Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.
Công nhân trở lại nhà máy, vui sản xuất đón Xuân mới

Nhu cầu tuyển dụng tăng mạnh sau Tết

Theo ghi nhận từ các trung tâm giới thiệu việc làm và các trang web tuyển dụng trực tuyến, nhu cầu tuyển dụng lao động sau Tết tăng đáng kể. Các ngành nghề như sản xuất, dệt may, da giày, điện tử, xây dựng, logistics, bán lẻ và dịch vụ du lịch là những lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất.

Ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, các doanh nghiệp (DN) tại Hà Nội dự kiến chú trọng tuyển dụng lao động trong các ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, kinh tế xanh và chuyển đổi số.

Các vị trí như: lập trình viên, chuyên viên phân tích dữ liệu, chuyên gia trí tuệ nhân tạo và kỹ sư an ninh mạng sẽ tiếp tục dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng trong ngành công nghệ. Bên cạnh đó, các DN sản xuất và logistics sẽ tập trung vào các vị trí như kỹ sư tự động hóa, quản lý chuỗi cung ứng và chuyên viên quản lý chất lượng để đáp ứng yêu cầu tối ưu hóa quy trình, từ đó đầu tư áp dụng công nghệ mới.

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc
Nhiều DN tăng chỉ tiêu tuyển dụng đầu năm do lượng đơn hàng lớn. Ảnh minh họa

Theo đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hồ Chí Minh, dự kiến nhu cầu nhân lực sau Tết cần khoảng từ 50.400 - 55.500 chỗ làm việc, trong đó nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực: Thương mại - dịch vụ chiếm 67,57%; khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 31,92%; khu vực nông lâm thủy sản chiếm 0,51%...

Về nhu cầu tuyển dụng tập trung cao ở các ngành/nghề: May mặc, da giày; kinh doanh thương mại; hành chính - văn phòng - biên tập và phiên dịch; Cơ khí - tự động hóa; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; kế toán - kiểm toán; marketing... và tập trung nhiều ở nhóm tuổi từ 27-35 tuổi chiếm 48,77%, dưới 26 tuổi chiếm 28,77%.

Tại các KCN lớn phía Bắc, nhu cầu tuyển dụng lao động đầu năm cũng tăng mạnh do các đơn hàng ký kết với các đối tác lớn nước ngoài.

Nhiều phúc lợi để giữ chân lao động

Theo ghi nhận, những ngày đầu năm quay trở lại làm việc, nhiều công ty đã tăng mức "lì xì" cao hơn so với mọi năm để dành tặng cho công nhân lao động, nhằm tạo động lực làm việc và giữ chân người lao động.

Đánh giá về chính sách phúc lợi dành cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Bộ LĐ,TB&XH cho biết, đa số DN cố gắng duy trì hoặc tăng thưởng Tết để giữ chân nhân viên. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại hiện tượng DN chậm trả lương và thưởng tháng 13 gây khó khăn cho người lao động trước kỳ nghỉ.

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc
Đại diện công đoàn đến từng bàn mày "lì xì" cho công nhân nhân dịp đầu năm mới.

Trong dịp Tết, các DN đã triển khai nhiều chính sách và phúc lợi nhằm hỗ trợ cho người lao động. Một số DN hỗ trợ nơi ở tạm thời, chi phí di chuyển cho người lao động về quê. Ngoài ra, các DN còn có phúc lợi khác như tặng tiền mặt, quà hoặc thưởng lương tháng thứ 13 cũng được thực hiện để đảm bảo quyền lợi và tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động.

Tại một số khu công nghiệp tại Hà Nội, Bắc Giang, Đồng Nai, Bình Dương... có hàng nghìn lao động làm việc xuyên Tết. Công nhân, người lao động được tổ chức Tết tại công trường theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 06 ngày 25/1/2025.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cho biết, tình trạng nghỉ việc tập thể trước Tết Nguyên đán năm 2025 đã giảm 50% so với năm trước, với 7 vụ trong 2 tháng cuối năm 2024. Điều này phản ánh hiệu quả các hoạt động chăm lo Tết cho người lao động. Trong đó, các DN đã chủ động đối thoại về lương, thưởng từ sớm và phối hợp với công đoàn để tổ chức những chương trình thiết thực, giúp giảm mâu thuẫn và giữ chân người lao động.

Tổ chức thêm phiên giao dịch

Bộ LĐ,TB&XH dự báo sau Tết, thị trường lao động sẽ gặp biến động do một số lực lượng lao động có thể không quay lại làm việc (chuyển việc hoặc thay đổi chỗ ở). Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ tạm thời và nhu cầu tuyển dụng mới trong quý I/2025 tăng cao, đặc biệt ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ.

Bên cạnh đó, một lực lượng lớn lao động trong khối đơn vị sự nghiệp sau phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy Nhà nước sẽ tham gia vào thị trường lao động, tạo áp lực cho vấn đề kết nối việc làm...

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc
Một phiên giao dịch việc làm tại Hà Nội. Ảnh: Trung tâm DVVL Hà Nội

Để đảm bảo lao động sau tết, Bộ LĐ,TB&XH đề nghị các địa phương cần tập trung công tác chủ động nắm bắt tình hình lao động, việc làm trên địa bàn; tăng cường công tác thông tin thị trường lao động và kết nối cung - cầu lao động thông qua các hoạt động như tăng tần suất tổ chức các phiên giao dịch việc làm và tổ chức các phiên giao dịch việc làm kết nối trực tuyến giữa các địa phương.

Để tránh thiếu hụt lao động sau tết, các doanh nghiệp chủ động có chính sách "giữ chân" nhân viên, nâng cao chế độ đãi ngộ để giảm thiểu việc biến động lao động sau tết.

Vĩnh Phúc: Nhu cầu lao động tăng mạnh trong các khu, cụm công nghiệp Vĩnh Phúc: Nhu cầu lao động tăng mạnh trong các khu, cụm công nghiệp

Từ năm 2025 trở đi, tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến cần tuyển 20.000 - 25.000 lao động mỗi năm để đáp ứng nhu cầu phát ...

Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã qua, thị trường lao động như được “hâm nóng” với hàng loạt thông tin tuyển dụng từ các ...

Công nhân trở lại nhà máy, vui sản xuất đón Xuân mới Công nhân trở lại nhà máy, vui sản xuất đón Xuân mới

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng khởi động lại guồng quay sản xuất với tỷ lệ ...

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.
Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.
Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy, thị trường lao động toàn cầu đang đối mặt với một giai đoạn phục hồi chậm chạp và đầy thách thức.
"Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024

"Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024

Giữa bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, thị trường lao động năm 2024 chứng kiến sự phân hóa rõ rệt về thu nhập giữa các ngành nghề. Vậy, đâu là những lĩnh vực "hái ra tiền" và đâu là những ngành đang chật vật?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội trong tháng 12 ghi nhận sự phục hồi tích cực. Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, với khoảng 41.262 vị trí cần lấp đầy.
Đừng để "tiền mất, tật mang" với chiêu thức “việc nhẹ, lương cao”

Đừng để "tiền mất, tật mang" với chiêu thức “việc nhẹ, lương cao”

Thực tế, những “bánh vẽ” với thu nhập “khủng” đã khiến nhiều người mơ về cái Tết sung túc nhưng lại gánh nợ chồng chất và tâm lý bất an.
Chọn nghề gì "hái ra tiền" năm 2025?

Chọn nghề gì "hái ra tiền" năm 2025?

Thị trường lao động năm 2025 dự báo sẽ tiếp tục cạnh tranh khốc liệt khi nhu cầu tuyển dụng cao song hành với tốc độ chuyển đổi công nghệ và sự thay đổi trong hành vi làm việc của người lao động. Tuy nhiên, vẫn có những ngành nghề triển vọng với mức thu nhập đáng mơ ước, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến công nghệ và dịch vụ.
Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm: Những trò lừa đảo đang bủa vây lao động trẻ

Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm: Những trò lừa đảo đang bủa vây lao động trẻ

Những quảng cáo “việc nhẹ, lương cao, không cần kinh nghiệm” đang lôi kéo nhiều người lao động, đặc biệt là sinh viên, vào các chiêu trò lừa đảo tinh vi.
Bỡ ngỡ sau xuất ngũ, bộ đội tìm hướng đi tại phiên giao dịch việc làm

Bỡ ngỡ sau xuất ngũ, bộ đội tìm hướng đi tại phiên giao dịch việc làm

Trong không khí sôi động, tấp nập tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cuối tuần trước, những chàng trai mang quân hàm xanh đã tìm thấy cho mình cơ hội việc làm, học nghề sau khi xuất ngũ.