Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.
Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng

Không chỉ trong lĩnh vực sản xuất, tình trạng thiếu hụt nhân lực còn lan rộng sang nhiều ngành khác.

Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành cho biết, năm 2025, nhiều ngành nghề sẽ tiếp tục “khát” nhân lực, trong đó, lĩnh vực kinh doanh, bán hàng sẽ là mục tiêu tuyển dụng ưu tiên của doanh nghiệp.

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo
Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo. Ảnh: H. Khanh

Bên cạnh đó là IT - phần mềm, dù nguồn cầu giảm nhẹ, nhưng vẫn thuộc nhóm ngành “khát” nhân lực... Dự báo một số ngành sẽ có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ tăng 4,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5%; hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 3%...

Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết thêm, những năm gần đây, sau kỳ nghỉ Tết, thị trường lao động thường có sự khởi sắc khi nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực gia tăng. Nhiều doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng ngay từ đầu năm để chủ động nhân lực sản xuất.

Theo ông Thành, năm 2025, các ngành nghề như thương mại dịch vụ, công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến chế tạo và logistics... dự báo sẽ là ngành nghề "hot".

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo
Tình trạng thiếu hụt nhân tài ở một số nước khu vực APAC. Nguồn: ManpowerGroup

Thiếu hụt nhân lực: Thách thức chung của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Không chỉ tại Việt Nam, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) cũng đang phải đối mặt với tình trạng "khát" nhân tài ngày càng nghiêm trọng. Theo Báo cáo Thiếu hụt nhân tài 2025 vừa được ManpowerGroup công bố, có tới 77% nhà tuyển dụng trong khu vực đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân sự có kỹ năng phù hợp. Con số này đã tăng vọt so với mức 45% vào năm 2014 và vượt xa mức trung bình toàn cầu là 74%, cho thấy mức độ báo động của vấn đề.

Khảo sát được thực hiện trên 10.095 nhà tuyển dụng tại khu vực APAC chỉ ra rằng, các kỹ năng chuyên môn khó tìm kiếm nhất bao gồm CNTT và Dữ liệu (32%), Kỹ thuật (27%) và Marketing & Bán hàng (24%).

Đặc biệt, lĩnh vực CNTT đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân tài nghiêm trọng nhất, khi có tới 81% doanh nghiệp trong ngành này cho biết họ đang "đau đầu" vì không tìm đủ người.

"Tình trạng thiếu hụt nhân tài kéo dài được nêu bật trong báo cáo này cho thấy vấn đề này đã trở thành một đặc điểm cố hữu của thị trường lao động trong khu vực mà các nhà tuyển dụng phải đối mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT, nơi sự khan hiếm được nhìn thấy rõ ràng nhất," ông François Lançon, Chủ tịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương & Trung Đông của ManpowerGroup, nhận định.

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo
Nguồn: ManpowerGroup

Giải pháp nào để ứng phó tình trạng thiếu hụt nhân sự?

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực, Manpower Việt Nam đã triển khai các giải pháp như đào tạo kỹ năng nghề cơ bản cấp tốc cho người lao động trước khi tuyển dụng, vừa giúp người lao động có cơ hội việc làm, vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.

"Trong dài hạn, Manpower Việt Nam cũng đang và sẽ tích cực phối hợp với các cơ sở đào tạo để định hướng nghề nghiệp và nuôi nguồn nhân tài từ sớm, góp phần xây dựng lực lượng lao động bền vững trong nước," bà Trang nhấn mạnh.

Để ứng phó với tình trạng thiếu hụt nhân lực trầm trọng, các tổ chức tại APAC đã triển khai nhiều giải pháp, bao gồm:

35% tập trung đào tạo và nâng cao kỹ năng cho nhân viên hiện tại

30% tăng lương để giữ chân người lao động

26% áp dụng mô hình làm việc linh hoạt hơn

25% mở rộng nguồn tuyển dụng

21% linh hoạt về địa điểm làm việc.

Cần sự hợp tác ba bên để giải quyết thiếu hụt nhân lực

Các chuyên gia nhận định, việc khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân tài không thể chỉ dựa vào nỗ lực của doanh nghiệp, mà cần có sự hợp tác ba bên giữa chính phủ, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo.

Ông François Lançon nhấn mạnh: “Điều quan trọng nhất là đảm bảo các thế hệ lao động tương lai được trang bị đầy đủ kỹ năng phù hợp. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan.”

Trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực ngày càng gay gắt, doanh nghiệp không chỉ cần tìm kiếm nhân tài ngay lúc này, mà còn phải đầu tư dài hạn vào chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhằm đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững.

Nhận lương đến 30 triệu đồng khi đi thực tập ở Nhật Bản ngành sản xuất chế tạo, chế biến thực phẩm Nhận lương đến 30 triệu đồng khi đi thực tập ở Nhật Bản ngành sản xuất chế tạo, chế biến thực phẩm

Thực hiện Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Tổ chức phát triển nhân lực quốc tế Nhật ...

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với Công đoàn thế nào? Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với Công đoàn thế nào?

Công đoàn là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Để đảm bảo môi trường làm ...

Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã qua, thị trường lao động như được “hâm nóng” với hàng loạt thông tin tuyển dụng từ các ...

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.
Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy, thị trường lao động toàn cầu đang đối mặt với một giai đoạn phục hồi chậm chạp và đầy thách thức.
"Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024

"Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024

Giữa bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, thị trường lao động năm 2024 chứng kiến sự phân hóa rõ rệt về thu nhập giữa các ngành nghề. Vậy, đâu là những lĩnh vực "hái ra tiền" và đâu là những ngành đang chật vật?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội trong tháng 12 ghi nhận sự phục hồi tích cực. Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, với khoảng 41.262 vị trí cần lấp đầy.
Đừng để "tiền mất, tật mang" với chiêu thức “việc nhẹ, lương cao”

Đừng để "tiền mất, tật mang" với chiêu thức “việc nhẹ, lương cao”

Thực tế, những “bánh vẽ” với thu nhập “khủng” đã khiến nhiều người mơ về cái Tết sung túc nhưng lại gánh nợ chồng chất và tâm lý bất an.
Chọn nghề gì "hái ra tiền" năm 2025?

Chọn nghề gì "hái ra tiền" năm 2025?

Thị trường lao động năm 2025 dự báo sẽ tiếp tục cạnh tranh khốc liệt khi nhu cầu tuyển dụng cao song hành với tốc độ chuyển đổi công nghệ và sự thay đổi trong hành vi làm việc của người lao động. Tuy nhiên, vẫn có những ngành nghề triển vọng với mức thu nhập đáng mơ ước, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến công nghệ và dịch vụ.
Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm: Những trò lừa đảo đang bủa vây lao động trẻ

Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm: Những trò lừa đảo đang bủa vây lao động trẻ

Những quảng cáo “việc nhẹ, lương cao, không cần kinh nghiệm” đang lôi kéo nhiều người lao động, đặc biệt là sinh viên, vào các chiêu trò lừa đảo tinh vi.
Bỡ ngỡ sau xuất ngũ, bộ đội tìm hướng đi tại phiên giao dịch việc làm

Bỡ ngỡ sau xuất ngũ, bộ đội tìm hướng đi tại phiên giao dịch việc làm

Trong không khí sôi động, tấp nập tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cuối tuần trước, những chàng trai mang quân hàm xanh đã tìm thấy cho mình cơ hội việc làm, học nghề sau khi xuất ngũ.
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc và Úc

Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc và Úc

Gần đây xuất hiện nhiều vụ việc mạo danh Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Trung tâm Lao động ngoài nước để lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động mong muốn đi làm việc tại Hàn Quốc và Australia (Úc).