Doanh nhân thân thiện với báo chí: Quan hệ cộng sinh, không thể thiếu

Câu chuyện quanh tôi - Kim Dung

Tuổi ngoài thất thập nhưng chưa thôi nhập thế là trường hợp của ông Mai Văn Soạn (71 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Cường Thịnh, người bạn vong niên của tôi. Ông thổ lộ, ngoài niềm vui sản xuất kinh doanh còn có niềm vui hoạt động xã hội…
Doanh nhân thân thiện với báo chí: Quan hệ cộng sinh, không thể thiếu

Ông Soạn và thời gian thảnh thơi hiếm hoi tại nhà.

Đồng đội, đồng nghiệp tiếp sức

Ông Soạn thương binh hạng 2/4 gắn bó máu thịt với ngành Dược (Xưởng Dược Khu Trung Trung Bộ) từ thời chiến tranh. Sau ngày hòa bình, mối quan hệ gần gũi anh em đồng chí, san sẻ yêu thương, gian khổ lại càng bền chặt, nhất là trong những tháng ngày khó khăn, thiếu thốn thời bao cấp. Cứ hết công việc văn phòng ở cơ quan là ông lao ra thị trường. Ông nhanh nhạy “đa dạng hóa” sản phẩm, ngành nghề. Từ sản xuất xà phòng, nấu rượu, sản xuất bia hơi bỏ mối cho các hàng quán trong thành phố Đà Nẵng đến nuôi heo. “Mình lao động không biết mệt anh à! Thiệt là cái khó hắn ló cái khôn. Nhưng nói cho cùng, thu nhập cũng chỉ mang tính thời vụ, bấp bênh”, ông chia sẻ với tôi một lần cùng ngồi uống cà phê sáng. Ông xin nghỉ hưu sớm, chọn một công việc phù hợp với ngành nghề chuyên môn, theo ông là một quyết định đúng đắn.

Dốc vốn dành dụm đầu tư sản xuất bao bì nhựa (lọ nhựa) cung ứng cho ngành sản xuất dược phẩm và sản phẩm ống xét nghiệm phục vụ ngành Y tế, đồng nghiệp, bạn bè ủng hộ, động viên ông Soạn nhiệt thành. Không chỉ ủng hộ bằng lời, nhiều người còn cho mượn vốn. Ông Soạn được tiếp thêm động lực “giương buồm ra khơi”! Từng bước, từng bước, từ tổ sản xuất rồi vụt một cái, “vươn vai” thành công ty! “Không phải tuổi thanh xuân mà muộn màng, quá tuổi “ngũ thập niên tri thiên mệnh” mới chính thức khởi nghiệp, đương đầu với vô vàn khó khăn. Kể ra lúc ấy cũng phiêu lưu, anh à!”, ông Soạn cười khà khà.

Cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt, từ giá thành đến chất lượng sản phẩm. Nếu không đầu tư thiết bị, đổi mới phương pháp quản lý, tuyển dụng công nhân lành nghề thì doanh nghiệp sẽ rất khó tồn tại. Biết mình mạnh, yếu ở đâu, ông Soạn đề ra nhiều giải pháp cụ thể, thận trọng trong đầu tư, có định hướng phát triển theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”. Mạnh dạn hợp đồng thuê 5.000 m2 đất xây dựng nhà xưởng trong Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng; thay đổi thiết bị, máy móc để có sản phẩm phù hợp... Ông mạnh dạn tuyên bố chính sách chất lượng “Tốt chất lượng - Sạch môi trường”. Ông cam kết sản phẩm đưa ra thị trường luôn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng, hướng đến sự hài lòng và thỏa mãn của họ.

Sản phẩm lúc đầu chỉ cung ứng cho thị trường Đà Nẵng, sau đó bung ra các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, theo chân công ty dược phẩm sang Nga, Ucraina… Đặc biệt, người lao động của công ty được quan tâm chăm sóc chu đáo từ đời sống vật chất đến tinh thần. Sinh nhật của công nhân hoặc lễ tết được công ty tặng hoa, quà, tiền thưởng. Khi ốm đau, hoạn nạn công ty thăm hỏi, hỗ trợ kịp thời…

Doanh nhân thân thiện với báo chí: Quan hệ cộng sinh, không thể thiếu
Ông Soạn (thứ tư từ phải sang) bàn giao nhà tình nghĩa.

