Vị trí của công đoàn trong cách mạng tinh giản bộ máy

Chính sách mới - TS. Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cuộc cách mạng tinh gọn các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan hành chính đang diễn ra tại Việt Nam sẽ mang lại những thay đổi đáng kể, vừa mang đến thách thức vừa mang đến cơ hội. Trong bối cảnh này, công đoàn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo quá trình chuyển đổi này được tiến hành công bằng, hiệu quả và ít gây gián đoạn nhất cho lực lượng lao động.

Là thành phần cơ bản của hệ thống chính trị - xã hội của Việt Nam, công đoàn phải cân bằng giữa cam kết hỗ trợ các chính sách của nhà nước với nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.

Trước hết, công đoàn là lực lượng thúc đẩy sự đoàn kết và ổn định xã hội trong quá trình cải cách. Tinh giản tổ chức hành chính có thể dẫn đến những bất ổn về mặt tâm lý và xã hội khi nhiều người lao động phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm hoặc điều chỉnh vị trí công việc.

Vai trò của công đoàn là tạo ra cầu nối giữa người lao động và nhà quản lý, giúp giải quyết những mâu thuẫn phát sinh và duy trì sự ổn định xã hội.

Bằng cách tổ chức các buổi đối thoại, công đoàn không chỉ giúp người lao động hiểu rõ hơn về các chính sách cải cách mà còn tạo cơ hội để họ đóng góp ý kiến xây dựng.

Vị trí của công đoàn trong cách mạng tinh giản bộ máy
Công đoàn có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy. Trong ảnh: LĐLĐ tỉnh Quảng Trị tổ chức "Bữa cơm công đoàn" cho công nhân. Ảnh: Trường Sơn.

Điều này không chỉ giảm thiểu xung đột mà còn khuyến khích sự tham gia tích cực của người lao động trong quá trình thay đổi.

Tiếp đó, công đoàn các cấp cần đóng vai trò là cầu nối giữa Chính phủ và người lao động trong quá trình thực hiện sáng kiến ​​tinh gọn. Công đoàn là lực lượng đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong các tổ chức chính trị – xã hội bằng cách tham gia thảo luận và tham vấn về các tiêu chí đánh giá và phương pháp tinh giản biên chế, công đoàn đảm bảo quá trình này được thực hiện một cách minh bạch, công bằng.

Sự tham gia này giúp hạn chế các quyết định tùy tiện có thể dẫn đến việc đối xử bất công với người lao động. Hơn nữa, vai trò tích cực của công đoàn trong việc giám sát thực hiện các chính sách này đảm bảo quyền của người lao động bị ảnh hưởng được tôn trọng và duy trì.

Khi làm như vậy, họ không chỉ ủng hộ chương trình cải cách của Chính phủ mà còn xây dựng lòng tin giữa những người lao động, củng cố niềm tin của họ vào cả tổ chức và quá trình cải cách.

Ngoài ra, công đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và năng lực của người lao động sớm thích nghi với bối cảnh mới. Cuộc cách mạng tinh giản tổ chức hành chính đặt ra yêu cầu cao hơn về trình độ chuyên môn và kỹ năng của người lao động nên rất cần tổ chức Công đoàn tích cực phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng để người lao động không chỉ giữ vững vị trí của mình mà còn có khả năng đáp ứng các yêu cầu công việc mới.

Các khóa học nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ trước những thay đổi của điều kiện làm việc là rất cần thiết. Nhờ đó công đoàn có thể giúp người lao động nâng cao giá trị của mình trong bối cảnh nền kinh tế mới và không chỉ bảo vệ quyền lợi trước mắt mà còn góp phần tạo ra nền tảng phát triển bền vững cho người lao động.

Hơn nữa, công đoàn là lực lượng thúc đẩy sự minh bạch và hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức hành chính. Quá trình tinh giản thường đi kèm với việc sắp xếp vị trí công tác mới của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu là vấn đề rất thách thức hiện nay.

Công đoàn hỗ trợ cải tiến quy trình làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính và tham gia vào việc giám sát, đánh giá các tiêu chí tái cơ cấu như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra sao cho tổ chức mới tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả.

Điều đó, đảm bảo các thay đổi được thực hiện một cách minh bạch, công bằng và hiệu quả. Điều này không chỉ giúp tăng cường niềm tin của người lao động vào các chính sách cải cách mà còn góp phần xây dựng hệ thống quản lý hành chính công minh bạch, hiệu quả hơn.

Một khía cạnh khác không thể bỏ qua là vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi xã hội và thúc đẩy phúc lợi cho người lao động. Khi tinh giản tổ chức, các chế độ phúc lợi như bảo hiểm xã hội, y tế, hay trợ cấp có thể bị ảnh hưởng.

