Thứ tư 22/05/2024 07:51

Mô hình phù hợp đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Nghiên cứu - TS. Phạm Thị Thu Lan - Viện Công nhân và Công đoàn

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 31/12/2018, trong số 610.637 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh trên cả nước, có tới 98,1% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (từ 100 lao động trở xuống). Riêng doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ (từ 10 lao động trở xuống) có 382.444 doanh nghiệp, chiếm 62,6% số doanh nghiệp cả nước.
Mô hình phù hợp đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Liên đoàn Lao động TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) trao quyết định thành lập công đoàn cơ sở Công ty cổ phần Công nghệ xanh Lộc Châu (Lâm Đồng).

Mô hình phù hợp

Hiện đa số NLĐ ở các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, dưới 25 lao động chưa tham gia công đoàn. Nhu cầu của NLĐ được tham gia công đoàn, được công đoàn đại diện và bảo vệ ở các doanh nghiệp này là nhu cầu chính đáng. Trong thực tế, NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, dưới 25 lao động thường có việc làm bấp bênh và không bảo đảm, ít được thanh tra lao động, thường nảy sinh rất nhiều vấn đề, nhất là về tuân thủ các quy định của Nhà nước liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng như: tiền lương, điều kiện làm việc, ATVSLĐ, bảo đảm việc làm, BHXH, BHYT...

Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có độ ổn định không cao, việc thành lập và giải thể diễn ra dễ dàng. Vì vậy việc thành lập CĐCS theo mô hình trong phạm vi doanh nghiệp là không bền vững vì NLĐ sẽ tự nhiên bị ra khỏi công đoàn khi doanh nghiệp giải thể. Công đoàn sẽ mất đoàn viên sau khi CĐCS trong doanh nghiệp giải thể. Đó là chưa kể tới thực trạng nhiều doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đăng ký ảo, không tồn tại; thậm chí có thể hai, ba doanh nghiệp cùng đăng ký hoạt động, nhưng trên thực tế cũng vẫn là những NLĐ đó. Vì vậy, trong khu vực các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, dưới 25 lao động thì mô hình CĐCS phù hợp là CĐCS ghép.

Thực trạng mô hình CĐCS ghép hiện nay

Mô hình CĐCS ghép được bắt đầu được thực hiện từ năm 2014, thông qua Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ ngày 04/3/2014 của Tổng LĐLĐ Việt Nam, nhưng thuật ngữ “CĐCS ghép” lần đầu tiên được sử dụng trong Hướng dẫn số 703/HD-TLĐ ngày 06/5/2009 của Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, theo đó, Điểm b Điều 10 quy định: “Các doanh nghiệp có đủ điều kiện về đoàn viên, có tư cách pháp nhân nhưng có chung chủ sở hữu hoặc cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động trên địa bàn nếu tự nguyện liên kết thì thành lập CĐCS có cơ cấu CĐCS thành viên”.

Mô hình phù hợp đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Cán bộ Liên đoàn Lao động TP. Cần Thơ phát tờ rơi tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông cho người lao độngtại Khu Công nghiệp - Chế xuất Trà Nóc, quận Bình Thủy.

Hiện tại chỉ còn có 9 CĐCS ghép đang hoạt động ở các đơn vị trong lĩnh vực doanh nghiệp cơ khí, trường mầm non, doanh nghiệp điện tử, doanh nghiệp thương mại, các văn phòng đại diện và một số doanh nghiệp trong các KCN. Các CĐCS ghép này được thành lập chính thức thông qua quyết định của công đoàn cấp trên cơ sở. Đặc điểm của CĐCS ghép là số lượng đoàn viên ít, nhiều nhất cũng chỉ lên tới vài chục đoàn viên, dẫn tới nguồn kinh phí đóng góp từ đoàn viên quá ít. Do hạn chế về kinh phí nên việc tổ chức các hoạt động công đoàn theo cách truyền thống không hiệu quả.

Hơn nữa, ở các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, dưới 25 lao động, những nội dung hoạt động công đoàn mang tính chất xã hội và phong trào như đã nêu ở trên không phải là hoạt động sát sườn với NLĐ, vì các hoạt động này không gắn với quyền lợi trực tiếp của NLĐ như: không gắn với việc làm và thu nhập, không đi vào thực chất những vấn đề bức xúc, cấp bách mà NLĐ gặp phải hằng ngày trong công việc. Vì vậy, sau một thời gian hoạt động phong trào ở CĐCS ghép, NLĐ thấy công đoàn không thiết thực, thậm chí nhiều người thấy công đoàn không liên quan đến họ. Từ đó, vai trò công đoàn dần dần mờ nhạt, dẫn đến CĐCS ghép tự tan hoặc chỉ tồn tại trên danh nghĩa.

Có thể thấy, việc thành lập CĐCS ghép cho đến nay chỉ đạt được mục tiêu thành lập được CĐCS ghép nhưng hầu như các CĐCS ghép đều “bế tắc” trong hoạt động sau khi thành lập. Trong thực tiễn, với số lượng đoàn viên ít, kinh phí ít, nội dung hoạt động thiếu trọng tâm và chưa thiết thực với NLĐ, nên các CĐCS ghép gần như không hoạt động gì và một số CĐCS ghép đã “tự giải thể”. Vì vậy, rất cần điều chỉnh mô hình thành lập và hoạt động của CĐCS ghép theo phương thức mới để tập hợp, đại diện và bảo vệ NLĐ trong khu vực này, vì nếu không thay đổi, Công đoàn Việt Nam sẽ rất khó để vươn ra khu vực này, để lại khoảng trống cho sự xuất hiện của các tổ chức đại diện khác của NLĐ trong thời gian tới.

Mô hình phù hợp đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
Trao quyết định kết nạp đoàn viên cho công nhân lao động của Công ty TNHH Tân Mahang Việt Nam (Quảng Ngãi).

Để CĐCS ghép hoạt động hiệu quả

Rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động của CĐCS ghép, để CĐCS ghép hoạt động hiệu quả, việc thành lập và hoạt động CĐCS ghép cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, CĐCS ghép chỉ thuần túy bao gồm đoàn viên là những NLĐ có cùng những vấn đề như nhau tại nơi làm việc liên quan tới việc làm của họ trong mối quan hệ với NSDLĐ, nghĩa là những NLĐ có cùng nghề như nhau. Đây là nguồn gốc của công đoàn ngành nghề. “Cái gốc” của công đoàn là NLĐ gặp phải những vấn đề như nhau tại nơi làm việc hợp lại với nhau và cùng nhau thành lập tổ chức để có sức mạnh và vị thế pháp lý nhằm “tự cứu” chính mình.

Thứ hai, hoạt động trọng tâm và then chốt của CĐCS ghép là thực hiện đối thoại và thương lượng tập thể về các vấn đề nảy sinh tại nơi làm việc với NSDLĐ nhằm giải quyết vấn đề và từng bước đưa đến sự cải thiện điều kiện làm việc; gạt sang một bên các vấn đề khác như thăm, hỏi, hiếu, hỉ, văn hóa, thể thao... trong nội bộ tổ chức Công đoàn. Mục tiêu hoạt động là kiên trì thuyết phục, tạo sự đồng thuận của những NSDLĐ để đi đến đối thoại và thương lượng, ký kết thỏa ước tập thể.

Thứ ba, thành lập CĐCS ghép và xây dựng năng lực thực hiện chiến lược hành động của CĐCS ghép phải là hai bước đi liền với nhau. Mục tiêu của thí điểm là tập thể NLĐ phải có một chiến lược hành động thông qua đối thoại và thương lượng tập thể sẵn sàng trước khi thành lập CĐCS ghép. Việc thành lập CĐCS ghép chỉ là bước thủ tục để đưa tới hình thành một tổ chức có tư cách pháp nhân nhằm thực hiện chiến lược đề ra. Điều này có nghĩa, nếu tập thể NLĐ chưa sẵn sàng và chưa có khả năng thực hiện đối thoại và thương lượng tập thể về các vấn đề của họ tại nơi làm việc thì chưa thành lập CĐCS ghép.

