Thứ năm 25/04/2024 19:08

Mức lương tối thiểu: Đề xuất 5 hướng thiết kế, quản lý

Nghiên cứu - PGS. TS. VŨ QUANG THỌ - Trường Đại học Lương Thế Vinh

PGS. TS. Vũ Quang Thọ, nguyên Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn từng nhiều năm tham gia Đoàn của Tổng LĐLĐ Việt Nam tại Hội đồng Tiền lương Quốc gia và là chuyên gia hàng đầu về vấn đề lương. Trong bài viết dưới đây, PGS. TS. Vũ Quang Thọ bàn sâu về mức lương tối thiểu (MLTT), với tư cách là công cụ rất quan trọng của chính sách tiền lương một quốc gia.

Để viết bài này, PGS. TS. Vũ Quang Thọ đã tham khảo và sử dụng kết quả của nhiều lần đàm phán về MLTT ở Hội đồng Tiền lương Quốc gia, những thành công và những điểm còn bất cập. Bài viết nêu ra 3 ý kiến phân tích về MLTT hiện hành và 5 hướng để thiết kế và quản lý MLTT sao cho khoa học, phù hợp với quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Mức lương tối thiểu: Đề xuất 5 hướng thiết kế, quản lý
Hội thảo khoa học “Tăng lương và vấn đề ổn định thị trường lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh” do Viện Công nhân và Công đoàn tổ chức tại Hà Nội, tháng 4/2022. Ảnh: Viện CN và CĐ.

MLTT được tính chi cho những nhu cầu nào?

MLTT là vấn đề phải được nghiên cứu sâu, tính toán đầy đủ nhu cầu tối thiểu của người lao động (NLĐ) và đề xuất những thay đổi theo hướng bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Điều này vừa thực tiễn, vừa khoa học, vì nó xuất phát từ thực tế nhu cầu đời sống của một NLĐ, tức một người có hoạt động tạo ra sản phẩm có ích giúp cho cuộc sống của họ và xã hội. Mức lương tối thiểu, được ấn định và thi hành của người sử dụng lao động (NSDLĐ) với NLĐ nhằm mục đích:

1. Thỏa mãn những chi phí trực tiếp về cuộc sống của NLĐ, bao gồm ăn, mặc, ở, đi lại…nghĩa là bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu. Đây là nhu cầu tất yếu, đương nhiên của con người, bất luận họ thuộc tầng lớp nào, đẳng cấp nào, thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào. Đó là những chi phí để duy trì sự sống. Khoản này là yêu cầu cơ bản nhất của CNLĐ, nó phụ thuộc: 1). Số và chất lượng các hàng hóa tiêu dùng mà CNLĐ phải mua để thỏa mãn nhu cầu trên. 2). Sức mua của tiền tệ mà CNLĐ phải lấy tiền lương (thu nhập) của mình, để bảo đảm. Tức là mức giá đơn vị hàng hóa tiêu dùng mà CNLĐ phải mua, phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày. Trong 2 nhân tố này, nhân tố 1 ít thay đổi. Nhưng nhân tố 2 lại tùy thuộc vào khả năng kiểm soát lạm phát của Chính phủ và hay thay đổi trong thực tế ở Việt Nam.

Chúng ta đã chứng kiến những kỳ lạm phát khủng khiếp, mà hứng chịu chính là NLĐ, những người nội trợ. Tiền lương và thu nhập của họ bị hao hụt, giống như bị mất cắp. Người ta gọi những kỳ phá giá khó kiểm soát như vậy là thời kỳ “gạo châu, củi quế”.

2. Một phần của MLTT được sử dụng để đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Tức là những chi phí mà NLĐ mua, bảo hiểm cho cuộc sống của mình. Phần này NLĐ phải tính ra và chi bảo hiểm cho cuộc sống hiện tại và chi phí khi về già, được giữ lại dưới hình thức BHXH. Những khoản này, không thể không được cho là phần chi cần thiết, tất yếu của NLĐ. Nó cũng được xem là đặc điểm ưu việt, nhân văn của chế độ tiền lương và trả công lao động.