Công đoàn cần phối hợp hiệu quả với các cơ quan quản lý để đảm bảo quyền lợi xã hội của người lao động không bị xâm phạm và làm tốt công tác dân vận để người lao động hiểu rõ một chủ trương của Đảng, phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc.

Đồng thời, công đoàn cũng cần tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ, xây dựng các chương trình phúc lợi bổ sung để người lao động có thể an tâm làm việc trong môi trường mới.

Nhờ đó, công đoàn thực sự có vai trò đầy ý nghĩa tạo ra một mạng lưới bảo vệ toàn diện, giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực của quá trình cải cách còn nhiều thách thức ở phía trước.

Tuy nhiên, để phát huy tối đa vai trò của mình, tổ chức Công đoàn cũng cần đổi mới chính mình. Trong bối cảnh tinh giản tổ chức, công đoàn không thể hoạt động theo các phương thức cũ mà phải linh hoạt, sáng tạo, chủ động tích cực hơn trong các hoạt động sao cho có ý nghĩa thiết thực với người lao động.

Công đoàn cũng phải tinh giản bộ máy của chính mình để nâng cao hiệu quả hoạt động mọt cách đồng bộ với chính quyền. Sự đổi mới này không chỉ giúp công đoàn duy trì vị thế mà còn khẳng định vai trò không thể thay thế trong bối cảnh mới.

Điều cần khẳng định rằng vai trò của công đoàn trong cuộc cách mạng tinh giản tổ chức chính trị – xã hội và cơ quan hành chính là không thể phủ nhận. Công đoàn không chỉ là người bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn là động lực thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong xã hội.

Qua việc thực hiện tốt các chức năng đại diện, giám sát, đào tạo và thúc đẩy phúc lợi, công đoàn đã và đang góp phần xây dựng khối đoàn kết dân tộc góp phần xây dựng hệ thống quản lý công hiệu quả, minh bạch và bền vững hơn.

Trong tương lai, với sự đổi mới và sáng tạo, công đoàn sẽ tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển đất nước.

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị ...

Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị Tổng Bí thư: Tinh gọn bộ máy phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ...

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy? Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ ...

Chia sẻ
In bài viết
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024 Video

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024

Vụ Phó Đức Nam - Mr Pips bị bắt: “Miếng phô mai” nhà đẹp, xe sang Lao động & Công đoàn media

Vụ Phó Đức Nam - Mr Pips bị bắt: “Miếng phô mai” nhà đẹp, xe sang

Phó Đức Nam - có nickname TikTok Mr Pips, vừa bị bắt cùng đồng phạm vì cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền,... Trước khi bị bắt, chúng đều khoe trên các trang mạng xã hội về cuộc sống hào nhoáng với nhà đẹp, xe sang, mỹ nữ vây quanh để dẫn dụ “con mồi”.

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực

Đồng chí Phan Thanh Thái, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc Video

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc

Đọc thêm

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động

Chính sách mới -

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động

Ngày 27/11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) với nhiều thông tin quan trọng về việc hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động được quy định tại dự thảo luật. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Như Ý, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai.

Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới

Chính sách mới -

Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới

Đó là chia sẻ của đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương khi Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.

Luật Công đoàn (sửa đổi) - bước chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới

Chính sách mới -

Luật Công đoàn (sửa đổi) - bước chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới

Ngày 27/11/2024, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Công đoàn sửa đổi với 6 chương và 37 điều, bổ sung thêm nhiều điểm mới quan trọng so với Luật hiện hành. Đây không chỉ là dấu mốc lịch sử trong công tác xây dựng pháp luật mà còn mở ra những cơ hội và trách nhiệm mới cho tổ chức Công đoàn trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi): tháo gỡ điểm nghẽn, giúp tổ chức Công đoàn thực hiện tốt vai trò

Công đoàn -

Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi): tháo gỡ điểm nghẽn, giúp tổ chức Công đoàn thực hiện tốt vai trò

Sáng nay (27/11), với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với Luật hiện hành.

Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Chính sách mới -

Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.

Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội  để bảo vệ  người lao động

Chính sách mới -

Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động

Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.

Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên,  người lao động vào dự án luật

Chính sách mới -

Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật

Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.

Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chính sách mới -

Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ  công tác lập pháp

Chính sách mới -

Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Có thể thấy thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp mà việc Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) là một minh chứng sinh động. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt 5 kỳ "Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động".

Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết

Chính sách mới -

Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết

LĐLĐ TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5000 công nhân lao động về đón Tết tại một số địa phương lân cận.