Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán
Thị trường lao động

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

TRẦN LƯU
Tác giả: TRẦN LƯU
Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.
Doanh nghiệp thưởng “khủng” để giữ chân người lao động

Đến hẹn lại “nhảy”

Sáu năm rời quê ở Cà Mau lên TP. HCM làm công nhân, Trần Văn Nguyên (SN 1994) đã chuyển chỗ làm đến 5 lần. Tất cả đều diễn ra sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Nguyên chia sẻ, anh làm bên gỗ rồi xin chuyển qua giày da, sau đó quay lại làm công nhân gỗ… Với trình độ chỉ học hết cấp 3, Nguyên chủ yếu được nhận vào làm ở các khâu đơn giản, lao động chân tay là chính.

Với Nguyên, mỗi dịp Tết Nguyên đán là khoảng thời gian để mỗi người nhìn lại về cuộc sống và công việc trong năm cũ. Anh chọn “nhảy” việc với mong muốn tìm được công việc mới có thu nhập và cuộc sống ổn định hơn. Đặc biệt, sau Tết, nhu cầu tìm việc mới tăng cao, khiến thị trường tuyển dụng sôi động hơn bao giờ hết, mở ra cho Nguyên nhiều cơ hội việc làm mới với mức đãi ngộ cao hơn.

Tuy nhiên, Nguyên cũng thừa nhận, nhảy việc quá nhiều (5 lần trong 6 năm) cũng mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho bản thân.

“Mình đến xin việc, bộ phận tuyển dụng hỏi có kinh nghiệm làm ở đâu chưa?, tôi trả lời: “Đã làm nhiều chỗ”. Rồi họ nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ và hỏi lại: “Sao mà chuyển chỗ làm nhiều thế?”.

Trải qua nhiều công việc ở nhiều nơi, Nguyên đã thành thạo nhiều kỹ năng, từ bào, ép gỗ đến cắt, may... Tuy nhiên, anh thừa nhận rằng dù biết nhiều nhưng không giỏi hẳn một lĩnh vực nào, chỉ ở mức "ba mớ".

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán
Một phiên giao dịch việc làm trên địa bàn TP. HCM. Ảnh: P.V.

“Năm nay tôi quyết định gắn bó công ty cũ (làm gỗ ở TP. HCM) không “nhảy” việc nữa. Tôi nghĩ công việc không phải quan trọng nhất, mà hơn hết là chúng ta làm việc như thế nào? Với định hướng cuộc sống ra sao?”, Nguyên chia sẻ.

Mỗi năm, có hàng chục ngàn lao động ở TP. HCM cũng như khu vực Đông Nam bộ chọn “nhảy” việc sau Tết.

Không hài lòng với mức lương, không muốn ràng buộc về thời gian, tìm kiếm cơ hội mới, thậm chí là không muốn tham gia đóng các loại bảo hiểm… là những nguyên nhân người lao động tại các doanh nghiệp cứ liên tục nhảy việc. Từ đó, khiến không ít doanh nghiệp rơi vào tình thế bị động, lao đao vì liên tục thiếu hụt nhân công phục vụ cho sản xuất - kinh doanh.

Năm nay, tỷ lệ lao động quay lại sau Tết ở nhiều doanh nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM đạt trên 90%. Đây là một dấu hiệu khởi sắc so với những năm trước. Với lực lượng lao động đảm bảo, các hoạt động sản xuất của các công ty đều tiến hành thuận lợi.

Đãi ngộ để giữ chân người lao động

Những năm qua, lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán
Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần TKG Taekwang Vina lì xì cho người lao động ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Ảnh: CĐCC

Tết Ất Tỵ vừa qua là năm thứ 3 công nhân Trần Thị Thanh Nhàn (quê tỉnh An Giang) đón Tết tại phòng trọ ở phường Hóa An (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai). Những ngày nghỉ Tết, chị Nhàn xúc động khi được Công đoàn và đại diện công ty tìm đến phòng trọ động viên, tặng quà.

“Trước Tết, doanh nghiệp còn tổ chức tri ân, khen thưởng cảm ơn người lao động sau một năm gắn bó. Công nhân đều phấn khởi, làm việc hăng say đến ngày nghỉ Tết và sau đó trở lại gắn bó với doanh nghiệp theo đúng thời gian quy định”, chị nói.

Tại Công ty Chang Shin Việt Nam TNHH (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), có 38.500 lao động, chuyên gia công giày cho Tập đoàn Nike. Đến nay, đã có hơn 95% người lao động của công ty đi làm trở lại sau Tết, bắt đầu từ ngày 3/2, để phục vụ tiến độ sản xuất các đơn hàng mới trong năm 2025. Đặc biệt, toàn bộ người lao động làm việc ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đều được Ban giám đốc công ty và công đoàn lì xì số tiền 200.000 đồng/người, tổng số tiền ước tính gần 8 tỉ đồng.

Còn tại Công ty Cổ phần TKG Taekwang Vina (Khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ông Đinh Sỹ Phúc, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần TKG Taekwang Vina cho hay người lao động rất phấn khởi và hào hứng bắt tay ngay vào công việc với khí thế thi đua sôi nổi từ ngày làm việc đầu năm. Để chúc mừng người lao động ngày làm việc đầu năm, Ban giám đốc công ty và Ban chấp hành Công đoàn đã lì xì cho toàn thể người lao động mỗi người 200.000 đồng, tổng số tiền lì xì khoảng 7 tỉ đồng.