Tại nhiều doanh nghiệp, NLĐ thường ít chú ý đến BHXH, BHYT, BHTN, vì thường được tính để trả cho cơ quan bảo hiểm trước khi họ được nhận lương hằng tháng. Tỉ lệ đang là tương đối cố định, không phụ thuộc vào việc NLĐ thu nhập thấp hay cao. Tất nhiên, trong toàn bộ phần NLĐ đóng cho cơ quan bảo hiểm, NSDLĐ cũng tham gia đóng một phần, thể hiện trách nhiệm của mình. Phần đóng của NSDLĐ vào quỹ bảo hiểm, nhằm bảo hiểm cho những NLĐ mà họ thuê, sử dụng, cũng là kết quả của cuộc đấu tranh, đòi hỏi của phía NLĐ.

Mức lương tối thiểu: Đề xuất 5 hướng thiết kế, quản lý
Công nhân lao động dành một phần trong tiền lương của mình tham gia BHXH, BHYT, BHTN một cách chủ động. Trong ảnh: Công nhân Công ty Cổ phần Thanh Tuyền Group (Quảng Ninh) vận hành hệ thống thiết bị hiện đại trong dây chuyền sản xuất gạch không nung. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

3. Một phần NLĐ dành dụm, sau khi phải chi phí 2 khoản cơ bản trên; phần để dành nhiều hay ít, hoàn toàn phụ thuộc vào mức lương mà NLĐ nhận được. Người ta cũng có thể đánh giá “sức sống” và độ ổn định của nền kinh tế, từ mức dành dụm nhiều hay ít này của NLĐ. Nói chung, khi mức giá của thị trường ổn định, tiền lương tăng lên (tức là việc thiết kế mức lương tối thiểu lớn lên), NLĐ có điều kiện để phần dành dụm cao hơn, đồng tiền có giá trị tốt, sức mua mạnh hơn. Mỗi NLĐ sau khi trang trải chi phí tối thiểu cho ăn, mặc, ở, đi lại có thể lấy ra một phần để dành.

Ở Việt Nam hiện nay NLĐ phải đóng 31% BHXH, trong đó NSDLĐ đóng 20,5%, còn NLĐ trích từ lương của mình để đóng 10,5%. Như vậy, tiền lương tối thiểu được sử dụng để chi mua hàng hóa tiêu dùng, đóng BHXH, BHYT, BHTN; một phần để dành dụm phòng khi trái gió, trở trời.

Như bài viết trên Tạp chí Lao động và Công đoàn số 688, tháng 05/2022 chúng tôi đã thông tin, mức lương bây giờ của NLĐ trung bình khoảng 6 triệu đồng/người/tháng. Sau khi thực hiện các khoản đóng bảo hiểm, chi ở mức tối thiểu nhu cầu sống, NLĐ sẽ không còn phần dành để tự bảo hiểm khi cuộc sống có những thay đổi. Chúng tôi đã sử dụng câu nói của một nhà kinh điển: NLĐ khi vào làm khu công nghiệp (KCN) với hai bàn tay trắng. họ cũng sẽ rời khỏi KCN với hai bàn tay trắng... Trong điều kiện có thể cải cách chế độ tiền lương, thì việc đầu tiên chúng tôi khuyến nghị là cải cách MLTT.

5 hướng thiết kế, quản lý MLTT

1. Chi phí phải kiếm soát (một cách chủ động) sức mua của tiền tệ. Tức là cần phải hạn chế ở mức thấp nhất sự biến động bất lợi của mức giá, trước hết là giá hàng hóa tiêu dùng. Nếu yêu cầu này không được bảo đảm, chúng ta sẽ quay lại thời kỳ 1978 - 1980, khi chúng ta không thể kiềm chế được tốc độ tăng giá (hoặc tỉ lệ lạm phát) của nền kinh tế. Người đi chợ, những công nhân lao động (CNLĐ) lương thấp, thường phải chi mua những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống, phải hứng chịu tác động khủng khiếp của giá cả tăng cao. Túi tiền, vốn đã thấp xẹp của CNLĐ nhanh chóng bị lột sạch, bởi việc đi chợ như bị “móc túi”.

2. Phải tính lại một cách chi ly, khoa học các mặt bằng đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu, cần thiết. Chẳng hạn, tỉ lệ các phần P, G, L trong thành phần các hàng hóa tiêu dùng phải chi mua, bảo đảm mức năng lượng cần thiết cho NLĐ. Đây là yêu cầu vừa có tính bắt buộc, vừa phải khoa học. Không thể cho rằng, khi chúng ta tăng giá các chi phí cho các loại hàng hóa để cung cấp năng lượng cho NLĐ số P, G, L là đủ, mà phải có phương án phối hợp, hợp lý, khoa học từng đại lượng P, G, L trong cơ cấu các hàng hóa mà NLĐ phải mua. Chúng tôi cho rằng, bây giờ, trong điều kiện chúng ta cần CNLĐ ăn no, sau đó sẽ tiến tới ăn ngon, và sau cùng là ăn uống khoa học.

