Thừa Thiên Huế:

Công đoàn nối sợi dây đoàn kết trong "Tết sum vầy"

10 năm qua, mỗi năm là một thông điệp, chủ đề hoạt động, Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong tổ chức "Tết sum vầy".
Thừa Thiên Huế: Người lao động vượt trăm cây số chơi Tết Công đoàn
Mang nét văn hóa cổ truyền vào “Tết sum vầy”

Không để đoàn viên, NLĐ không có Tết

“Tết sum vầy” là chương trình quen thuộc không chỉ với cán bộ công đoàn mà cả với người lao động (NLĐ) mỗi khi Tết đến, Xuân về; đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn chồng chất của thiên tai, dịch bệnh kéo dài.

Đồng chí Lê Minh Nhân - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, trong 10 năm qua, chương trình “Tết Sum vầy” đã được các cấp công đoàn hưởng ứng, tổ chức sâu rộng bằng các hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiết thực đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, NLĐ nhằm đảm bảo tất cả đều có Tết, được đón Tết đầm ấm, vui tươi, an toàn.

Công đoàn nối sợi dây đoàn kết trong
Đồng chí Lê Minh Nhân - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế trao quà Tết cho đoàn viên, NLĐ trong chương trình “Tết sum vầy”. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Nhiều đoàn viên, NLĐ khó khăn không thể quên dịp Tết năm 2021, 2022, các cấp công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã đem quà tặng là những bao gạo, mì tôm, đồ dùng gia đình và cả nước sát khuẩn, thuốc nhỏ mắt…

Là đơn vị có đông đoàn viên, NLĐ khó khăn được phân bổ nhiều suất quà Tết từ tổ chức Công đoàn tỉnh, đồng chí Nguyễn Tấn Xuyên - Chủ tịch Nghiệp đoàn xích lô - xe thồ chia sẻ: "Tôi thấy ấm lòng với chương trình “Tết sum vầy” của công đoàn. Anh em trong nghiệp đoàn được quan tâm và nhận nhiều suất quà trong dịp Tết. Đây là nguồn động lực để chúng tôi tin tưởng, gắn bó với tổ chức Công đoàn”.

Còn chị Nguyễn Thị Na - nhân viên cấp dưỡng ở TP. Huế xúc động nói: “Cứ mỗi lần Tết đến, các con của tôi đều nhắc đến phần quà và chiếc bánh tét từ chương trình “Tết sum vầy” của Công đoàn. Món quà đầy yêu thương của tổ chức Công đoàn giúp ngày Tết của gia đình chúng tôi trở nên thêm ấm áp hơn”.

Công đoàn nối sợi dây đoàn kết trong

Đoàn viên công đoàn hào hứng làm mứt gừng tặng cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Theo đồng chí Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế, tinh thần nhân văn chính là điểm nhấn giúp các chương trình “Tết sum vầy” của tổ chức Công đoàn, có sức lan tỏa lớn, tạo được sự đồng thuận cao từ doanh nghiệp, chính quyền địa phương và cả cộng đồng.

10 năm qua, các cấp công đoàn trong tỉnh đã tổ chức 5.205 hoạt động thăm hỏi, động viên đoàn viên, NLĐ; trao quà cho hơn 470.000 đoàn viên, NLĐ với tổng số tiền hơn 180 tỉ đồng. Tổ chức trao tặng 302 căn nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên, NLĐ với tổng số tiền trao tặng gần 7,5 tỉ đồng.

“Các hoạt động của chương trình “Tết Sum vầy” đã khẳng định vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong nhiệm vụ chăm lo đoàn viên, NLĐ vào dịp Tết; tạo động lực, cổ vũ đoàn viên, NLĐ làm việc hăng say, gắn bó, đoàn kết xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững; củng cố niềm tin, gắn bó của đoàn viên, NLĐ đối với tổ chức Công đoàn; thu hút NLĐ gia nhập Công đoàn Việt Nam", đồng chí Lê Minh Nhân - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh.

