Sàn GDVL vệ tinh Long Biên (Hà Nội):

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.
Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Mô hình này không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn mà còn góp phần ổn định an sinh xã hội trên địa bàn.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm
Ngay từ sáng sớm, rất nhiều người lao động đã tìm đến Sàn GDVL vệ tinh Long Biên. Ảnh: Thảo Vân

Từ điểm tựa BHTN...

Sàn GDVL vệ tinh Long Biên, trực thuộc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội, có vị trí chiến lược gần các khu công nghiệp lớn như Sài Đồng A, Sài Đồng B, Đài Tư. Lợi thế này giúp sàn tiếp cận được lượng lớn NLĐ có nhu cầu tìm việc làm, học nghề và giải quyết các thủ tục liên quan đến Bảo hiểm thất nghiệp.

Theo thống kê, trong năm 2024, sàn đã tiếp đón hơn 22.000 lượt người, trong đó có hơn 19.000 lượt đến giải quyết thủ tục hưởng Bảo hiểm thất nghiệp. Số lượng doanh nghiệp (DN) có nhu cầu tuyển dụng thông qua Sàn là 512, với gần 1.239 vị trí việc làm.

Nhận thấy tiềm năng và nhu cầu lớn từ thị trường, Sàn GDVL vệ tinh Long Biên đã chủ động đổi mới phương thức hoạt động, gắn kết chặt chẽ giữa việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp với công tác thu thập, phân tích thông tin thị trường lao động và giới thiệu việc làm.

Theo chị Lê Thị Hương – Trưởng Sàn GDVL vệ tinh Long Biên, nhờ triển khai mô hình mới, số lượng lao động được giới thiệu việc làm đã tăng đáng kể. Trước đây, chỉ khoảng 30-50 người lao động tìm được việc mỗi tháng, nay con số này đã tăng lên 100-200 người. Đặc biệt, nhiều lao động sau khi đến Sàn để hưởng Bảo hiểm thất nghiệp đã quyết định quay lại thị trường lao động ngay lập tức mà không cần nhận trợ cấp.

Chị Đào Thị Nga (Cự Khối, Long Biên), một lao động từng thất nghiệp, chia sẻ: "Tôi đã đến đây khoảng 3-4 lần, mỗi lần đều được tư vấn nhiệt tình và giới thiệu nhiều cơ hội việc làm phù hợp. Khi chưa tìm được công việc ưng ý, các cán bộ tại sàn còn chủ động gọi điện, nhắn tin cập nhật thông tin việc làm mới cho tôi."

Không chỉ hỗ trợ tìm việc, Sàn còn giúp chị Nga bảo lưu kết quả bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo quyền lợi. “Mọi thủ tục ở đây đều được giải quyết nhanh chóng. Vì Sàn nằm gần nhà nên tôi có thể chủ động tìm việc mà không mất nhiều thời gian”, chị Nga nói thêm.

...Đến "bệ phóng" tìm việc

Chị Đinh Thị Mỹ Linh (Bồ Đề, Long Biên) vừa trải qua cú sốc mất việc làm. Nhờ Sàn giao dịch việc làm gần nhà, chị có thể dễ dàng đến làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp mà không mất nhiều thời gian di chuyển. Với tấm bằng kế toán, chị mong muốn tìm được một công việc gần nhà, trong bán kính 10km, với mức lương khoảng 15 triệu đồng.

Tại sàn giao dịch, chị được hướng dẫn chi tiết về quy trình nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, khai báo tìm việc làm và tiếp cận những cơ hội việc làm phù hợp. “Anh chị ở đây rất nhiệt tình, tư vấn miễn phí, hỗ trợ tận tâm, giúp tôi có thêm thông tin để tìm việc thuận lợi hơn. Việc đi lại cũng dễ dàng, nhanh chóng, tạo điều kiện tối đa cho người lao động như tôi”, chị Linh chia sẻ.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm
Chị Đinh Thị Mỹ Linh (Bồ Đề, Long Biên) được hướng dẫn chi tiết về quy trình nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, khai báo tìm việc làm và tiếp cận những cơ hội việc làm phù hợp. Ảnh: Thảo Vân

Điểm mấu chốt của mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp tại sàn GDVL vệ tinh Long Biên là khai thác tối đa thông tin và nhu cầu của NLĐ đến làm thủ tục Bảo hiểm thất nghiệp. Thay vì chỉ đơn thuần giải quyết các thủ tục hành chính, cán bộ của sàn sẽ chủ động tiếp cận, tư vấn và phân loại NLĐ theo nhu cầu tìm kiếm việc làm, học nghề.

"Chúng tôi chú trọng đón tiếp và phân loại lao động để khai thác nhu cầu. Tập trung khai thác triệt để nhu cầu thực tế của NLĐ, đồng thời phân loại được số lượng NLĐ có nhu cầu tìm kiếm việc làm, nhu cầu học nghề thực sự để làm công tác tư vấn, mời gọi tham gia phỏng vấn trực tiếp tại các phiên GDVL tại Sàn hoặc các chương trình học nghề theo chương trình dành cho LĐ hưởng Bảo hiểm thất nghiệp," đại diện Sàn GDVL vệ tinh Long Biên cho biết.