Mức lương tối thiểu: Đề xuất 5 hướng thiết kế, quản lý
Khảo sát tình hình lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập và đời sống người lao động năm 2022 tại Công ty Cổ phần Kem Tràng Tiền (TP. Hà Nội). Ảnh: Viện CN và CĐ.

3. Từng bước chăm lo để CNLĐ được dành một phần trong tiền lương của mình tham gia BHXH, BHYT, BHTN một cách chủ động. Những người xây dựng các chính sách về lương phải thực sự bảo vệ NLĐ, vì NLĐ là nguồn lực cơ bản của quốc gia. Không thể xoa dịu NLĐ bằng những từ hoa mĩ mà “trống rỗng”. Phải là sự thông cảm, sẻ chia thực chất với đời sống của NLĐ. Coi NLĐ là người thân của chính mình. Họ hạnh phúc khi họ được sống trong điều kiện có mức lương bảo đảm cho họ hạnh phúc. Đây là mệnh đề lúc nào cũng đúng và bất di, bất dịch. Nhiều năm qua, chúng ta vẫn loay hoay chưa có những thay đổi mạnh mẽ về thu nhập. Nhiều người dân vẫn lo ngại sự trở lại của thời kỳ thiếu thốn. Gần đây dịch Covid-19 đã làm cho nhiều CNLĐ phải rời bỏ nơi đang làm việc, tìm đến khu vực mới, tránh dịch và có thu nhập cải thiện hơn vì cuộc sống của họ đã rất khó khăn, khó tìm được những phương kế tốt hơn.

4. Mức năng lượng mà mỗi CNLĐ “nạp” vào sau một ngày làm việc cần ít nhất là 2.700 đến 2.800 Kalo. Như chúng tôi đã chia sẻ, phải kiểm soát chặt chẽ và khoa học các hàng hóa được CNLĐ mua vào, chế biến thành đồ ăn, thức uống. Trong điều kiện của Việt Nam, cần tăng dần P, giảm L và G ở mức hợp lý. Chúng tôi cho rằng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cần nghiên cứu, đưa ra những khuyến cáo, có hướng điều chỉnh các hàng hóa mua hàng ngày. Nên có nhiều đơn hàng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia đưa ra cho CNLĐ tham khảo, tuân thủ và được đưa lên thông tin đại chúng, để nhiều CNLĐ có điều kiện theo dõi. Các đơn hàng, cũng có thể phù hợp với mức thu nhập của CNLĐ, tùy từng thời kỳ, với từng vùng lương. Chúng ta dần chấm dứt tình cảnh hết ca làm việc, CNLĐ lao ra chợ, gặp hàng hóa nào mua hàng hóa ấy, chỉ cần đủ món trong bữa ăn, mà không cần biết những thức ăn ấy có phù hợp, khoa học không?

5. Dần dần, việc tính toán khối lượng hàng hóa tiên dùng mà NLĐ phải mua đáp ứng mức năng lượng mà CNLĐ cần nạp vào sau mỗi ca làm việc, bù đắp mức năng lượng đã hao phí. Những hàng hóa mà CNLĐ phải mua, đáp ứng mức “nạp” năng lượng tối thiểu như vậy, được coi là mức chuẩn (ở mức tối thiểu). Các yêu cầu nâng cao sẽ bắt đầu từ “mức chuẩn” này - đương nhiên, NLĐ phải có thêm chi phí để đáp ứng những chi phí đáp ứng “mức chuẩn” gọi là chi phí tối thiểu.

Mức lương tối thiểu: Đề xuất 5 hướng thiết kế, quản lý
Phải tính lại một cách chi ly, khoa học các mặt bằng đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu, cần thiết của CNLĐ. Trong ảnh: Công nhân thuê trọ tại KCN Nam Thăng Long. Ảnh: N. Liên.

