Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là quy định bắt buộc
Pháp luật lao động - 03/08/2023 10:56 HỒNG MINH
Đối thoại tại nơi làm việc chính là giải pháp quan trọng để tổ chức Công đoàn cũng như chủ doanh nghiệp tạo sự thấu hiểu, xây dựng niềm tin giúp người lao động (NLĐ) gửi gắm tâm tư, nguyện vọng nhằm cải thiện môi trường làm việc tốt hơn.
Theo khoản 1 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019, đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) với NLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ (ví dụ như tổ chức Công đoàn) về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
Đối thoại giữa công nhân, công đoàn, và lãnh đạo doanh nghiệp tại nơi làm việc. Ảnh: LĐLĐ Vĩnh Phúc |
Quy định về đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định NSDLĐ phải tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc ít nhất 01 năm một lần, hoặc khi có yêu cầu của một hoặc các bên hay khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các Điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019.
NSDLĐ có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của NLĐ tổ chức đối thoại định kỳ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 và quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Thành phần tham gia đối thoại định kỳ
Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thành phần tham gia đối thoại định kỳ là đại diện hai bên NSDLĐ và bên NLĐ.
- Bên NSDLĐ: Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, NSDLĐ quyết định số lượng, thành phần đại diện cho mình để tham gia đối thoại bảo đảm ít nhất 03 người, trong đó có người đại diện theo pháp luật và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Bên NLĐ: Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của NLĐ xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:
+ Ít nhất 03 người, nếu NSDLĐ sử dụng dưới 50 NLĐ;
+ Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 50 đến dưới 150 NLĐ;
+ Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 150 đến dưới 300 NLĐ;
+ Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 300 đến dưới 500 NLĐ;
+ Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 NLĐ;
+ Ít nhất 24 người, nếu NSDLĐ sử dụng từ 1.000 NLĐ trở lên.
Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên NSDLĐ và bên NLĐ nêu trên được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm một lần và công bố công khai tại nơi làm việc.
Trong khoảng thời gian giữa 02 kỳ, xác định thành viên tham gia đối thoại, nếu có thành viên đại diện không thể tiếp tục tham gia thì NSDLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ, nhóm đại diện đối thoại của NLĐ xem xét, quyết định bổ sung thành viên thay thế của tổ chức, nhóm mình và công bố công khai tại nơi làm việc.
Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức đối thoại định kỳ
- Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức đối thoại định kỳ do hai bên sắp xếp phù hợp với điều kiện thực tế và theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ, các bên có trách nhiệm gửi nội dung đối thoại cho bên tham gia đối thoại.
Điều kiện tiến hành đối thoại định kỳ
Đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi: Bên NSDLĐ có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền; BênNLĐ có sự tham gia của trên 70% tổng số thành viên đại diện.
Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của NSDLĐ hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện tổ chức đại diện NLĐ (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có).
Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, NSDLĐ có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại.
Tổ chức đại diện NLĐ (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của NLĐ (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến NLĐ là thành viên.
Cán bộ công đoàn tỉnh Thái Nguyên phối hợp với chủ doanh nghiệp tổ chức đối thoại với NLĐ. Ảnh: LĐLĐ Thái Nguyên |
Mức xử phạt đối với doanh nghiệp không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Khoản 2, Điều 15, Chương II Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt về vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong các hành vi sau: Không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; không thực hiện đối thoại khi có yêu cầu; không phối hợp tổ chức hội nghị NLĐ theo quy định của pháp luật.
Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong nghị định này bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu doanh nghiệp không tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức), đối với cá nhân thì mức phạt tiền sẽ từ 5 - 10 triệu đồng.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đối thoại với công nhân lao động Thủ đô Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP Hà Nội với công nhân lao động (CNLĐ) vừa được tổ chức chiều 18/5 ... |
Lắng nghe công nhân lao động để thấu hiểu và chia sẻ Không chỉ lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ; những ý kiến, kiến nghị của công nhân lao động (CNLĐ) còn được quan tâm giải ... |
Hiến kế giải pháp nâng cao vai trò công đoàn cơ sở trong đối thoại người lao động Theo đồng chí Ngô Trần Tố Uyên - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Cấp thoát nước Quảng Nam, thực tế ở một số ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất