Thứ bảy 10/06/2023 14:13
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Miệt vườn Thanh trà xứ Huế

Văn hóa - Diễn đàn - NGUYỄN ĐẮC THÀNH

Huế không phải là vùng đất của xứ xum xuê cây trái, nhưng nơi này vẫn có một thứ quả đã được ghi danh trên bản đồ trái cây Việt Nam: Quả thanh trà.

Một thứ quả trứ danh

Thanh trà xứ Huế là một loại quả kén đất trồng, nó chỉ ngon ngọt, xanh tốt bởi phù sa sông. Trồng thanh trà phải là những vùng đất ven sông, nếu đưa nó ra khỏi phạm vi của các dòng sông chất lượng quả sẽ không còn nữa, dù cây vẫn phát triển và cho trái. Nhưng, không phải cứ vùng đất nào ven sông, được bồi đắp bởi phù sa cũng trồng được loại cây này.

Miệt vườn Thanh trà xứ Huế
Bưởi thanh trà Huế nức tiếng cả nước, giúp người dân cải thiện kinh tế. Ảnh: TGCC.

Người ta lý giải rằng, những mảnh vườn trồng được thanh trà phải đạt được các yếu tố: đất bồi phù sa, thường xuyên ngập lụt để tái tạo đất nhưng mực nước không được ngập quá sâu. Cũng chính vì lý do đó, cây thanh trà chỉ được trồng ở các vùng đất thượng nguồn sông Hương, sông Ô Lâu, sông Bồ… Còn xuôi về hạ nguồn, một số hộ dân cũng đem giống về trồng một vài gốc trong vườn, nhưng đến mùa lũ là cây chết vì nước ngập quá sâu.

Một loài cây khó tính, nên để nó có một “cuộc di cư” như vài người đã làm là rất khó thành công.

Trước khi chạy vào lòng thành phố Huế, ngang qua các đền đài, thành quách sông Hương đã kịp bồi đắp, lắng đọng phù sa tạo nên những vùng đất trù mật thanh trà phát triển. Nhắc đến thanh trà Huế, người ta sẽ nghĩ ngay đến vùng đất Thủy Biều, nơi chỉ cách trung tâm thành phố 10-15 phút chạy xe máy theo hướng Tây Bắc.

Thủy Biều là một xứ được sông Hương bao trọn ba phía. Vùng đất này trông giống như một cù lao. Một khoảnh đất rộng và dài vươn ra nắn chỉnh dòng để con sông khi đến đây tạo thành một khúc cua tay áo. Mùa lũ, nước đổ về ngập trắng cả một vùng đất, nước rút đi, phù sa đọng lại dày 3-4cm. Phù sa ngập trong nhà, ngoài đường, người ta gom góp, cào đống rồi đem đổ ra vườn cây. Họ xem đây như một “món quà” mà đất trời ban tặng cho vùng đất này. Thứ đất sền sệt, màu nâu đục là dưỡng chất mà sông Hương bỏ lại cho Thủy Biều để tạo nên một thứ quả trứ danh.

Không ai thích lũ lụt, nhưng cứ năm nào phù sa không có nhiều người trồng thanh trà lại mang một nỗi lo bất tận. Có mấy năm liền, những mảnh vườn thanh trà không gợn một chút phù sa, người trồng đã nghĩ đến đoạn cuối của một loài cây. Nhiều người đã lên tiếng: “Không có phù sa, thanh trà Huế có còn là sản vật quý hay không?”. Mấy năm gần đây lũ đổ về sông Hương nhiều hơn, người trồng thanh trà vì thế cũng bớt lo lắng. Nhiều người đùa rằng: “Lũ cũng lo, mà không lũ cũng lo. Thôi, ông trời cứ cho trận lũ vừa vừa là được”.

Miệt vườn Thanh trà xứ Huế
Thu hoạch thanh trà tại phường Thủy Biều, TP. Huế. Ảnh: TGCC.