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán
Các doanh nghiệp tăng đãi ngộ để giữ chân người lao động. Ảnh: P.V

Theo ghi nhận, dịp Tết Nguyên đán vừa qua, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều chính sách và phúc lợi nhằm hỗ trợ cho người lao động, phần lớn là thưởng Tết Nguyên đán và Tết Dương lịch. Một số doanh nghiệp hỗ trợ nơi ở tạm thời; hỗ trợ chi phí di chuyển cho người lao động về quê ăn Tết. Ngoài ra, các phúc lợi khác như tặng tiền mặt, quà tết, hoặc thưởng lương tháng thứ 13 cũng được thực hiện để đảm bảo quyền lợi và tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động đón Tết.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, dự báo sau Tết, thị trường lao động cũng sẽ gặp một số biến động, như một số lực lượng lao động có thể không quay lại (chuyển việc hoặc thay đổi chỗ ở). Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tạm thời và nhu cầu tuyển dụng mới trong quý 1/2025 tăng cao, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp thường chủ động có chính sách “giữ chân” nhân viên, nâng cao chế độ đãi ngộ để giảm thiểu việc biến động lao động sau Tết. Bên cạnh đó, một lực lượng lớn lao động trong khối đơn vị sự nghiệp sau phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy Nhà nước sẽ tham gia vào thị trường lao động, tạo áp lực cho vấn đề kết nối việc làm cho các đối tượng này…

Tại TP. HCM, dự báo trong năm 2025, địa phương cần khoảng 310.000 – 330.000 lao động, với nhu cầu tuyển dụng phân bổ theo từng quý như sau: quý I cần 79.000 – 84.000 lao động, quý II cần 77.000 – 82.000 người, quý III cần 75.500 – 80.500 người và quý IV cần 78.500 – 83.500 lao động.

Còn tại Bình Dương, năm 2024, thị trường lao động tỉnh này có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực. Các ngành như dệt may, gỗ, da giày, vốn gặp khó khăn do thiếu đơn hàng trong năm trước, đã ký kết thêm nhiều hợp đồng mới, đẩy mạnh sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Dự báo năm 2025, Bình Dương dự kiến cần tuyển dụng từ 70.000-80.000 lao động, chủ yếu là các ngành sản xuất, kế toán, bảo trì, và vận hành máy móc…

Những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp giữ chân được người lao động Những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp giữ chân được người lao động

Việc tăng lương, phụ cấp là điều mà nhiều người lao động mong chờ trong năm 2023, đây cũng là một trong những yếu tố ...

“Cải tiến kỹ thuật cũng là cách giữ chân người lao động” “Cải tiến kỹ thuật cũng là cách giữ chân người lao động”

Không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, anh Hồ Thành Đạt - Kỹ sư cơ khí, Nhà máy Nhuộm, Công ty CP Dệt Gia ...

Giữ chân người lao động bằng chế độ phúc lợi hấp dẫn Giữ chân người lao động bằng chế độ phúc lợi hấp dẫn

Dù có gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Công ty CP Hãng sơn Đông Á (Gia Lâm - Hà Nội) có nhiều giải ...

Tin mới hơn

Khi kỹ năng thực lên ngôi: Doanh nghiệp tìm gì, người lao động cần chuẩn bị ra sao?

Khi kỹ năng thực lên ngôi: Doanh nghiệp tìm gì, người lao động cần chuẩn bị ra sao?

Bằng cấp không còn là “tấm vé vàng” duy nhất trên thị trường việc làm. Xu hướng tuyển dụng dựa trên kỹ năng thực đang định hình lại “cuộc chơi”, buộc cả doanh nghiệp lẫn người tìm việc phải thay đổi cách tiếp cận. Vậy, kỹ năng thực là gì, đâu là những năng lực đang được săn đón và người lao động cần chuẩn bị hành trang ra sao?
Nữ sinh bị đánh vì “tiền tip”: Rủi ro tìm việc và vai trò "bà đỡ" từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Nữ sinh bị đánh vì “tiền tip”: Rủi ro tìm việc và vai trò "bà đỡ" từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Một nữ sinh viên bị hành hung ngay tại nơi làm thêm chỉ vì mâu thuẫn trong việc chia “tiền tip” – vụ việc gây phẫn nộ gần đây hé lộ mặt tối của thị trường việc làm thêm thiếu kiểm soát. Giữa ma trận thông tin và những cạm bẫy khó lường, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nổi lên với vai trò "bà đỡ", trở thành cầu nối đáng tin cậy, giúp sinh viên, người lao động tiếp cận cơ hội việc làm an toàn, minh bạch, tránh xa những "vùng xám" nguy hiểm.
MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

MC robot "gây sốt" tại Festival tuyển dụng: Dấu ấn công nghệ trong thị trường lao động hiện đại

Hình ảnh một robot trí tuệ nhân tạo (AI) đảm nhiệm vai trò MC khai mạc đã tạo nên một "cơn sốt" thực sự tại Festival tuyển dụng EAUT 2025, tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) sáng ngày 18/3/2025.

Tin tức khác

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.
Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.
Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.
Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.
Xem thêm