Tìm kiếm đồng đội, đến với cộng đồng

Sau mỗi chuyến đi làm từ thiện, khảo sát, tìm kiếm đồng đội hy sinh do chính tay mình chôn cất hay những lần đi tìm thân nhân đồng đội ở Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam để kết hợp tổ chức bốc mộ… ông thường điện thoại nhắn tôi ngồi với nhau một tí để hàn huyên. Với ông, bạn bè làm báo, nghề báo là một công việc đáng quý và đáng trọng.

Ông kể, ngoài việc sản xuất kinh doanh, ông còn dành thời gian hoạt động đoàn thể, xã hội tại địa phương trong vai trò Chi hội trưởng Chi hội Cựu Chiến binh của phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng; Chủ nhiệm câu lạc bộ Doanh nhân Hội Cựu Chiến binh quận. Trong vai trò Trưởng Ban Liên lạc đồng hương, “Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học” xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, Quảng Nam, ông đã vận động và cùng anh chị em đóng góp xây dựng 15 căn nhà tình nghĩa, tặng 6 con bò giống cho các gia đình cựu thanh niên xung phong vào năm 2016; bảo trợ, đóng góp Quỹ Khuyến học, xây dựng trường, mua bàn ghế, máy vi tính, tặng xe đạp, góp tiền vào Quỹ học bổng dành cho học sinh nghèo hiếu học của xã nhà.

Năm 2017-2020, ông tổ chức nhiều đợt hành quân về nguồn. Trao tặng, hỗ trợ nhiều phần quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2020, trong đại dịch Covid-19, dù công ty đang gặp khó, ông vẫn kêu gọi, vận động nhiều người chung tay góp phần khắc phục hậu quả dịch bệnh cũng như thiên tai với tổng số tiền 190 triệu đồng. Riêng ông, đóng góp trên 70 triệu đồng mua tặng máy đo thân nhiệt phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn quận; tặng quần áo, sách vở, tôn lợp nhà, xây dựng 02 nhà tình thương ở xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho bà con bị thiệt hại do núi lở, lũ cuốn. Vận động đóng góp tặng bà con xã Bình Dương trong khu vực bị lây nhiễm dịch 20 triệu đồng, xây dựng nhà tình nghĩa cho liệt sĩ Trần Chi là một trong 7 Dũng sĩ quận Thanh Khê...

Doanh nhân thân thiện với báo chí: Quan hệ cộng sinh, không thể thiếu
Ông Soạn (trái) mang hàng cứu trợ lên huyện Nam Trà My, Quảng Nam.

Chia sẻ với tôi, ông nói chầm chậm như chiêm nghiệm: “Mình thành đạt, may mắn hơn nhiều người. Đồng đội năm xưa nằm lại, thiệt thòi đã đành; người dân quanh mình cũng còn vô cùng gian khó. Làm doanh nghiệp, doanh nhân phải có trách nhiệm với cộng đồng”. Vào những dịp Tết Nguyên đán, ông đều chuẩn bị từ 20 đến 25 suất quà, mỗi suất 300 nghìn đồng để giúp bà con nghèo, khó khăn trong khu dân cư Vĩnh An A, phường Vĩnh Trung nơi ông cư trú. Ông còn hỗ trợ 14 bình chữa cháy trang bị cho số hộ nghèo, lắp đặt cố định 150 cái đế để treo cờ Tổ quốc vào các dịp lễ lạt…

Là bạn bè, có lần tôi “cà khịa” ông, tuổi đã cao mà chưa chịu vui thú điền viên, sống yên phận cứ để ý đến việc đời. Thay vì đi du lịch đó đây lại đi tìm đến những hoàn cảnh khó khăn, những phận đời bất hạnh để sẻ chia liệu có vất vả quá không? Ông nheo mắt cười: “Đi làm từ thiện tôi thấy vui lắm anh! Mình mang niềm vui đến cho những người khó khăn. Cũng như anh, nghỉ hưu cơ quan báo mà nghề báo có bỏ đâu. Cách nào đó, cả tôi và anh đều phải gắn bó với cộng đồng”. Ông kể tôi nghe về những chuyến đi làm từ thiện ở xã Hòa Bắc, Hòa Vang, Đà Nẵng, ở huyện vùng cao biên giới Sìn Hồ, Lai Châu với nhiều kỷ niệm…

Tâm sự doanh nhân

Năm ngoái, điện cho tôi, ông bảo vừa đi từ thiện lên xã Trà Mai, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) giúp bà con bị lũ lụt, có mua mấy chai mật ong rừng và dành cho tôi một chai. Tôi xúc động bởi món quà tuy đơn sơ mà đầy ắp ân tình.

