Hợp nhất Thông tư quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam

Chính sách mới - HÀ VY

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Văn bản hợp nhất quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là các quy định về an toàn tàu biển, lao động hàng hải, thẩm định thiết kế tàu biển.
Có tỉnh "dậm chân tại chỗ" về giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà

Nội dung quy định về đăng kiểm tàu biển

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang vừa ký ban hành Văn bản hợp nhất số 43/VBHN-BGTVT quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam. Theo đó, hợp nhất Thông tư 40/2016/TT-BGTVT ngày 07/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam (có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2017), được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 16/2022/TT-BGTVT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm (có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2022).

Văn bản này quy định về công tác đăng kiểm tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm và tàu lặn mang cờ quốc tịch Việt Nam. Các tàu biển phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá không thuộc phạm vi điều chỉnh.

Văn bản quy định nội dung công tác đăng kiểm gồm: Duyệt các tài liệu hướng dẫn tàu biển; thẩm định thiết kế tàu biển; kiểm định, phân cấp, cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi, nhập khẩu và khai thác sử dụng. Đánh giá và cấp Giấy chứng nhận quản lý an toàn, an ninh hàng hải và lao động hàng hải cho tàu biển theo quy định của Bộ luật Quản lý an toàn Quốc tế (ISM), Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu và cảng biển (ISPS), Công ước Lao động hàng hải năm 2006.

Giám định trạng thái kỹ thuật phục vụ việc mua, bán, thuê tàu biển, điều tra sự cố, tai nạn tàu biển theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc chủ tàu biển, người mua, bán bảo hiểm, người mua, bán và thuê tàu biển.

Hợp nhất Thông tư quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam
Tàu container là đối tượng điều chỉnh của quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam. Ảnh: TL

Kiểm định và chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho container, máy, vật liệu, trang thiết bị sử dụng cho tàu biển trong chế tạo, lắp ráp, nhập khẩu, sửa chữa, phục hồi, hoán cải.

Đánh giá, công nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển; đánh giá, chứng nhận năng lực cơ sở thử nghiệm, cung cấp dịch vụ kiểm tra, thử trang thiết bị an toàn và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật, phòng ngừa ô nhiễm môi trường tàu biển.

Đánh giá và cấp Giấy chứng nhận phù hợp cho công ty tàu biển theo quy định của Bộ luật ISM. Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn và cán bộ an ninh công ty tàu biển, sĩ quan an ninh tàu biển theo quy định của Bộ luật ISM và Bộ luật ISPS. Cấp giấy chứng nhận thợ hàn theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển.

Hợp nhất Thông tư quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam
Tàu biển được lên đà sửa chữa, giám sát đăng kiểm tại Công ty CP Đóng tàu Thái Bình Dương. Ảnh: HUY LỘC

Quy định về thẩm định thiết kế tàu biển trong đăng kiểm tàu biển

Điểm đáng chú ý trong Văn bản hợp nhất là quy định về thẩm định thiết kế tàu biển.

Thiết kế tàu biển phải thoả mãn quy định của các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển, đo dung tích tàu biển, trang bị an toàn tàu biển, thiết bị nâng dùng trên tàu biển, các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm của tàu biển.

Ngoài ra, tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên áp dụng cho tàu biển về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế tàu biển phải bao gồm: 1 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử giấy đề nghị theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất này; 1 tài liệu thiết kế dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hoặc 33 bản chính tài liệu thiết kế (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác).

Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ sẽ hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (nếu nộp hồ sơ trực tiếp); hướng dẫn hoàn thiện trong 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác). Nếu hồ sơ đầy đủ thì hẹn thời gian trả kết quả.

Trong thời hạn 18 ngày, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hoặc theo thỏa thuận nếu thiết kế tàu biển mới hoặc phức tạp (nhưng không quá 60 ngày), Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành thẩm định thiết kế. Nếu không đạt yêu cầu thì trả lời tổ chức, cá nhân. Nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế và đóng dấu thẩm định vào tài liệu thiết kế.

Hợp nhất Thông tư quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam
Thuyền trưởng tàu PTSC Hải Phòng (thuộc Công ty Tàu dịch vụ Dầu khí - PTSC Marine). Ảnh: THU PHƯỢNG

Đối với quy định về kiểm định, cấp hồ sơ đăng kiểm cho tàu biển: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị đăng kiểm cho tàu biển, nếu hồ sơ không đầy đủ, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (nếu nộp hồ sơ trực tiếp); hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác. Nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất thời gian kiểm định tàu biển tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu.

Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm định tàu biển, nếu đạt yêu cầu thì cấp hồ sơ đăng kiểm cho tàu biển trong thời hạn 2 ngày làm việc (kể từ khi hoàn thành kiểm định lần đầu, định kỳ) và trong thời hạn 1 ngày làm việc (kể từ khi hoàn thành kiểm định hằng năm, trên đà, trung gian, bất thường). Nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân.

Trường hợp tàu biển nhập khẩu, cơ quan này sẽ cấp văn bản xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển sau khi hoàn thành kiểm định lần đầu đạt yêu cầu.

Lương vẫn chưa đủ cầm cự qua ngày Lương vẫn chưa đủ cầm cự qua ngày

Lương bác sĩ chuyên khoa 1 ở Bình Dương hay cán bộ địa chính ở quận vùng ven TP.HCM chỉ vỏn vẹn trên dưới 7 ...

Làm thủ tục một lần để NLĐ hưởng 3 tháng tiền thuê nhà Làm thủ tục một lần để NLĐ hưởng 3 tháng tiền thuê nhà

Để đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động (NLĐ) theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg, Công đoàn tỉnh Thái Nguyên ...

Cúng rằm, đốt vàng mã và hoả hoạn tăng ở mức đáng báo động Cúng rằm, đốt vàng mã và hoả hoạn tăng ở mức đáng báo động

Ngày mai mới là rằm tháng bảy Âm lịch, một ngày mà theo quan niệm dân gian là “giỗ cả năm không bằng rằm tháng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Nhiệm vụ cấp bách của Công đoàn trong thực hiện tinh gọn bộ máy

Chính sách mới -

Nhiệm vụ cấp bách của Công đoàn trong thực hiện tinh gọn bộ máy

Trong bối cảnh hiện nay, việc đổi mới và sắp xếp tổ chức bộ máy là một nhiệm vụ quan trọng, được nhấn mạnh trong Kết luận số 106-KL/TW của Trung ương. Công đoàn với vai trò đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi người lao động, cần tích cực tham gia vào quá trình này, nhằm đảm bảo hiệu quả và nâng cao hiệu lực trong hoạt động.

Công đoàn quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác

Công đoàn -

Công đoàn quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang vừa phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 với những mục tiêu hết sức ý nghĩa.

Vị trí của công đoàn trong cách mạng tinh giản bộ máy

Chính sách mới -

Vị trí của công đoàn trong cách mạng tinh giản bộ máy

Cuộc cách mạng tinh gọn các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan hành chính đang diễn ra tại Việt Nam sẽ mang lại những thay đổi đáng kể, vừa mang đến thách thức vừa mang đến cơ hội. Trong bối cảnh này, công đoàn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo quá trình chuyển đổi này được tiến hành công bằng, hiệu quả và ít gây gián đoạn nhất cho lực lượng lao động.

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động

Chính sách mới -

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động

Ngày 27/11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) với nhiều thông tin quan trọng về việc hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động được quy định tại dự thảo luật. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Như Ý, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai.

Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới

Chính sách mới -

Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới

Đó là chia sẻ của đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương khi Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.

Luật Công đoàn (sửa đổi) - bước chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới

Chính sách mới -

Luật Công đoàn (sửa đổi) - bước chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới

Ngày 27/11/2024, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Công đoàn sửa đổi với 6 chương và 37 điều, bổ sung thêm nhiều điểm mới quan trọng so với Luật hiện hành. Đây không chỉ là dấu mốc lịch sử trong công tác xây dựng pháp luật mà còn mở ra những cơ hội và trách nhiệm mới cho tổ chức Công đoàn trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Tạp chí Lao động và Công đoàn bảo vệ thành công Đề án khoa học về nhu cầu tiếp nhận các ấn phẩm báo chí Video

Tạp chí Lao động và Công đoàn bảo vệ thành công Đề án khoa học về nhu cầu tiếp nhận các ấn phẩm báo chí

Ngày 29/12, tại Hà Nội, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã bảo vệ Đề án khoa học cấp Tổng Liên đoàn mang tên "Nhu cầu tiếp nhận các ấn phẩm báo chí của tổ chức Công đoàn ở công đoàn cơ sở, định hướng đổi mới Tạp chí Lao động và Công đoàn".

Cơn sốt đội tuyển Việt Nam đã trở lại! Lao động & Công đoàn media

Cơn sốt đội tuyển Việt Nam đã trở lại!

Cả ngàn người thức trắng đêm “đặt chỗ” đợi tới sáng mở bán vé trận lượt về bán kết ASEAN Championship giữa Việt Nam và Singapore. Nhiều nước mắt và nụ cười trong dòng người xô đẩy khi vé được bán ra sáng qua.

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: tập trung các nguồn lực chăm lo tốt cho người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: tập trung các nguồn lực chăm lo tốt cho người lao động

Đồng chí Trương Thị Minh Dung, Chủ tịch LĐLĐ Quận 1, TP HCM chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên trong Talk Công đoàn.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Vòng tay công đoàn: Gieo mầm niềm tin, nở hoa cuộc đời Video

Vòng tay công đoàn: Gieo mầm niềm tin, nở hoa cuộc đời

Cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn" lần thứ tư tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Đọc thêm

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi): tháo gỡ điểm nghẽn, giúp tổ chức Công đoàn thực hiện tốt vai trò

Công đoàn -

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi): tháo gỡ điểm nghẽn, giúp tổ chức Công đoàn thực hiện tốt vai trò

Sáng nay (27/11), với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với Luật hiện hành.

Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Chính sách mới -

Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.

Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội  để bảo vệ  người lao động

Chính sách mới -

Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động

Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.

Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên,  người lao động vào dự án luật

Chính sách mới -

Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật

Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.

Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chính sách mới -

Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ  công tác lập pháp

Chính sách mới -

Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Có thể thấy thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp mà việc Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) là một minh chứng sinh động. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt 5 kỳ "Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động".

Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết

Chính sách mới -

Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết

LĐLĐ TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5000 công nhân lao động về đón Tết tại một số địa phương lân cận.

2000 vé tàu đưa người lao động về quê đón Tết Ất Tỵ 2025

Chính sách mới -

2000 vé tàu đưa người lao động về quê đón Tết Ất Tỵ 2025

Đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tham mưu, tổ chức, tham gia các đoàn công tác để thăm, tặng quà, hỗ trợ, chúc Tết đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) phù hợp với điều kiện, nguồn lực của các cấp công đoàn, đơn vị, doanh nghiệp.

Mức hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Chính sách mới -

Mức hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có công văn về việc chăm lo, hỗ trợ, đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng cơn bão số 3, lũ lụt năm 2024.

Tăng quyền chủ động giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn

Chính sách mới -

Tăng quyền chủ động giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn

Một trong những điểm mới trong Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) là quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam.