Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội
Thị trường lao động

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Phương Mai
Tác giả: Phương Mai
Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Theo Kế hoạch số 21/KH-UBND của UBND TP Hà Nội, đối tượng, điều kiện được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng gồm:

- Đối tượng học nghề theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg là phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng. Trong đó, ưu tiên người khuyết tật và các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Các đối tượng này đáp ứng điều kiện từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học và có nhu cầu học nghề.

- Đối tượng học nghề theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg là người thuộc hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết của Luật Đất đai. Người thuộc hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 109 Luật Đất đai.

Để được hỗ trợ đào tạo nghề, các đối tượng phải đáp ứng điều kiện: người lao động có đất thu hồi, có nhu cầu đào tạo nghề và trong độ tuổi lao động.

- Đối tượng học nghề theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP là người lao động đang làm việc trong DN nhỏ và vừa. Đối tượng tham gia khóa đào tạo phải đáp ứng điều kiện: đã làm việc trong DN nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục trước khi tham gia khóa đào tạo.

12.900 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng tại Hà Nội
Các chiến sĩ công an được tư vấn hướng nghiệp trước khi kết thúc thời gian thực hiện nghĩa vụ. Ảnh: Thảo Vân

- Đối tượng học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh niên được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện: có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Và chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

- Đối tượng học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 49/2020/NĐ-CP, là người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong án phạt tù đã trở về cộng đồng. Những đối tượng này thuộc đối tượng được hưởng các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Mức hỗ trợ đào tạo nghề được thực hiện theo từng đối tượng do UBND TP Hà Nội quyết định.

Ngành nghề đào tạo trong danh mục các nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn TP Hà Nội được UBND TP Hà Nội ban hành, theo Quyết định số 1966/QĐ-UBND ngày 15/4/2024.

12.900 người sẽ được đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng tại Hà Nội

UBND TP Hà Nội giao các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng phải có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình giáo trình đào tạo, tài liệu theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định.

TP Hà Nội ưu tiên các DN có nhiều kinh nghiệm đào tạo nghề, có cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy tốt và có nhiều giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động sau học nghề.

Kinh phí thực hiện Kế hoạch số 21/KH-UBND được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành, kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, DN và các nguồn huy động tài trợ hợp pháp khác.

UBND TP Hà Nội giao UBND các quận, huyện và thị xã chủ động bố trí ngân sách, nguồn nhân lực, lồng ghéo các chương trình, các đề án có liên quan trên địa bàn để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao của kế hoạch. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền về chính sách, Kế hoạch năm 2025 cho lực lượng lao động trên địa bàn.

UBND các quận, huyện và thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện tuyên truyền, vận động các đối tượng lao động trên địa bàn tham gia học nghề, giải quyết việc làm. Cùng với đó, các xã, phường, thị trấn tổ chức kiểm tra, giám sát công tác tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.

Cung cấp cơ hội học nghề và việc làm theo định hướng thị trường, giảm tỉ lệ thất nghiệp Cung cấp cơ hội học nghề và việc làm theo định hướng thị trường, giảm tỉ lệ thất nghiệp

Thời gian qua, tổ chức Plan International Việt Nam đã hợp tác với Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội (HNIVC) trong nhiều dự ...

Đào tạo, chuyển đổi nghề cho 1,6 triệu lao động nông thôn ĐBSCL Đào tạo, chuyển đổi nghề cho 1,6 triệu lao động nông thôn ĐBSCL

Tại thành phố Cần Thơ, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa phối ...

Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm

Ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh tại Hội nghị Giáo dục ...

Tin mới hơn

Khi kỹ năng thực lên ngôi: Doanh nghiệp tìm gì, người lao động cần chuẩn bị ra sao?

Khi kỹ năng thực lên ngôi: Doanh nghiệp tìm gì, người lao động cần chuẩn bị ra sao?

Bằng cấp không còn là “tấm vé vàng” duy nhất trên thị trường việc làm. Xu hướng tuyển dụng dựa trên kỹ năng thực đang định hình lại “cuộc chơi”, buộc cả doanh nghiệp lẫn người tìm việc phải thay đổi cách tiếp cận. Vậy, kỹ năng thực là gì, đâu là những năng lực đang được săn đón và người lao động cần chuẩn bị hành trang ra sao?
Nữ sinh bị đánh vì “tiền tip”: Rủi ro tìm việc và vai trò "bà đỡ" từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Nữ sinh bị đánh vì “tiền tip”: Rủi ro tìm việc và vai trò "bà đỡ" từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Một nữ sinh viên bị hành hung ngay tại nơi làm thêm chỉ vì mâu thuẫn trong việc chia “tiền tip” – vụ việc gây phẫn nộ gần đây hé lộ mặt tối của thị trường việc làm thêm thiếu kiểm soát. Giữa ma trận thông tin và những cạm bẫy khó lường, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nổi lên với vai trò "bà đỡ", trở thành cầu nối đáng tin cậy, giúp sinh viên, người lao động tiếp cận cơ hội việc làm an toàn, minh bạch, tránh xa những "vùng xám" nguy hiểm.
Giao dịch việc làm trực tuyến: Hướng đi chiến lược trong kết nối cung – cầu lao động

Giao dịch việc làm trực tuyến: Hướng đi chiến lược trong kết nối cung – cầu lao động

Khi công nghệ số ngày càng thâm nhập sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thị trường lao động cũng không nằm ngoài xu thế đó. Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tiên phong đưa ra lời giải đột phá thông qua việc phát triển và vận hành các phiên giao dịch việc làm trực tuyến, góp phần hiện đại hóa hoạt động kết nối cung – cầu lao động, mở rộng cơ hội việc làm.

Tin tức khác

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.
Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.
Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.
Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.
Xem thêm