Mùa gặt và khói rơm rạ: Câu chuyện "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi"!
Đời sống - 10/06/2020 16:19 Tiên Dung - Nguyễn Thủy
Đốt rơm rạ sau mỗi mùa gặt đang trở thành câu chuyện diễn ra thường xuyên tại các địa phương - Ảnh: Tiên Dung |
Nhà chỉ còn 2 vợ chồng làm ruộng nên sau mỗi vụ gặt, vợ chồng ông Lê Thanh Nga, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình lại cặm cụi đi gom từng luống rơm để đốt, dọn ruộng chuẩn bị gieo cấy lúa mùa. Sau ba ngày được hong đủ nắng, vừa gặp mồi lửa, đống rơm đã bốc cháy ngùn ngụt, khói trắng mù mịt tràn dần về phía đường liên thôn Tân Toản.
4 giờ chiều, cái nóng của nắng hè, mùi nồng của khói khiến không khí khu ruộng càng thêm ngột ngạt, nhưng vợ chồng ông Nga vẫn cố châm lửa đốt cho xong sào rơm bởi ngày mai là lịch lấy nước gieo mạ mùa. "Không đốt đi thì cũng không biết phải làm như thế nào vì bây giờ chẳng dùng đến rơm nữa, mà để thì máy không cày bừa được. Có khói thì cũng cố chịu, chỉ một chốc lát là cháy hết thôi" - ông Nga bộc bạch.
Trên cánh đồng thôn Văn Lang, xã Duy Nhất, những cột khói từ các đống rơm đang cháy bốc lên nghi ngút. Con đường ngoài thôn vốn là địa điểm hóng mát buổi chiều của người dân thì mấy ngày nay trở nên vắng lặng vì khói rơm. "Người già và trẻ con khó chịu lắm, nhưng phải chịu thôi, nhất là chiều tối, cay hết cả mắt. Giờ nhà ai cũng đốt, cả làng, cả xã đều thế nên không ai bức xúc gì. Chịu khó đóng cửa đến khi hết khói" - bà Phạm Thị Hương chia sẻ.
Những cánh đồng mịt mù khói rơm - Ảnh: Tiên Dung |
Theo tính toán, trung bình một ha lúa cho khoảng 11 tấn rơm rạ. Sau khi thu hoạch lúa, một phần rơm được người nông dân sử dụng để trồng nấm, chăn nuôi trâu bò và che phủ cho hoa màu, còn lại phần lớn người dân đốt ngay trên đồng.
Việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT, vừa lãng phí phụ phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, với một khối lượng rơm rạ quá lớn trong khi chưa có nhiều mô hình để tái sử dụng, "cực chẳng đã" người nông dân đành phải đốt để vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị sản xuất vụ mùa khi lịch gieo cấy đã cận kề.
Có nhiều giải pháp đã được đưa ra cho việc xử lý rơm rạ nhưng theo đánh giá của người dân, những giải pháp đó chưa thực sự phát huy hiệu quả. Chẳng hạn như việc sử dụng các chế phẩm sinh học để ủ rơm rạ thành phân bón chưa thuận tiện với người nông dân. Ủ hoai mục bằng cách rải rơm tại ruộng thì phải cần lượng nước mặt ruộng tối thiểu là 5cm. Đối với những cánh đồng cao, vào vụ gặt lúa mùa khó lấy nước để thực hiện việc này. Đối với việc ủ đống, cần mặt bằng, bạt che, chưa kể chuyện đảo rơm và bổ sung nước mất nhiều công sức nên nông dân cũng chưa mặn mà. Mặt khác, việc cung ứng chế phẩm sinh học chưa rộng rãi nên người dân khó tiếp cận với mô hình này.
Đã có nhiều mô hình dùng rơm để trồng nấm; che phủ cây, làm thức ăn chăn nuôi…, tuy nhiên, những hoạt động thu mua, tận dụng rơm rạ này còn nhỏ lẻ, manh mún, dẫn đến lượng rơm tiêu thụ chưa nhiều, lượng rơm thu gom để sử dụng không đáng kể; trong khi sau mỗi vụ sản xuất, lượng rơm rạ phát sinh rất lớn. "Nếu bây giờ các cấp có giải pháp xử lý rơm rạ thì nông dân chúng tôi đồng tình làm theo ngay, chứ cứ đốt như thế này cũng hại môi trường, sức khỏe, mà thực tế cái tro sau khi đốt không biết có lợi gì cho đất không" - ông Trần Văn Chương, nông dân xã Nguyên Xá nói.
Nhằm đẩy lùi tình trạng đốt rơm rạ trên đồng, các ngành chức năng cần tìm ra giải pháp, thiết thực, hiệu quả trong việc hỗ trợ nông dân sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ thành phân bón. Đồng thời các địa phương, doanh nghiệp cũng cần nỗ lực nhân rộng những mô hình sử dụng rơm rạ hiệu quả, hữu ích để thuyết phục nông dân tham gia. Khi rơm rạ được sử dụng hiệu quả, tình trạng đốt rơm trên đồng sẽ được xử lý triệt để.
Một số hình ảnh đốt rơm rạ:
Bất chấp ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe, người dân vẫn đốt rơm rạ sau mỗi mùa thu hoạch - Ảnh: Tiên Dung |
Thời điểm chiều tối, người dân bắt đầu việc đốt rơm rạ - Ảnh: Tiên Dung |
Khói rơm rạ mù mịt khắp cả cánh đồng - Ảnh: Tiên Dung |
Khói từ cánh đồng len lỏi vào các khu dân cư - Ảnh: Tiên Dung |
Lại những em thơ thành ”đồ chơi” của người lớn Và những cái đầu thiển cận, nhỏ nhen lại nóng giãy sự thắng thua. Vẫn lại chuyện trẻ con với người lớn, học trò với ... |
"Theo anh em thì về"... đâu? Hôn nhân là việc hệ trọng của đời người, cần thực tế, tỉnh táo chứ không phải như những chuyện nho nhỏ phải đối mặt ... |
Gần 3 tháng chăm chồng bị tai nạn liệt nửa người, vợ con anh Thà kiệt sức Người lao động Sùng Mí Thà cùng gia đình rời Hà Giang vào Bình Dương tìm công việc với mức lương hứa hẹn 9 triệu ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Người lao động - 06/11/2024 13:43
Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
- Công đoàn Trường THCS Hoàng Hoa Thám: Hết mình vì một tập thể gắn kết, yêu thương
- Đồng chí Ngọ Duy Hiểu: "Công nhân đang “khát” về văn hóa trong khi nhà văn hóa để không..."
- Người bảo vệ lạc quan, lan tỏa lối sống tích cực cho mọi người
- Tiền lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội năm 2025 có tăng không?
- Dấu ấn của Đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam tại Hội giảng Nhà giáo 2024: Nỗ lực vì giáo dục nghề nghiệp