Ngoài chương trình “Tết sum vầy”, những năm gần đây, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâm đến những đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như bệnh nan y, ốm đau dài ngày để trao chương trình “Điều ước đoàn viên” trong dịp Tết đến, Xuân về.

Video chia sẻ của anh Hồ Văn Kha tại chương trình “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” do LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.

Để đoàn viên, NLĐ sắm Tết với giá rẻ

Theo đồng chí Lê Minh Nhân - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế, trong chương trình “Tết sum vầy”, đơn vị tổ chức Chợ Tết Công đoàn, tổ chức các gian hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu với mức giá ưu đãi, bảo đảm chất lượng và gian hàng 0 đồng.

Công đoàn nối sợi dây đoàn kết trong

Đoàn viên, NLĐ phấn khởi mua được các mặt hàng giảm giá từ Chợ Tết Công đoàn. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Cùng với đó, tặng quà cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh và tham gia hoạt động công đoàn; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi cho đoàn viên, NLĐ; tư vấn pháp luật; tư vấn sức khỏe…

Những sản phẩm được bán tại Chợ Tết Công đoàn, ngoài yêu cầu giảm giá từ 10% trở lên so với thị trường, phải bảo đảm chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng ăn uống.

“Đây là một trong những hoạt động điểm nhấn của chương trình “Tết sum vầy”, vừa phát huy hiệu quả chương trình Phúc lợi đoàn viên, vừa thiết thực chăm lo cho đoàn viên, NLĐ. 10 năm qua, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức 5 chương trình Chợ Tết Công đoàn thu hút sự tham gia bán hàng, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp”, đồng chí Nhân nhấn mạnh.

Công đoàn nối sợi dây đoàn kết trong

10 năm qua, Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao quà hỗ trợ Tết cho hơn 470.000 đoàn viên, NLĐ với tổng số tiền hơn 180 tỉ đồng. Ảnh: TRƯỜNG SƠN

Chị Nguyễn Thị Tường An - công nhân Khu công nghiệp Phú Bài chia sẻ: “Tham gia Chợ Tết Công đoàn, tôi có thể mua gạo hữu cơ Phong Điền, mua ruốc mắm Phú Vang, các sản phẩm của vùng cao Nam Đông, A Lưới và cả những que hoa giấy Thanh Tiên của Phú Mậu… Tất cả đều rẻ hơn giá thị trường. Những sản phẩm đều rất cần thiết vào dịp Tết Nguyên đán”.

Đến với Chợ Tết Công đoàn, đoàn viên, NLĐ còn được đón Tết sớm cùng đồng nghiệp bên nồi bánh chưng ấm áp, chảo mứt gừng với mùi cay nhè nhẹ quyện hòa trong gió Xuân, thổi không khí Tết đi khắp không gian giữa những lời ca, tiếng hát, tiếng reo hò của các chương trình văn nghệ, thể thao. Những sản phẩm mứt, bánh tét sẽ là quà của công đoàn tặng cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn và các trung tâm xã hội trên địa bàn đón Tết.

Đồng chí Hồ Thị Đoan Trang - Chủ tịch LĐLĐ TP. Huế cho hay: “Đúng nghĩa là Tết Công đoàn, ấm áp và sẻ chia. Sum vầy không chỉ gói gọn trong không gian gia đình, mà còn là sum vầy bên đồng nghiệp sau một năm gắn bó làm việc. Công đoàn là người kết nối sợi dây đoàn kết đó để anh chị em ở mỗi công đoàn cơ sở gắn kết với nhau hơn”.

Nhìn lại 10 năm “Tết sum vầy” của Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Kết quả 10 năm triển khai chương trình “Tết sum vầy” của Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.
Thừa Thiên Huế: Người lao động vượt trăm cây số chơi Tết Công đoàn Thừa Thiên Huế: Người lao động vượt trăm cây số chơi Tết Công đoàn

Đoàn viên, người lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia nhiều hoạt động trong Chương trình “Tết sum vầy – Xuân chia sẻ” và ...

Lần đầu xuống phố của người đàn ông Cơ Tu Lần đầu xuống phố của người đàn ông Cơ Tu

Lần đầu tiên anh Kha rời quê xuống thành phố chơi Tết, lại được tặng nhiều quà của tổ chức Công đoàn.