Thanh trà Huế quả không to như bưởi, có lớp da màu xanh. Những tép thanh trà nhỏ nhưng căng mọng nước, ngọt và thanh. Ra Giêng cây bắt đầu đơm hoa, chừng mươi ngày sau thì đậu trái. Thoạt nhìn, hoa và trái lúc mới ra đều có hình dáng như các loại bưởi, nhưng càng lớn, quả thanh trà có một dáng vẻ khác. Quả thon nhọn từ đầu cuống, to dần rồi phình ra ở phần bụng, sau đó bo tròn phía dưới rốn. Từ lúc kết trái đến khi ăn được loại quả này trải qua gần 6 tháng hấp thụ dưỡng chất từ đất, từ khí trời.

Người sành ăn thanh trà không bao giờ chọn những quả quá lớn. Người trồng truyền tai nhau một bí kíp là chọn những quả vừa, không to cũng không nhỏ. Không ai lý giải được điều đó, nhưng đó là công thức mà các chủ vườn luôn khuyên những ai có ý định mua thanh trà.

Chưa có chỉ dẫn địa lý

Ông Võ Trần Tuấn Kiệt (52 tuổi) là người có thâm niên gần 20 năm trồng thanh trà, vườn cây của ông xanh ngút ngàn nằm bên triền sông Hương. Loại quả đã giúp ông tạo dựng nên được cơ nghiệp, nuôi con ăn học. Ông bảo: “Mỗi năm thu hoạch và bán trong chưa đầy nửa tháng, nhưng đây là nguồn thu nhập chính của gia đình”.

Khu vườn hơn 100 gốc của ông nằm ở bãi bồi Lương Quán, phường Thủy Biều, nơi hưởng thụ trực tiếp gió, nước và phù sa sông Hương. Những người trồng thanh trà ở Thủy Biều như ông và các nơi khác ít dùng đến phân hóa học hay thuốc trừ sâu. Năm nào phù sa không nhiều, họ bỏ tiền đi khắp các làng quê hỏi mua phân trâu, bò về ủ cho hoai mục rồi bón cho cây.

“Hơi mất công nhưng đổi lại giữ được hương vị, chất lượng cho quả thanh trà. Bón bằng phân hữu cơ nó cũng không hư hại đất trồng. Để đuổi côn trùng phá cây, trái thì dùng bẫy sinh học”, ông Kiệt chia sẻ.

Thủy Biều được xem như xứ miệt vườn của Huế với hơn 150ha diện tích dùng để trồng thanh trà, 1.000 hộ dân tham gia. Người trồng thanh trà sống được với cây, chưa bao giờ ế sản phẩm. Tiếng lành đồn xa, người dân từ Bắc đến Nam mỗi lần ghé Huế du lịch cũng lặn lội lên Thủy Biều mua về làm quà.

Miệt vườn Thanh trà xứ Huế
Thủy Biều được xem như xứ miệt vườn của Huế với hơn 150ha diện tích dùng để trồng thanh trà, 1.000 hộ dân tham gia. Ảnh: TGCC.

Vùng đất trù phú bên sông từ bao đời nay nổi lên với cây thanh trà. Lên đến xứ này, bạn sẽ thấy được những vườn cây xanh ngát, trồng theo hàng thẳng lối. Không có một loài cây nào khác bên trong những mảnh vườn thanh trà. Những ngôi nhà xưa, nhà cổ nằm lấp ló dưới tán các gốc cây thanh trà, nắng hắt xuống tạo ra một không gian dịu êm. Mùa thanh trà ra hoa, hương thơm ngát tỏa đi một vùng. Cái thứ bông màu trắng, kết chùm nở rộ thu hút ong, bướm đến tận hưởng rợp cả một khu vườn rộng lớn.

Giá trị của những vườn cây thanh trà không chỉ dừng lại ở việc bán quả, mà không gian xanh tươi, êm đềm của một làng quê bên sông cũng thu hút du khách. Những chiếc homestay mang dáng dấp làng quê được người dân dựng lên làm du lịch. Họ mong muốn du khách vào mỗi ban mai thức dậy dưới tán những khu vườn sẽ được hưởng không khí trong lành và hương thơm ngào ngạt của hoa thanh trà. Một vài đơn vị đã xây dựng hẳn tour du lịch: Sáng Thủy Biều, chiều Tam Giang.