Sau khi có thông tin về nhu cầu của NLĐ, bộ phận thông tin thị trường lao động sẽ tiến hành kết nối với các vị trí việc làm phù hợp từ mạng lưới DN đối tác của sàn. Đặc biệt, trước mỗi phiên GDVL, sàn sẽ lập danh sách, phân loại chi tiết nhu cầu của NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau đó chuyển cho bộ phận thông tin thị trường lao động để kết nối với các vị trí phù hợp.

"Để thực hiện được điều đó, trước khi tổ chức các Phiên GDVL hàng ngày, chuyên đề và lưu động, bộ phận Thông báo tìm kiếm việc làm đã lập danh sách, phân loại chi tiết nhu cầu thực tế của lao động đang hưởng TCTN có nhu cầu GTVL, học nghề và chuyển cho bộ thông tin TTLĐ để kết nối với các vị trí phù hợp trước Phiên, trong Phiên và sau phiên," chị Lê Thị Hương chia sẻ.

Không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu việc làm trực tiếp, sàn còn tổ chức các buổi phỏng vấn online giữa NLĐ và DN ngay tại sàn, giúp NLĐ tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm
Người lao động kết nối online với Sàn GDVL vệ tinh Đông Anh để phỏng vấn tìm việc. Ảnh: L. Hương

Kết nối doanh nghiệp và người lao động

Bên cạnh hỗ trợ người lao động, Sàn còn giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực phù hợp. Bà Phạm Ngọc Hoàn, cán bộ tuyển dụng Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel, đánh giá cao hiệu quả hoạt động của Sàn: "Sàn GDVL vệ tinh Long Biên tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp, đồng thời giúp người lao động tiếp cận nhanh chóng với cơ hội việc làm. Đây thực sự là một mô hình hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên."

Không ít trường hợp đặc biệt đã xảy ra trong quá trình kết nối việc làm. Chị Lê Thị Hương, Trưởng Sàn GDVL vệ tinh Long Biên, nhớ lại: “Có một lao động rất thích một công việc nhưng bị từ chối do nhuộm tóc sáng màu. Sau khi nghe tư vấn, người này quyết định thay đổi ngoại hình và đã trúng tuyển trong lần phỏng vấn lại.”

Một trường hợp khác là một người lao động gửi hồ sơ vào Công ty Hương Việt Sinh nhưng không nhận được phản hồi. Sau khi chị Hương trực tiếp liên hệ với doanh nghiệp, hồ sơ được xét duyệt và người lao động đó đã được nhận vào làm việc. Đến năm 2024, lao động này còn được vinh danh là nhân viên tiêu biểu của năm. "Người lao động tìm được việc làm, tôi còn vui hơn họ," chị Hương chia sẻ.

Thành công của Sàn GDVL vệ tinh Long Biên cho thấy việc gắn kết thông tin thị trường lao động với chính sách Bảo hiểm thất nghiệp là một hướng đi đúng đắn, cần được nhân rộng. Việc hỗ trợ lao động thất nghiệp quay lại thị trường không chỉ giúp ổn định cuộc sống cho người lao động mà còn giảm gánh nặng cho Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Trong thời gian tới, Sàn sẽ tiếp tục nâng cao năng lực cho cán bộ: Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ về thông tin thị trường lao động, kỹ năng tư vấn và giới thiệu việc làm cho cán bộ.

Đầu tư vào công nghệ: Xây dựng cơ sở dữ liệu NLĐ và DN đầy đủ, chính xác, cập nhật, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình kết nối cung - cầu lao động.

Tăng cường hợp tác: Mở rộng mạng lưới DN đối tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan để hỗ trợ NLĐ tìm kiếm việc làm.

Với những nỗ lực không ngừng, Sàn GDVL vệ tinh Long Biên đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ NLĐ vượt qua khó khăn, tìm kiếm cơ hội việc làm mới, góp phần ổn định thị trường lao động và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Video: Chia sẻ của chị Lê Thị Hương, Trưởng Sàn GDVL vệ tinh Long Biên.

Xu hướng nghề nghiệp nổi bật năm 2025: Sự kết hợp giữa công nghệ, sự sáng tạo và nhu cầu của con người Xu hướng nghề nghiệp nổi bật năm 2025: Sự kết hợp giữa công nghệ, sự sáng tạo và nhu cầu của con người

Năm 2025 đang đến gần với nhiều thay đổi đáng kể trong thị trường lao động. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, cùng ...

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội trong tháng 12 ghi nhận sự phục hồi tích cực. Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, với khoảng 41.262 ...

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu ...

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.
Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.
Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.
Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy, thị trường lao động toàn cầu đang đối mặt với một giai đoạn phục hồi chậm chạp và đầy thách thức.
"Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024

"Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024

Giữa bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, thị trường lao động năm 2024 chứng kiến sự phân hóa rõ rệt về thu nhập giữa các ngành nghề. Vậy, đâu là những lĩnh vực "hái ra tiền" và đâu là những ngành đang chật vật?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội trong tháng 12 ghi nhận sự phục hồi tích cực. Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, với khoảng 41.262 vị trí cần lấp đầy.
Đừng để "tiền mất, tật mang" với chiêu thức “việc nhẹ, lương cao”

Đừng để "tiền mất, tật mang" với chiêu thức “việc nhẹ, lương cao”

Thực tế, những “bánh vẽ” với thu nhập “khủng” đã khiến nhiều người mơ về cái Tết sung túc nhưng lại gánh nợ chồng chất và tâm lý bất an.