Người bảo vệ lạc quan, lan tỏa lối sống tích cực cho mọi người
Hoạt động Công đoàn - 14/11/2024 08:04 Nguyễn Thị Hoài Thu
Cô bảo mẫu vượt khó nhờ sự bảo vệ và chăm lo của công đoàn |
Bác Nguyễn Văn Nở thường được đồng nghiệp và học sinh gọi với cái tên thân thương: “Bác Nở rộ”. Bác Nở phụ trách công việc an ninh trong trường với đồng lương khiêm tốn. Gia đình bác có 5 người: người vợ đã mất khả năng lao động, người con trai làm thợ cắt tóc, con dâu đang trong thời kì nghỉ sản sau khi sinh đứa thứ hai, đứa cháu đầu lên 2 tuổi.
Cả gia đình bác sống dưới căn nhà lợp mái tôn tạm bợ trên dốc hẻo lánh, an ninh lỏng lẻo phát sinh nhiều tệ nạn, xa nơi công tác. Một mình bác cáng đáng và phải chăm lo cho cả gia đình 3 thế hệ dưới một mái nhà.
Công việc thường ngày của bác bảo vệ Nguyễn Văn Nở. Ảnh: ĐVCC |
Dù gặp không ít khó khăn trong vấn đề kinh tế nhưng bác vẫn luôn nở nụ cười trên môi. Sáng nào bác cũng đến trường sớm để tưới, chăm sóc cây; niềm nở tiếp đón các em học sinh và giáo viên. Tan trường, bác ân cần nhắc nhở các em học sinh về việc đóng cửa, trực nhật vệ sinh của lớp; khuyên bảo và quan tâm học sinh như một người ông đáng kính. Học sinh về trễ bác thường hay ngồi cạnh tâm sự và quan tâm các cháu cho đến khi được trở về trong vòng tay an toàn của cha mẹ.
Bác Nở chính là cầu nối trung gian giữa học sinh – giáo viên – phụ huynh. Bác ân cần niềm nở tiếp đón phụ huynh khi họ có việc cần trao đổi với nhà trường. Trong những kì họp học sinh, bác thường chỉ dẫn lớp học, sắp xếp chỗ để xe cho từng phụ huynh. Bác ổn định nề nếp trong các kì đại hội, các ngày lễ lớn, lo phần hậu trường và chỗ ngồi của học sinh giúp giáo viên hoàn thành tốt công tác quản lí học sinh của mình. Nói một cách khác, bác Nở là người giao dịch trung gian của việc “trao niềm tin” giữa nhà trường và phụ huynh học sinh.
Bác Nguyễn Văn Nở là "người bạn" của các học sinh. Ảnh: ĐVCC |
Tuy điều kiện sống vô cùng thiếu thốn, khó khăn, bác vẫn chọn cách im lặng không chia sẻ với bất kì ai. Hơn thế nữa, bác còn giúp đỡ mọi người xung quanh theo cách riêng của mình. Bác hăng hái nhận thay ca cho đồng nghiệp những lúc cần, vui vẻ nhận những yêu cầu cần giúp đỡ từ các giáo viên. Và đặc biệt, bác luôn quan niệm rằng “sống là phải biết cho đi, tôi đã học được từ gia đình Trần Quốc Toản đấy”.
Và chính câu này đã trở thành một câu slogan của bác và gây ấn tượng mạnh với các em học sinh nói riêng và mọi người nói chung. Điều này giúp những người làm công đoàn như chúng tôi có thêm động lực để tiếp tục làm tốt công tác công đoàn của mình. Tuy gia cảnh bác không được khá giả nhưng bác biết rằng ngoài kia vẫn còn những mảnh đời bất hạnh hơn cả mình nên bác và vợ bác thay phiên nhau nấu cơm từ thiện trong bệnh viện tỉnh Khánh Hòa vào mỗi cuối tuần.
"Việc này nhằm sẻ chia và giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nhân ung thư. Góp một phần công sức nhỏ bé của mình cho cộng đồng, xã hội", bác Nở tâm sự.
Nhận biết được những khó khăn mà bác phải trải qua, những trái tim hoà chung một nhịp của công đoàn Trường THCS Trần Quốc Toản đã thấu hiểu và chung tay góp sức hỗ trợ bác. Giúp bác giải quyết được ít nhiều những vấn đề khó khăn trong cuộc sống, giúp chất lượng cuộc sống của bác dần được cải thiện. Với tất cả tấm lòng với một thành viên trong tập thể công đoàn của trường, Ban Chấp hành Công đoàn trường luôn kề vai sát cánh bên bác, luôn động viên bác, chia sẻ bớt những khó khăn vất vả cả về vật chất lẫn tinh thần của bác qua nhiều cách thức khác nhau.
