Người chèo lái công ty "vượt bão"

Nét đẹp Người lao động - Nguyễn Văn Giang

Chủ doanh nghiệp bỏ trốn về nước, bỏ lại một khoản nợ với muôn vàn khó khăn. Thế nhưng, ông Võ Sơn - Phó Tổng Giám đốc, nguyên Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH MTV Phát triển trang phục phụ nữ kiểu Pháp (Công ty FLD) và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở (CĐCS) đã từng bước tháo gỡ khó khăn, trả nợ, tạo việc làm và đảm bảo quyền lợi cho công nhân.
Vượt 1200km, hai bố con lái xe cứu thương vào TP HCM xin tình nguyện chống Covid Nhiều công ty trong KCN Đà Nẵng dỡ phong tỏa, chuẩn bị hoạt động trở lại Gắn bó suốt 18 năm, nữ công nhân bị công ty nợ 56 tháng bảo hiểm xã hội
Người chèo lái công ty
Ông Võ Sơn (áo tím) thường xuyên thăm hỏi, động viên người lao động trong sản xuất.

Cùng nhau vượt khó

Năm 2001, Công ty FLD được thành lập tại Khu công nghiệp Bình Tân (TP. Nha Trang) với 100% vốn nước ngoài (Pháp). Công ty chuyên sản xuất trang phục phụ nữ kiểu Pháp cao cấp xuất khẩu. Những ngày đầu hoạt động, đơn hàng dồi dào, công ty làm ăn phát triển, quyền lợi của hơn 80 lao động được đảm bảo.

Đến năm 2005, công ty chuyển đến Khu Công nghiệp Suối Dầu (huyện Cam Lâm) và mở rộng nhà xưởng, tạo việc làm cho hơn 500 lao động trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2009, nguồn hàng làm ra không thể xuất được nên công ty phải nợ ngân hàng, chủ hàng.

Đồng thời, các ông chủ người Pháp đã gom tiền và bỏ trốn về nước, đẩy công ty đến bờ vực giải thể, người lao động thiếu việc làm, không có thu nhập. Các chế độ của công nhân không được giải quyết do công ty nợ hơn 4 tỷ đồng bảo hiểm xã hội; cùng với đó là khoản nợ ngân hàng hơn 7 triệu USD, nợ đối tác hơn 2 triệu USD...

Người chèo lái công ty
Ông Sơn (áo tím) luôn sát sao với các hoạt động của nhà máy.

Trước tình cảnh đó, ông Võ Sơn - Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở công ty (được thuê làm quản lý) và Ban Chấp hành CĐCS đã tìm mọi cách tháo gỡ khó khăn.

Ông Sơn cho biết: “Để doanh nghiệp tồn tại, tôi và Ban Chấp hành CĐCS đã trực tiếp tiếp xúc với công nhân để trình bày rõ sự tình, qua đó toàn thể công nhân đã đồng lòng ủng hộ. Chúng tôi cũng làm việc với 60 chủ hàng để họ chia sẻ khó khăn. Mặt khác, công ty được lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban, ngành hỗ trợ để từng bước tháo gỡ khó khăn...”.

Ông Sơn đã trực tiếp vào TP. Hồ Chí Minh tìm đối tác để có nguồn hàng sản xuất và kêu gọi nhà đầu tư mới. Dưới sự đồng thuận của công nhân, sự điều hành của ông Sơn và Ban Chấp hành CĐCS, từ năm 2009 đến 2012, công ty đã duy trì được hoạt động, làm ăn có lãi và trả nợ cho ngân hàng hơn 13 tỷ đồng, tạo việc làm và thu nhập cho công nhân.

Đến tháng 5/2013, Tập đoàn An Phước (TP. Hồ Chí Minh) mua lại công ty với giá hơn 50 tỷ đồng. Từ đó, công ty đã trả được nợ cho ngân hàng, bạn hàng và hơn 4 tỷ đồng bảo hiểm xã hội, 1,5 tỷ đồng tiền lãi nợ bảo hiểm xã hội. Theo đề nghị của ông Sơn và Ban Chấp hành CĐCS, Tập đoàn An Phước đã giữ nguyên bộ máy và số công nhân gắn bó với công ty.

