Điện lực Quảng Trị, đến Tổng Công ty Điện lực Miền Trung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, làm lợi hàng tỷ đồng/năm, giúp đồng nghiệp làm việc an toàn và hơn thế nữa…

Cải cách tiền lương thì phải tăng lương

Đời sống -

Cải cách tiền lương thì phải tăng lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh khi nói cải cách tiền lương thì phải đạt được mục tiêu tăng lương. Đây là mục tiêu của Đảng và mong muốn của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...