Mang nét văn hóa cổ truyền vào “Tết sum vầy” Mang nét văn hóa cổ truyền vào “Tết sum vầy”

Ngoài việc tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn, Chương trình “Tết sum vầy - Xuân chia ...

Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Trong bài phát biểu “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định rõ: kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Với gần một triệu doanh nghiệp, hơn 5 triệu hộ kinh doanh và hơn 40 triệu việc làm – khu vực tư nhân đang là “trái tim” của nền kinh tế. Nhưng để trái tim đó đập khỏe, bền vững, thì không thể thiếu lực lượng công nhân hăng say lao động và tổ chức Công đoàn đồng hành, hỗ trợ, định hướng và bảo vệ người lao động.
Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Sự ổn định của một dây chuyền không chỉ nằm ở máy móc, mà còn ở đôi tay, khối óc và trái tim của người vận hành. Với anh Đỗ Văn Tiền, kỹ sư Điện – Điện tử nhà máy Sợi Đồng Văn (Tổng Công ty Dệt may Hà Nội), “giữ nhịp sản xuất” không đơn thuần là nhiệm vụ mà là hành trình gắn bó, sáng tạo và cống hiến không ngừng nghỉ.
Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Không cần lên hội trường, không phải rời khỏi ca làm hay di chuyển xa xôi, mỗi công nhân giờ đây chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể “gặp” công đoàn – đúng nghĩa. “Điểm hẹn công nhân” đã không còn là một chương trình giao lưu trực tuyến mà đã trở thành hình mẫu sinh động của chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn, nơi công nghệ trở thành cây cầu nối dài tiếng nói, quyền lợi và tâm tư của hàng ngàn công nhân lao động…
Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng đã chính thức "khởi động" Tháng Công nhân năm 2025 bằng việc sớm ban hành kế hoạch và tổ chức các hoạt động ý nghĩa. Huyện Đạ Huoai là đơn vị đầu tiên trong tỉnh tổ chức lễ phát động, mở màn cho chuỗi sự kiện hướng về người lao động.
Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

“Lúc đó tôi không có việc làm, lại phải lo cho gia đình ở quê. Nếu không có công đoàn, không biết tụi tôi xoay xở sao nổi”, chị Nguyễn Ngọc Hương, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kwong Lung – MeKo, Khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ xúc động nói – khi nhớ lại khoảng thời gian “3 tại chỗ” giữa đại dịch Covid-19.
Công đoàn tạo sân chơi, tiếp lửa tinh thần đoàn viên

Công đoàn tạo sân chơi, tiếp lửa tinh thần đoàn viên

Không chỉ là những cú đánh kỹ thuật, giải billiards Công đoàn quận Hải Châu còn là nơi tiếp lửa đam mê, gắn kết tinh thần và khẳng định vai trò đồng hành của tổ chức Công đoàn.
Người cán bộ công đoàn gác lại bàn giấy, chọn ở cạnh công nhân

Người cán bộ công đoàn gác lại bàn giấy, chọn ở cạnh công nhân

Anh Phan Ngọc Thảo - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam không phải là người hay nói lớn, cũng không quen ngồi lâu trong phòng họp. Hơn một thập kỷ gắn bó với doanh nghiệp, anh vẫn giữ một thói quen giản dị: xuống xưởng, trò chuyện, lắng nghe những điều “khó nói” nhất với công nhân. Làm công đoàn với anh, không chỉ là đại diện mà là chỗ dựa vững chắc cho người lao động.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Tiên phong đưa công nghệ vào hoạt động công đoàn

Tiên phong đưa công nghệ vào hoạt động công đoàn

Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động công đoàn không chỉ là xu hướng tất yếu của thời đại mà còn là giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động và chăm lo cho người lao động. Tại Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam, anh Trịnh Trung Dũng - Phó Chủ tịch Công đoàn công ty, đã trở thành hình mẫu dẫn đầu trong việc đưa CNTT vào hoạt động công đoàn, mang lại nhiều thay đổi tích cực và hiệu quả.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.