Bảo đảm quyền lợi, an toàn cho công nhân

Chị Ngô Thị Xuân Thảo - công nhân công ty cho biết: “Hơn 15 năm làm việc ở đây, chúng tôi thấu hiểu sự thăng trầm của công ty. Trong lúc khó khăn nhất, cá nhân ông Võ Sơn và Ban Chấp hành CĐCS luôn tìm cách giữ vững hoạt động, tạo việc làm, bảo vệ quyền lợi cho công nhân. Chính sự quan tâm ấy mà chúng tôi đã chia sẻ với công ty để cùng vượt khó và an tâm gắn bó với doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, các chế độ, chính sách luôn được công ty thực hiện đầy đủ, thu nhập bình quân của công nhân hơn 6 triệu đồng/người/tháng”.

Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức xe đưa đón công nhân ở xa, hỗ trợ xăng xe, ăn trưa cho công nhân với mức trên 15.000 đồng/ngày/người. Hằng năm, công ty còn trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, đầu tư cải tạo nhà xưởng, môi trường làm việc để đảm bảo sức khỏe cho công nhân; huấn luyện phòng cháy, chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động cho công nhân...

Người chèo lái công ty
Trong lúc khó khăn nhất, ông Võ Sơn và Ban Chấp hành CĐCS luôn tìm cách giữ vững hoạt động, tạo việc làm, bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

Ông Võ Sơn cho biết: “Trải qua khó khăn, chúng tôi thấy rằng, công ty có thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách, quyền lợi và quan tâm chăm lo công nhân thì họ mới sẵn sàng chia sẻ khi gặp khó khăn. Xuất phát từ một người làm thuê, trải qua những gian khó, vất vả của người công nhân nên tôi rất hiểu ở họ cần gì. Do vậy, khi được làm lãnh đạo công ty, tôi luôn đề cao vai trò quan trọng của người công nhân. Họ là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Chăm lo, quan tâm, tạo điều kiện cho công nhân yến tâm làm việc, nâng cao thu nhập chính là tạo tiền đề cho doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững”.

Chính với suy nghĩ và hành động ấy của ông Sơn đã giúp Công ty FLD ngày càng phát triển vững mạnh, được người lao động tin tưởng và gắn bó lâu dài.

Người chèo lái công ty
Ông Sơn được đánh giá cao vì dù khó khăn nhưng Công ty FLD vẫn giữ vững hoạt động, tạo việc làm cho công nhân; tìm mọi cách giải quyết hậu quả do các ông chủ người Pháp để lại.

Đặc biệt, đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát khiến cho không ít doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm nhiều chủ doanh nghiệp thể hiện tài trí, sự nỗ lực để không “bỏ rơi” người lao động.

Dịch tác động, khiến hàng hóa Công ty FLD không xuất đi được do các đơn hàng báo tạm hoãn, trong khi đó, nguồn nguyên liệu không nhập về được. Trong lúc này, ông Võ Sơn thường xuyên có mặt tại xưởng sản xuất động viên công nhân. Đồng thời, liên tục mở các cuộc họp bàn với các cộng sự để tìm giải pháp duy trì việc làm và ổn định tinh thần cho gần 1.200 công nhân. “Chúng tôi đã quyết định tổ chức lại sản xuất, bố trí cho công nhân làm giãn ca. Các đơn hàng đang có bố trí cho người lao động chia nhau làm. Đồng thời, chúng tôi động viên công nhân tiết kiệm tối đa, nâng cao năng suất để tồn tại, bố trí lao động ở những bộ phận còn việc làm để anh em không một ai phải nghỉ việc. Đồng thời, tôi đã họp bàn tìm kiếm đối tác mới và chuyển qua sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn”.

Với sự nhạy bén của ông Sơn và lãnh đạo công ty đã giúp người lao động luôn có việc làm, thu nhập. Cùng với đó, để đảm bảo an toàn cho công nhân, phòng chống dịch bệnh, công ty đã đưa ra nhiều biện pháp và thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế: Cấp phát khẩu trang, nước sát khuẩn, khử khuẩn nơi làm việc, xe đưa đón, đo thân nhiệt, lập phòng cách ly, thành lập bộ phận theo dõi sức khỏe công nhân…để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập vào công ty. Với những giải pháp, cách làm đó, đến nay Công ty FLD đảm bảo an toàn.

Người chèo lái công ty
Ông Sơn (thứ 2 từ trái sang) nhận được bằng khen của LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa.