Ban Chấp hành Công đoàn thường trao tặng bác những phần quà động viên những dịp ngày lễ, Tết. Khi bác Nở ốm, nhà trường tạo điều kiện cho bác nghỉ có lương, tới thăm hỏi và động viên bác đồng thời sắp xếp anh em đồng nghiệp trực thay ca giúp bác. Dịp Tết đến xuân về, tập thể anh em công đoàn có tấm lòng tặng quà động viên tinh thần bác; tạo động lực giúp bác hoàn thành tốt công việc và có một kì nghỉ xuân trọn vẹn bên gia đình.
Công việc nấu cơm tại bếp từ thiện của vợ chồng bác bảo vệ Nguyễn Văn Nở. Ảnh: ĐVCC |
Các giáo viên trong trường cũng hay kêu gọi nhau ủng hộ đồ thủ công ngày Tết của vợ bác như mứt gừng, dưa món, thịt ngâm... Những việc làm đó, dù lớn nhỏ đã động viên khích lệ bác Nở thấy được ở mái trường Trần Quốc Toản là một đại gia đình, nơi ấy tràn đầy yêu thương và sự tử tế.
Theo lãnh đạo Công đoàn Trường THCS Trần Quốc Toản, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn là vậy nhưng những đoàn viên vẫn không ngừng phấn đấu, truyền cảm hứng tích cực cho những người xung quanh, giúp công đoàn trở nên vững mạnh, bền chặt hơn, phát triển mạnh mẽ hơn. Bác Nở luôn là một tấm gương sáng, là một câu chuyện sống, truyền cảm hứng cho công đoàn nhà trường và cho mọi người.
Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống. Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động. Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com |
Cô bảo mẫu vượt khó nhờ sự bảo vệ và chăm lo của công đoàn Công đoàn là nơi mà những người lao động tìm thấy sự đồng hành, bảo vệ và chia sẻ. Trong cuộc sống, đôi khi những ... |
Ký kết thỏa thuận trái pháp luật, người lao động và sử dụng lao động đều có thể bị xử phạt Không phải thỏa thuận nào giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng được pháp luật thừa nhận, như không đóng bảo ... |
Người bảo vệ gần gũi, thân thiện của Trường Tiểu học Trung Yên Tại Trường Tiểu học Trung Yên (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) có một người tuy không cầm phấn chèo lái con thuyền ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 11/12/2024 16:08
Những chuyến xe nghĩa tình của Công đoàn May 10
Để tạo điều kiện cho đoàn viên khó khăn về quê ăn Tết, những chuyến xe nghĩa tình ấm áp của Tổng Công ty May 10 đã trở thành một chương trình ấn tượng, ý nghĩa.
Hoạt động Công đoàn - 11/12/2024 07:53
Nữ thủ lĩnh công đoàn tận tâm vì người lao động
“Hạnh phúc là được mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người lao động” là phương châm của chị Phạm Thị Minh Nguyệt - Chủ tịch Công đoàn Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn).
Hoạt động Công đoàn - 10/12/2024 16:30
Thừa Thiên Huế: Hơn 18.000 lượt đoàn viên được chăm lo, hỗ trợ năm 2024
Năm 2024, các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chăm lo, hỗ trợ hơn 18.000 lượt đoàn viên, người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn, với số tiền hơn 11 tỉ đồng; hàng chục ngàn lượt đoàn viên, NLĐ được hưởng lợi từ các chương trình phúc lợi, ưu đãi, giảm giá...
Hoạt động Công đoàn - 10/12/2024 15:50
Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
Tuy chỉ chiếm khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động nhưng lực lượng công nhân cùng với người sử dụng lao động đóng góp trực tiếp khoảng trên 50,34% giá trị tăng thêm cả nước.
Hoạt động Công đoàn - 10/12/2024 14:15
Công đoàn Vietinbank Đắk Lắk: Chắp cánh cho tinh thần đoàn kết và nhân văn
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) chi nhánh Đắk Lắk không chỉ là một tổ chức kinh doanh tài chính hàng đầu mà còn là ngôi nhà thứ hai của hàng trăm cán bộ nhân viên (CBNV).
Công đoàn - 09/12/2024 20:29
Những “giọt nước mắt hạnh phúc” của cô giáo đang điều trị ung thư
“Nghĩ về công đoàn, nước mắt tôi lại một lần nữa rơi xuống - giọt nước mắt hạnh phúc”. Đó là tâm sự của cô giáo Đỗ Thị Lý, giáo viên Trường Tiểu học thị Trấn Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa), người đang chống chọi với căn bệnh ung thư và luôn nhận được tình thương yêu, đùm bộc từ tổ chức Công đoàn.
- Những chuyến xe nghĩa tình của Công đoàn May 10
- Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc và Úc
- Vụ Phó Đức Nam - Mr Pips bị bắt: “Miếng phô mai” nhà đẹp, xe sang
- Bí quyết của đơn vị dẫn đầu cả nước về phát triển đoàn viên
- Volkswagen Việt Nam khai trương showroom kiểu mới, đầu tiên tại Đông Nam Á