Lợi dụng các nền tảng trực tuyến để dẫn dụ lao động trẻ vào nạn mua bán người

Những gánh nặng kinh tế và áp lực nuôi sống gia đình đã khiến nhiều người vội vàng tin vào những cái bẫy việc làm mà các đối tượng xấu giăng sẵn. Theo IOM Việt Nam, các đối tượng mua bán người hiện nay đang lợi dụng các nền tảng trực tuyến để “giăng bẫy” lao động trẻ.
Nhiều người lao động vẫn sập bẫy "việc nhẹ lương cao"
Cơ quan quản lý tích cực vào cuộc sau loạt bài “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên”
Lợi dụng các nền tảng trực tuyến để “giăng bẫy” lao động trẻ
Nạn nhân bị mua bán người qua hình thức lừa đảo tuyển dụng việc làm online. Ảnh: IOM cung cấp.

Những cạm bẫy việc từ việc làm online

“Ngày nào cũng có người bị đánh,” anh T., người ngồi ngược sáng để che mặt và nói bằng giọng đặc trưng của vùng Nam Trung Bộ.

“Vợ mất, tôi nuôi hai đứa con nhỏ một mình nên mới nghe lời dụ dỗ trên mạng và sang Cambodia làm việc. Lúc đó tôi cũng không hỏi rõ công việc bên đó là gì. Chỉ vì tiền nhiều quá, tôi mới lao vào.”, anh kể lại với thành viên của Tổ chức Di cư Quốc tế tại Việt Nam (IOM Việt Nam)

Anh T. là một trong số ít người may mắn trở về từ các khu phức hợp lừa đảo ở Cambodia. Tại những nơi này, những người trưởng thành bị bán vào các trại tập trung, bị ép buộc thực hiện các kịch bản lừa đảo, bị đánh đập, chích điện và tra tấn nếu không hoàn thành chỉ tiêu. Một người từng bị giam giữ cho biết chỉ tiêu mỗi tháng là “một tỷ đến một tỷ hai.”.

Anh T. là một trong rất nhiều trường hợp được ghi nhận trong suốt hành trình hỗ trợ người di cư bởi IOM Việt Nam. Muôn vàn câu chuyện đau lòng như thế được kể lại kèm những tia hy vọng sau khi nạn nhân được “giải cứu”.

Những gánh nặng kinh tế và áp lực nuôi sống gia đình đã khiến nhiều người vội vàng tin vào những cái bẫy việc làm mà các đối tượng xấu giăng sẵn. Họ bị lừa bởi những lời hứa hẹn bóng bẩy và cuối cùng phải đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt trong các khu phức hợp lừa đảo.

Lợi dụng các nền tảng trực tuyến để “giăng bẫy” lao động trẻ
Bị lừa đảo "việc nhẹ lương cao", lao động trẻ phải đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt trong các khu phức hợp lừa đảo. Ảnh: IOM cung cấp.

Theo IOM Việt Nam, các đối tượng mua bán người hiện nay đang lợi dụng các nền tảng trực tuyến để “giăng bẫy” lao động trẻ, nhất là những người hoạt động nhiều trên không gian mạng.

Tại Việt Nam, ước có hơn 22 triệu thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 30, nhiều người trong số họ đang cân nhắc rời quê hương để tìm kiếm cơ hội làm việc và học tập tốt hơn.

Mới đây, nhân Ngày Thế giới Phòng chống Mua bán người 30/7/2024, bà Park Mi-Hyung - Trưởng phái đoàn IOM tại Việt Nam, cùng các Đại sứ từ Australia, Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Tham tán Chính trị và Quan hệ công chúng Canada đã gửi một bức thư chung đến thanh niên Việt Nam.

Bức thư lấy cảm hứng từ bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thanh thiếu niên, với hy vọng sẽ truyền động lực cho những người trẻ tuổi phát huy tối đa sức mạnh của mình khi đối diện với các mối đe dọa cấp bách từ mua bán người.

Bức thư này cũng kêu gọi việc tập trung nhiều nguồn lực hơn vào giáo dục để trang bị kiến thức và kỹ năng cho thế hệ thanh niên trong cuộc chiến chống mua bán người.

Đặc biệt là chú trọng đến trẻ em – nhóm người chiếm tỷ lệ đáng kể trong số nạn nhân bị mua bán trên toàn thế giới, trong đó trẻ em gái là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Video: IOM cung cấp

Cứ 3 nạn nhân bị mua bán thì có 1 trẻ em

Theo Cơ quan Phòng chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (United Nations Office on Drugs and Crime, viết tắt là UNODC), trung bình cứ 3 nạn nhân bị mua bán trên toàn cầu thì có 1 trẻ em, thậm chí ở một số khu vực tỷ lệ này còn cao hơn nhiều.