Bà Huỳnh Thị Nam Khánh, Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp - Khu kinh tế tỉnh cho biết, tuy rơi vào khó khăn nhưng Công ty FLD vẫn giữ vững hoạt động, tạo việc làm cho công nhân; tìm mọi cách giải quyết hậu quả do các ông chủ người Pháp để lại. Đây là một công ty điển hình trong việc thực hiện chế độ cho công nhân. Chính vì thế, người lao động ở công ty rất đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, an tâm, gắn bó lâu dài với đơn vị.

Kết quả đó có được là sự nỗ lực không biết mệt mỏi của cá nhân ông Võ Sơn và Ban Chấp hành CĐCS công ty. Ông Sơn từng tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn Khu công nghiệp - Khu kinh tế tỉnh nhiệm kỳ 2014-2018. Tuy hiện nay, ông Sơn đã giao toàn bộ hoạt động, điều hành của Công đoàn cho người khác, nhưng ở vị trí lãnh đạo công ty, ông luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công đoàn hoạt động, luôn bám sát, dõi theo và sẵn sàng hỗ trợ tốt nhất để công đoàn chăm lo công nhân…

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng

Người lao động -

Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng

Không chỉ là một cán bộ thư viện - cô thủ thư giỏi, say mê với công việc, chị Võ Thị Hoa – Cán bộ thư viện Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng còn là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Với sự cần cù, chịu khó và những nỗ lực không mệt mỏi, chị đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế sạch, bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Emagazine -

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi

Vòng tay Công đoàn -

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi

Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.

Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm

Nét đẹp Người lao động -

Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm

Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thuộc thành phố Hải Phòng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phạm Văn Thương đã đam mê và muốn tìm hiểu ngành Mỏ. Tình yêu, cùng với tinh thần trách nhiệm, tiên phong và sự vào cuộc của Công đoàn, hằng năm anh cho “ra lò” nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Trong đó, giải pháp sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất thi công đào lò chuẩn bị lò chợ 11-3-T-16 khu III vỉa 11 giáp đứt gẫy địa chất F giúp tận thu 48.210 tấn than nguyên khai”.

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Câu chuyện quanh tôi -

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

Đời sống -

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay

Đồng chí Hà Thị Nguyệt Quế, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Công nghệ hoá chất và môi trường Vũ Hoàng, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh chia sẻ kinh nghiệm triển khai phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo.

“Công nghệ VAR” khi tham gia giao thông Lao động & Công đoàn media

“Công nghệ VAR” khi tham gia giao thông

Trong 2 ngày qua (16-17/12), hai đối tượng gây ra hai vụ việc ẩu đả trên đường khi tham gia giao thông đã bị bắt. Các vụ việc đều nóng trên mạng bởi những chiếc camera hành trình.

Đón xem Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 21/12/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Hà Thị Nguyệt Quế, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Công nghệ hoá chất và môi trường Vũ Hoàng, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024 Video

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024

Năm 2024, các cấp công đoàn và đoàn viên, người lao động cả nước đã đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, đạt nhiều kết quả, tiếp tục tô thắm những trang vàng truyền thống Công đoàn Việt Nam. Cùng nhìn lại 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024.

Đọc thêm

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Câu chuyện quanh tôi -

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Câu chuyện quanh tôi -

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Câu chuyện quanh tôi -

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Câu chuyện quanh tôi -

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Câu chuyện quanh tôi -

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Kinh tế - Xã hội -

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Tổ ấm yêu thương

Vòng tay Công đoàn -

Tổ ấm yêu thương

Là trụ cột kinh tế trong gia đình, thầy giáo Huỳnh Hữu Trí, Tổ trưởng Tổ Năng khiếu của Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã cố gắng hết sức nhưng vẫn thiếu trước hụt sau. Chia sẻ với anh, Công đoàn nhà trường đã vào cuộc…

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2022: Tiểu thương chợ Đông Ba mặc áo dài để buôn bán

Nét đẹp Người lao động -

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2022: Tiểu thương chợ Đông Ba mặc áo dài để buôn bán

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2022, chào mừng kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) tiểu thương và cán bộ, nhân viên nữ chợ Đông Ba, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế mặc áo dài đến chợ buôn bán, gợi lại nét văn hóa truyền thống của vùng đất Cố đô.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Câu chuyện quanh tôi -

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.

Hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm”

Đời sống -

Hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm”

Công đoàn Y tế Việt Nam vừa thông báo hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm” do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội đang giai đoạn đỉnh dịch, diễn biến hết sức phức tạp và khó lường.