Khi Tết nguyên đán khép lại, vào khoảng mùng 10 là thanh trà bắt đầu ra hoa rộ rồi kết trái, chủ nhân sẽ xem xét cắt tỉa bớt, chỉ giữ lại một chùm hoa vài ba trái được xem là chất lượng nhất cho phát triển tiếp. Người trồng thanh trà không bao giờ ham hố để cho trái ra nhiều, bởi như vậy quả sẽ không chất lượng và tuổi đời cây cũng sẽ bị suy giảm. Tuổi đời một cây thanh trà cũng 20- 30 năm tùy vào sự chăm sóc của chủ vườn.

Miệt vườn Thanh trà xứ Huế
Tép thanh trà nhỏ nhưng căng mọng nước, ngọt và thanh. Ảnh: TGCC.

Hai năm một lần, những người trồng thanh trà vùng Thủy Biều lại nhộn nhịp bởi lễ hội. Chương trình này đã trải qua bảy lần tổ chức, là nơi để tôn vinh thứ quả đặc sắc của xứ Huế, để như một lần nữa giới thiệu đến với du khách sản vật của địa phương.

Năm 2014, thanh trà Huế đã lọt vào top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng nhất Việt Nam. 14 năm về trước, Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã chính thức cấp nhãn hiệu "Thanh trà Thủy Biều Huế" do Hợp tác xã nông nghiệp Thủy Biều là đơn vị chủ trì, khai thác và phát triển nhãn hiệu tập thể "Thanh trà Huế".

Thanh trà Huế giờ đã có chỗ đứng trên thị trường, được người dân khắp nơi trong nước biết đến. Nhưng, vẫn còn một chút gợn khiến những người làm vườn nơi đây chưa thật vui: Thanh trà Huế vẫn chưa có được chỉ dẫn địa lý.

Đi chợ Tết bằng app đầu tiên ở xứ Huế Đi chợ Tết bằng app đầu tiên ở xứ Huế

Đầu năm 2022, Ban quản lý và CĐCS chợ Đông Ba, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ứng dụng mua sắm trực tuyến, ...

Lãnh đạo Thừa Thiên Huế gặp mặt đoàn viên Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Huế Lãnh đạo Thừa Thiên Huế gặp mặt đoàn viên Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Huế

Ngày 31/5, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Chương trình "Lãnh đạo Tỉnh ủy gặp mặt đoàn viên Nghiệp đoàn Xích lô du ...

LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn kỹ năng phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn kỹ năng phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS

Ngày 2/6, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lớp tập huấn về kỹ năng vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn ...

Chia sẻ
In bài viết
Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
Tăng hệ số trượt giá BHXH 2023, NLĐ được lợi thế nào? Tôi công nhân

Tăng hệ số trượt giá BHXH 2023, NLĐ được lợi thế nào?

Theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), hệ số trượt giá BHXH, so với bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2022, hệ số trượt giá năm 2023 đã được điều chỉnh tăng từ 0,03 cho đến 0,16. Vậy người lao đông (NLĐ) sẽ được hưởng lợi thế nào, hãy tìm hiểu trong chương trình Tôi công nhân.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

"Ngôi nhà đại học" của hai anh em xứ Hàn Quốc

Văn hóa - Diễn đàn -

"Ngôi nhà đại học" của hai anh em xứ Hàn Quốc

Hai anh em người Hàn Quốc cùng học chung một chuyên ngành Việt ngữ học tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh), với mong ước lớn nhất là học tiếng Việt thật giỏi và được ở lại làm việc tại Việt Nam.