Nghiên cứu của IOM cũng cho thấy, bất kỳ nhóm tuổi, giới tính hay quốc tịch nào cũng có thể trở thành nạn nhân bị mua bán. Hơn 50% các trường hợp mua bán người có sự tham gia của thành viên trong gia đình hoặc bạn bè. Các nền tảng trực tuyến đang phát triển khiến các đối tượng mua bán người dễ dàng tiếp cận trẻ em và làm cho loại tội phạm này khó bị phát hiện hơn.

Những người lao động, công nhân làm việc trong các công xưởng, nhà máy cũng được khuyến cáo nên “để tâm” dành nhiều sự quan tâm hơn nữa cho con em mình, chú ý những mối quan hệ trên không gian mạng mà các em hay giao tiếp, qua đó góp phần loại bỏ những nguy cơ.

Mua bán người được Liên hợp quốc xác định là 1 trong 4 loại tội phạm nguy hiểm nhất thế giới. Ngày 30/7 hằng năm được chọn làm “Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người” để nhân loại nhìn nhận, đánh giá tình hình và nâng cao nhận thức về việc phòng chống, hỗ trợ nạn nhân và bảo vệ quyền của họ.

Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và chương trình chỉ đạo các bộ, ngành, các địa phương triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tội phạm mua bán người.

Công tác phòng ngừa, tuyên truyền được đặc biệt chú trọng, với nhiều hình thức phong phú, hướng về cơ sở và các đối tượng có nguy cơ cao bị mua bán.

Bên cạnh đó các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người cũng là phương thức nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm mua bán người trên toàn quốc.

Tuy vậy đến nay các thách thức vẫn tồn tại và nguy cơ của nạn mua bán người, nhất là hệ thống bẫy việc làm online trên không gian mạng, trong đó kẻ xấu lợi dụng hoàn cảnh kinh tế của nạn nhân để dẫn dụ họ vào cậm bẫy vẫn còn khá phổ biến.

Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình tội phạm mua bán người ở nước ta có diễn biến phức tạp, với số vụ phát hiện và khởi tố mới tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong 6 tháng đầu năm 2024, lực lượng chức năng đã phát hiện có 246 nạn nhân; điều tra 98 vụ với 234 đối tượng liên quan đến mua bán người.

Tội phạm mua bán người đang thay đổi phương thức hoạt động, lợi dụng mạng xã hội để dụ dỗ và lừa gạt nạn nhân. Các đối tượng cũng tiếp tục lợi dụng hoạt động tư vấn, môi giới hôn nhân, cho nhận con nuôi, du lịch và xuất khẩu lao động để tuyển chọn, dụ dỗ và lừa bán nạn nhân. Đây đều là những mối nguy cơ hiện hữu cần hết sức cảnh giác.

Những nguy cơ khiến trẻ em đối mặt với nạn mua bán người

Lợi dụng các nền tảng trực tuyến để “giăng bẫy” lao động trẻ

Với chủ đề “Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến phòng, chống mua bán người,” Ngày Thế giới phòng, chống mua bán người năm nay nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực toàn diện và tập trung để bảo vệ trẻ em – đối tượng dễ bị tổn thương nhất – ra khỏi các nguy cơ của nạn mua bán người.

Theo IOM:

- Trẻ em không được đi học có nguy cơ bị mua bán cao gấp 23 lần so với trẻ được đi học.

- Trẻ em đối mặt với nguy cơ bạo lực cao gấp đôi so với người lớn khi bị mua bán.

- Các nhóm vũ trang buôn bán các bé trai làm lính, trong khi các bé gái thường trở thành nô lệ tình dục.

- Trẻ em di cư không có người đi cùng là mục tiêu hàng đầu của tội phạm mua bán người.

- Hơn một nửa số nạn nhân là trẻ em cho biết có sự tham gia của bạn bè và gia đình trong việc tuyển mộ các em cho mục đích mua bán.

Đẩy mạnh kết nối việc làm theo hình thức trực tuyến Đẩy mạnh kết nối việc làm theo hình thức trực tuyến

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet và quá trình số hóa, rất nhiều doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) có ...

Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động

Tin lời hứa "việc nhẹ lương cao", nhiều nạn nhân được đưa vào làm việc tại các ổ nhóm lừa đảo trực tuyến, bị thu ...

Người lao động bị trừ lương với nội dung Người lao động bị trừ lương với nội dung "hỗ trợ tuyển dụng" có đúng không?

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp thông qua tuyển dụng từ trung tâm dịch vụ việc làm. Tuy nhiên, ngay tại tháng lương ...

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.
Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.
Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.
Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã qua, thị trường lao động như được “hâm nóng” với hàng loạt thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp. Đây là thời điểm lý tưởng để người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm mới, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thông tin tuyển dụng thật - giả tràn lan.
Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.
Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy, thị trường lao động toàn cầu đang đối mặt với một giai đoạn phục hồi chậm chạp và đầy thách thức.