Hoàn thiện quy định về tội tàng trữ, phát tán thông tin nhằm chống phá Nhà nước
Nghiên cứu - 29/05/2022 15:49 ThS. LẠI SƠN TÙNG - Khoa Cảnh sát kinh tế, Học viện Cảnh sát Nhân dân
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn huyện do Liên đoàn Lao động huyện Lục Nam (Bắc Giang) tổ chức. Ảnh: HẠNH NGUYÊN |
Bài viết dưới đây phân tích những tồn tại, hạn chế trong quy định của BLHS, từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện quy định của BLHS về tội phạm này, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn. Từ thực tiễn và qua nghiên cứu thấy rằng, Điều 117 BLHS 2015 có những tồn tại, hạn chế sau đây:
Một là, tại Điều 117 BLHS 2015, cụm từ chỉ mục đích phạm tội là “nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” vẫn chưa thực sự bao quát và làm rõ khách thể trực tiếp của tội phạm. Theo quy định tại điều luật, có thể hiểu khách thể trực tiếp của tội phạm ở đây là Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm này cho thấy, trong nhiều vụ việc, các đối tượng thường tìm cách lách luật trong việc chứng minh động cơ, mục đích phạm tội là chống lại đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) mà không phải là chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua việc tuyên truyền, phát tán các luận điệu xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, “bóp méo”, “pha loãng” thông tin, phủ nhận vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, bôi nhọ các vị lãnh đạo Đảng, làm giảm sút ý chí, niềm tin của quần chúng Nhân dân vào vai trò lãnh đạo của ĐCSVN và con đường đi lên CNXH. Việc này gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật trong việc định tội danh, chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội.
Vì vậy, BLHS cần bổ sung quy định ĐCSVN là khách thể trực tiếp của tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, đảm bảo phù hợp giữa lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Hướng sửa đổi Điều 117 BLHS 2015 như sau:
“Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống ĐCSVN, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. 1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống ĐCSVN, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam…”
Phiên tòa xét xử về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tín, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" tại Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: lamdong.gov.vn |
Hai là, Khoản 2, Điều 117 BLHS 2015 quy định: “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm”. Tuy nhiên, những trường hợp cụ thể nào được xác định là đặc biệt nghiêm trọng thì điều luật lại không đề cập tới và tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có văn bản dưới luật nào hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết việc áp dụng xử lý tội phạm trong trường hợp này; dẫn tới việc có nhiều cách hiểu khác nhau, không thống nhất giữa các cơ quan thực thi pháp luật.
Do đó, thời gian tới, Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao hoặc liên ngành Tư pháp Trung ương cần sớm ban hành Nghị quyết, Thông tư liên tịch hướng dẫn, luận giải cụ thể các hành vi phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Khoản 2, Điều 117 BLHS 2015 để các cơ quan thực thi pháp luật áp dụng thống nhất trong thực tiễn.
Ba là, về chứng minh tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, Khoản 1, Điều 14 BLHS 2015 quy định: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra các điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm...”. Như vậy, có thể hiểu giai đoạn chuẩn bị phạm tội bao gồm ba nhóm hành vi cơ bản: 1). Hành vi tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện để thực hiện tội phạm. 2). Hành vi tạo ra các điều kiện khác (điều kiện vật chất và tinh thần) cho việc thực hiện tội phạm. 3). Hành vi thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm.
Tuy nhiên, do tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức nên thời điểm tội phạm hoàn thành được xác định từ khi người phạm tội thực hiện các hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm. Từ những phân tích trên, có thể nhận ra có sự xung đột giữa lý luận và thực tiễn áp dụng đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội trong Điều 117 BLHS 2015.
Mặt khác, việc chứng minh biểu hiện của hành vi chuẩn bị phạm tội như “làm”, “phát tán”, hoặc “tuyên truyền” thông tin, tài liệu, vật phẩm không khó, nhưng lại không dễ dàng để chứng minh hành vi “tàng trữ” các thông tin, tài liệu, vật phẩm, nhất là trong điều kiện phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay. Do đó, các nhà làm luật cần xem xét có nên quy định giai đoạn chuẩn bị phạm tội đối với tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hay không? Nếu có thì các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng xử lý giai đoạn chuẩn bị phạm tội đối với người phạm tội trong trường hợp này.
Công nhân Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh nghe tuyên truyền pháp luật do Liên đoàn Lao động quận Tân Bình tổ chức. Ảnh: N.HÀ. |
Bốn là, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok… đã tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để tung tin giả, có nội dung sai trái, độc hại, gây tâm lý hoài nghi, hoang mang cho người dân. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, đã có không ít đối tượng xuyên tạc, cung cấp thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch của Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, những hành vi này trên thực tế rất khó chứng minh mục đích chống Nhà nước nên rất ít khi bị xử lý hình sự, mà chỉ có thể xử lý vi phạm hành chính, chế tài xử phạt thấp nên không đủ sức răn đe đối với các đối tượng có hành vi sai phạm.
Vì thế, các nhà làm luật cần nghiên cứu, cụ thể hóa những hành vi được quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 117 BLHS 2015 thành: “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân” nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, nhằm răn đe các đối tượng đã, đang và sẽ thực hiện hành vi sai phạm.
Sửa đổi quy định về sử dụng lao động, Việt Nam đã có những nữ thuyền viên đầu tiên Trước đây, các công việc trên tàu đi biển (trừ công việc phục vụ nhà hàng, buồng, bàn, lễ tân trên các tàu du lịch) ... |
Tăng lương tối thiểu vùng: Cần nhìn nhận sòng phẳng Câu chuyện tăng lương vẫn đang “tiến thoái lưỡng nan” khi 8 hiệp hội doanh nghiệp đề nghị Thủ tướng Chính phủ lùi thời gian ... |
Bộ LĐ-TB&XH ban hành hướng dẫn thực hiện quy định về tăng giờ làm thêm Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) vừa ban hành Công văn 1312/LĐTBXH-ATLĐ hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 về ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025