Thứ tư, quá trình vận động thành lập CĐCS ghép chính là quá trình giáo dục tập thể NLĐ để họ hiểu về công đoàn, hiểu về vai trò của NLĐ trong công đoàn, biết cách giao tiếp, trao đổi với nhau để cùng nhau xây dựng chiến lược hành động và thực hiện chiến lược. Sau khi hiểu rõ và sẵn sàng hành động, tập thể NLĐ làm các thủ tục thành lập CĐCS ghép và bầu ra người đại diện cho mình để bắt đầu thực hiện chiến lược. Nguyên tắc hoạt động của CĐCS ghép là “của NLĐ, do NLĐ và vì NLĐ”. Điều này có nghĩa là nếu NLĐ chưa hiểu và chưa sẵn sàng cho chiến lược hành động của mình thì chưa thành lập CĐCS ghép. Vai trò của công đoàn cấp trên là giúp đỡ và hỗ trợ quá trình thành lập CĐCS ghép bằng việc xây dựng năng lực cho tập thể NLĐ.

Mô hình phù hợp đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thường có tính chất gia đình việc thành lập CĐCS ở loại hình doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ năm, cách tiếp cận của phương pháp mới là tiếp cận NLĐ và xây dựng năng lực để NLĐ thành lập CĐCS ghép. Công đoàn cấp trên thực hiện thí điểm sẽ tiếp cận NLĐ trong cộng đồng và triển khai các hoạt động với NLĐ ngoài doanh nghiệp. Việc tiếp cận NSDLĐ chỉ được thực hiện bởi chính NLĐ thông qua CĐCS ghép của họ để thực hiện đối thoại và thương lượng tập thể về các vấn đề tại nơi làm việc.

Kết luận

Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có cam kết về lao động; đã phê chuẩn Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế về thương lượng tập thể, tiến tới phê chuẩn Công ước 87 về tự do hiệp hội theo cam kết; vì vậy, trong tương lai sẽ xuất hiện các tổ chức đại diện khác của NLĐ và cạnh tranh trực tiếp với tổ chức Công đoàn Việt Nam trong việc đại diện và bảo vệ NLĐ. Bộ luật Lao động (sửa đổi, bổ sung) năm 2019 đã cho phép NLĐ có quyền thành lập các tổ chức đại diện khác ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam. Điều này đòi hỏi công đoàn các cấp phải tập hợp NLĐ ở các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, dưới 25 lao động tham gia công đoàn và thực hiện hiệu quả chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ ở khu vực này. Thực hiện mô hình CĐCS ghép theo năm nguyên tắc vận hành của CĐCS ghép nói trên sẽ giúp cho Công đoàn Việt Nam tập hợp được đoàn viên và xây dựng sức mạnh của tổ chức Công đoàn để ứng phó với các thách thức trong tình hình mới.

Vươn lên nhờ Vươn lên nhờ "vòng tay Công đoàn"

Công đoàn Trường Mầm non Chiềng Hắc đã truyền cảm hứng, niềm say mê và ngọn lửa nhiệt huyết cống hiến cho mỗi giáo viên ...

“Ô tô siêu thị 0 đồng” hỗ trợ công nhân khu công nghiệp “Ô tô siêu thị 0 đồng” hỗ trợ công nhân khu công nghiệp

Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội vừa trao 2.000 "Túi An sinh Công đoàn" dành cho công nhân, lao động ...

"Nhờ công đoàn, giấc mơ an cư của tôi đã thành sự thật"

“Tôi từng có một giấc mơ rất kỳ lạ, ở đó, tôi thấy mình và con được sống trong một ngôi nhà khang trang, ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

Người lao động có được từ chối làm thêm giờ? Tôi công nhân

Người lao động có được từ chối làm thêm giờ?

Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động không có quyền này.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam chia sẻ về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024" Infographic

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024"

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”, dự kiến tổ chức ngày 26/05/2024.
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu -

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Nghiên cứu -

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Việc đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung như đại diện tham gia đảm bảo việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, đào tạo nghề, đối thoại, thương lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT, lãnh đạo đình công...

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Nghiên cứu -

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Nghiên cứu -

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030 và 2045: “Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Nghiên cứu -

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.