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: "Có thể xem xét xử lý hành chính hoặc hình sự"

Văn hóa - Diễn đàn -

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: "Có thể xem xét xử lý hành chính hoặc hình sự"

Vụ án đất đai liên quan trực tiếp đến gia đình ông Trần Văn Phước (khu phố 7, phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) tiếp tục được dư luận quan tâm, nhất là với tình tiết giả mạo chữ ký, chữ viết của ông tại Biên bản xác định ranh giới, mốc thửa đất năm 2002 vẫn chưa được xử lý.

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: Luật sư và cán bộ địa phương kiến nghị xử lý

Văn hóa - Diễn đàn -

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: Luật sư và cán bộ địa phương kiến nghị xử lý

Đây cũng là một kỳ án dân sự (và sau đó là vụ án hành chính) ở Quảng Trị mà bị đơn kêu oan suốt mấy năm nay, một "Vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất".

Bữa  ăn ca an toàn, đủ dinh dưỡng

Văn hóa - Diễn đàn -

Bữa ăn ca an toàn, đủ dinh dưỡng

Bữa ăn ca với công nhân lao động rất quan trọng bởi nó bổ sung dinh dưỡng, giúp phục hồi sức lao động. Biết được tầm quan trọng này, nhiều công đoàn cơ sở đã phối hợp với doanh nghiệp cải thiện chất lượng bữa ăn ca cho công nhân lao động.

Quảng Trị: Hoan nghênh xử lý xe quá tải

Văn hóa - Diễn đàn -

Quảng Trị: Hoan nghênh xử lý xe quá tải

Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được thì đã có những tín hiệu khả quan xử lý xe quá khổ, quá tải ở địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trước đó báo chí trong đó có tạp chí Lao động và Công đoàn đã phản ánh việc chậm xử lý xe quá khổ, quá tải ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh này khiến dư luận địa phương bức xúc.

Khép lại diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động”

Văn hóa - Diễn đàn -

Khép lại diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động”

Sau gần một tháng triển khai diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động”, Tạp chí Lao động và Công đoàn xin khép lại chủ đề này vào hôm nay.

Từ tin buồn "Ngày Cá tháng Tư"

Văn hóa - Diễn đàn -

Từ tin buồn "Ngày Cá tháng Tư"

Ngày “Cá tháng Tư” năm nay, ngay giữa Thủ đô Hà Nội, một tin buồn đau về một nam sinh trường chuyên trung học phổ thông trên địa bàn nhảy lầu tự tử khiến nhiều người choáng váng. Điều đáng nói, hiện tượng này không phải quá cá biệt.

Chồng tăng ca thì vợ nghỉ, vợ tăng ca thì chồng nghỉ!

Văn hóa - Diễn đàn -

Chồng tăng ca thì vợ nghỉ, vợ tăng ca thì chồng nghỉ!

Một đồng nghiệp trong tổ của tôi, cả hai vợ chồng đều là công nhân nên phải chia lịch tăng ca với nhau. Khi chồng chị này tham gia tăng ca ở công ty của anh ấy thì vợ phải tan ca đúng giờ để còn lo cho con cái và ngược lại.

Đại nạn lãng phí: Cần truy cứu trách nhiệm

Văn hóa - Diễn đàn -

Đại nạn lãng phí: Cần truy cứu trách nhiệm

Dư luận vừa kêu trời khi Thanh Hóa với Trung tâm hội nghị Hàm Rồng ở thành phố Thanh Hóa được đầu tư xây dựng cả 100 tỷ đồng với 5 biệt thự bỏ hoang, rồi Công viên trung tâm thành phố Vinh (Nghệ An) lớn nhất tỉnh này cũng gần như hoang phế...

Dự án điện gió, điện mặt trời: Cần "đại phẫu"

Văn hóa - Diễn đàn -

Dự án điện gió, điện mặt trời: Cần "đại phẫu"

Vào tháng 4/2022, Thanh tra Chính phủ vừa có công văn thanh tra toàn diện các dự án năng lượng tái tạo bao gồm các dự án điện gió, điện mặt trời đã chuyển nhượng hoặc thay đổi chủ đầu tư theo Quyết định 55/QĐ-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ.