Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?
Diễn đàn

Lao động hợp đồng có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178?

Phương Mai - Nguyễn Hằng
Đây là câu hỏi mà nhiều người lao động hợp đồng băn khoăn: Liệu họ có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP hay không?

Trước hết, cần phân biệt lao động hợp đồng trong khối doanh nghiệp tư nhân và lao động hợp đồng trong các các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và hội...

Hiện nay, hưởng ứng theo chủ trương sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, nhiều doanh nghiệp tư nhân cũng tiến hành tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu quả. Nhiều lao động hợp đồng trong khối này đặt ra câu hỏi trên: Liệu họ có được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP hay không?

Câu trả lời là: Lao động hợp đồng thuộc các doanh nghiệp tư nhân không được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP vì đối tượng điều chỉnh của Nghị định là cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong khu vực công khi nghỉ việc (nghỉ hưu và thôi việc).

Còn lao động hợp đồng là đối tượng được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động, là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động (theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019).

Theo Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 67/2025/NĐ-CP, Nghị định 178 quy định về các đối tượng điều chỉnh bao gồm:

- Người nghỉ việc (nghỉ hưu trước tuổi và nghỉ thôi việc)

- Người được bầu cử, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý có phụ cấp chức vụ thấp hơn hoặc thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

- Cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác tại cơ sở

- Người có phẩm chất, năng lực nổi trội

- Cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp

- Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ từ trung ương đến cấp huyện, cán bộ, công chức cấp xã, lực lượng vũ trang (gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu) trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, bao gồm:

+ Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện (sau đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cấp huyện) và lực lượng vũ trang.

+ Các tổ chức hành chính của cơ quan, tổ chức từ trung ương đến cấp huyện trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hoặc không trực tiếp thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.

Mặc dù lao động hợp đồng trong khối doanh nghiệp tư nhân không được hưởng chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, nhưng họ vẫn có những quyền lợi nhất định theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong khi đó, người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị thuộc đối tượng của Nghị định 178.

Việc nắm rõ những quyền lợi này giúp người lao động bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình khi bị chấm dứt hợp đồng lao động do sắp xếp tổ chức bộ máy.

Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã? Cán bộ không chuyên trách được hưởng chính sách gì khi sáp nhập xã?

Cán bộ không chuyên trách dôi dư trong sắp xếp bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính được hưởng trợ cấp khi nghỉ việc ...

Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào? Tiền lương tháng để làm căn cứ tính hưởng chính sách sau sắp xếp như thế nào?

Theo quy định tại Thông tư 1/2025 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, ...

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức sau khi bỏ cấp huyện

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà đã thông tin về việc vận hành ...

Tin mới hơn

Đề xuất duy trì 6 ngạch công chức, loại bỏ chế độ biên chế suốt đời

Đề xuất duy trì 6 ngạch công chức, loại bỏ chế độ biên chế suốt đời

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đề xuất duy trì 6 ngạch công chức, bổ sung các quy định quản lý, sử dụng cán bộ để khắc phục "biên chế suốt đời".
Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 1/7

Dự kiến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 1/7

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tại điều 7 dự thảo nghị định quy định chi tiết về tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cách để chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Cách để chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn mới nhất, áp dụng từ tháng 4/2025 về thủ tục khi người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố khác.

Tin tức khác

3 trường hợp được hoàn trả tiền đã đóng bảo hiểm y tế năm 2025

3 trường hợp được hoàn trả tiền đã đóng bảo hiểm y tế năm 2025

Trong một số trường hợp, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hoàn trả tiền đã đóng.
Đề xuất chế độ chính sách cho người hoạt động không chuyên trách sau sắp xếp

Đề xuất chế độ chính sách cho người hoạt động không chuyên trách sau sắp xếp

Bộ Nội vụ có công văn đề nghị UBND cấp tỉnh nghiên cứu đề xuất chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và gửi về Bộ Nội vụ để tổng hợp trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Sau ngày 01/7 có còn được rút Bảo hiểm xã hội một lần không?

Sau ngày 01/7 có còn được rút Bảo hiểm xã hội một lần không?

Nhiều người lao động bày tỏ lo lắng trước thông tin không được rút bảo hiểm xã hội một lần sau ngày 01/7/2025, dẫn đến những hành động ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.
Đề xuất kéo dài tuổi nghỉ hưu đến 70 tuổi đối với một số công chức

Đề xuất kéo dài tuổi nghỉ hưu đến 70 tuổi đối với một số công chức

Tại dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Bộ Nội vụ đề xuất có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu đến 70 tuổi với một số lĩnh vực yêu cầu kỹ thuật cao, chuyên gia, cố vấn…
Vì sao không nên vội rút bảo hiểm xã hội một lần?

Vì sao không nên vội rút bảo hiểm xã hội một lần?

Dù Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 vẫn cho phép rút Bảo hiểm xã hội một lần nhưng quyền lợi lâu dài của người lao động sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu quyết định rút sớm.
Nghỉ hưu trước tuổi vẫn được hưởng lương hưu tối đa 75% nếu đủ điều kiện này

Nghỉ hưu trước tuổi vẫn được hưởng lương hưu tối đa 75% nếu đủ điều kiện này

Người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Nghị định 67/2025/NĐ-CP vẫn được hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỉ lệ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
Xem thêm