MLTT sẽ được hình thành và giữ tương đối ổn định trong một số năm. Đây cũng là kinh nghiệm quản lý lương của một số quốc gia phát triển trước Việt Nam khi kinh tế có tăng trưởng và sự thay đổi rõ rệt của đời sống. Các cơ quan chức năng sẽ đề xuất MLTT mới. MLTT này phải thể hiện sự tiến bộ của đời sống và nền kinh tế, thể hiện việc ghi nhận và nhanh chóng đưa Việt Nam, mà trước hết là đời sống của CNLĐ vào quỹ đạo phát triển.

Việc nghiên cứu và tăng MLTT, theo kịp những tiến bộ của nền kinh tế, cũng là một đòi hỏi hợp lý, cần thiết. Các cơ quan, các chuyên gia trong nước và nước ngoài sẽ giúp Chính phủ xây dựng và ban hành MLTT trong thời gian tới, cùng với đề xuất sửa đổi MLTT, để chế độ tiền lương là công cụ được dùng trong tay những nhà quản lý, trong điều kiện phát triển. Điều này cũng góp phần ổn định hóa quan hệ lao động của Việt Nam, hài hòa quan hệ giữa NSDLĐ với NLĐ làm thuê, và do đó làm cho sự phát triển của Việt Nam ngày càng vững chắc.

Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định MLTT đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động.

Nghị định này quy định MLTT tháng và MLTT giờ áp dụng đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động.

Đối tượng áp dụng gồm:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

2. NSDLĐ theo quy định của Bộ luật Lao động gồm: doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện MLTT quy định tại Nghị định này.

Về MLTT tháng, Nghị định quy định các MLTT theo 4 vùng: Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng. Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng. Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng. Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng.

MLTT nêu trên tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với MLTT hiện hành.

Về MLTT giờ, Nghị định cũng quy định các MLTT giờ theo 4 vùng: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của NSDLĐ.

Nghị định cũng nêu rõ MLTT tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của NLĐ làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

MLTT giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của NLĐ làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn MLTT giờ.

Đối với NLĐ áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn MLTT tháng hoặc MLTT giờ.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/7/2022.

Mức lương tối thiểu vùng của 63 tỉnh, thành trong cả nước Mức lương tối thiểu vùng của 63 tỉnh, thành trong cả nước

Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận trả lương, nhiều doanh ...

Cần thiết phải tăng lương tối thiểu vùng Cần thiết phải tăng lương tối thiểu vùng

Trong bối cảnh giá cả các mặt hàng tăng cao, đời sống người lao động bị ảnh hưởng, vấn đề điều chỉnh tăng lương tối ...

Đề xuất mức lương tối thiểu tính theo giờ Đề xuất mức lương tối thiểu tính theo giờ

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ–TB&XH) đề xuất từ 1/7/2022 sẽ có thêm mức lương tối thiểu tính theo giờ, bên ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục?

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Công nhân thiệt thòi khi chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp; Cần Thơ: Công nhân lên kế hoạch du lịch gần để tiết kiệm dịp nghỉ lễ... là những nội dung chính trong bản tin công nhân ngày 24/4/2024.

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra? Tôi công nhân

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra?

Công ty xi măng, khoáng sản phải bồi thường tai nạn lao động cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động ở công ty của mình trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị Infographic

Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị

Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành hướng dẫn thực hiện tổ chức Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị. Nội dung, trình tự, thủ tục cần thực hiện như sau:
Bản tin công nhân: Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra

Bản tin công nhân ngày 23/4 gồm những nội dung chính sau đây: Nữ công nhân rút BHXH tới 4 lần vì mất việc; Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái: Có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra; Lưu ý cho người lao động đã rút bảo hiểm xã hội một lần đi làm lại...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu -

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Nghiên cứu -

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Việc đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung như đại diện tham gia đảm bảo việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, đào tạo nghề, đối thoại, thương lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT, lãnh đạo đình công...

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Nghiên cứu -

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Nghiên cứu -

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030 và 2045: “Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Nghiên cứu -

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.

Yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới

Công đoàn -

Yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới

Trong môi trường mới có tham gia của các tổ chức đại diện khác của người lao động, để công đoàn phát huy được vai trò của mình, từ đó duy trì và thu hút đoàn viên, đồng thời tiếp tục xây dựng hình ảnh, uy tín và vị thế của Công đoàn trong xã hội, cán bộ công đoàn đóng vai trò vô cùng quan trọng.