Cuối tháng 5 vừa rồi, tôi về Đà Nẵng theo lời ông hẹn. Chúng tôi uống trà, trò chuyện. Ông bảo: “Giá viết được như anh, tôi có nhiều chuyện hay để nói. Mà thôi, xã hội phân công, mỗi người một nghề. Tôi làm doanh nghiệp, anh làm báo. Anh làm tốt việc của anh, tôi làm tốt việc của tôi. Mình cùng làm việc có ích cho đời”. Tôi hỏi những gì hay anh định viết, nếu viết. Anh cười: “Nhiều lắm. Chuyện doanh nhân kinh doanh kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận là tất cả hay lợi nhuận phải hài hòa. Chuyện nắm bắt cơ hội; chuyện xác định mình ở đâu trong dòng chảy của xu thế chung. Cả vấn đề này nữa nhé”, ông nheo mắt cười hóm hỉnh: “Anh biết chuyện gì không?”. Tôi lắc đầu, ông tiếp: “Doanh nghiệp, doanh nhân phải truyền thông thế nào; tận dụng, khai thác báo chí ra sao”.

Doanh nhân thân thiện với báo chí: Quan hệ cộng sinh, không thể thiếu
Ông Soạn tặng quà cho học sinh hai trường tiểu học ở xã Trà Mai và Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam.

Thấy thú vị, tôi bảo ông nói thêm. Ông nhắc về những chuyện nghệ sĩ làm từ thiện lùm xùm gần đây. Theo ông, quan hệ doanh nghiệp và báo chí là quan hệ cộng sinh, không thể thiếu. Thế giới đã có nghiên cứu, mỗi doanh nghiệp thành công phải bỏ ra từ vài đến mấy chục phần trăm doanh thu làm công tác truyền thông. “Nhưng truyền thông không có nghĩa đánh bóng vô trách nhiệm. Giống như làm từ thiện của một số nghệ sĩ để đánh bóng tên tuổi mình là không nên. Làm với cái tâm sạch, lòng trong mang đến hạnh phúc cho những người gặp khó khăn, hoạn nạn một cách vô tư, nhẹ nhàng mới là quý. Không lợi dụng lòng tin của nhiều người tốt rồi đánh mất niềm tin ở họ về mình”.

Biết và chơi với nhau đã lâu, nghe ông nói tôi vẫn không khỏi bất ngờ về người bạn già. Cái tuổi cổ lai hi quá dày dạn phong trần, có thể nghỉ ngơi mà ông vẫn nắm bắt, tiến kịp với đời, vẫn đau đáu những chuyện “đâu đâu”. “Công việc sản xuất kinh doanh vào guồng rồi nên cũng yên tâm”, ông nói thêm. “Chắc rồi cậu con trai mình sẽ quản lý công ty. Mình làm cố vấn thôi. Thời gian rỗi rảnh dành cho những hoạt động xã hội, nhân đạo. Vui mà!”, ông Soạn trải lòng.

Người Hà Nội không lo thiếu lương thực, thực phẩm Người Hà Nội không lo thiếu lương thực, thực phẩm

Ngay trong chiều tối 18/7, sau khi Hà Nội ra công điện khẩn triển khai các biện pháp mạnh phòng, chống dịch COVID-19 kể từ ...

Công đoàn và người lao động không thể đứng ngoài “chuyển đổi số” Công đoàn và người lao động không thể đứng ngoài “chuyển đổi số”

“Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của doanh nghiệp và Công đoàn đã tích cực đưa nội dung này thành phong trào thi ...

Quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội và phát triển đất nước Quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp gắn với trách nhiệm xã hội và phát triển đất nước

Theo tiến trình phát triển chung của nhân loại, báo chí cũng phát triển hết sức nhanh chóng và ngày nay đã trở thành một ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Emagazine -

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Câu chuyện quanh tôi -

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

Đời sống -

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Câu chuyện quanh tôi -

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Câu chuyện quanh tôi -

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Câu chuyện quanh tôi -

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đọc thêm

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Câu chuyện quanh tôi -

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Câu chuyện quanh tôi -

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Kinh tế - Xã hội -

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Câu chuyện quanh tôi -

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Câu chuyện quanh tôi -

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Nét đẹp Người lao động -

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Trong lúc đang quét rác, dọn vệ sinh môi trường trên tuyến đường Lê Quý Đôn, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Trần Phương Lộc (công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế) đã nhặt được chiếc nhẫn kim cương. Sau đó anh đã trả lại cho người mất.

Lạc quan với mùa Xuân

Câu chuyện quanh tôi -

Lạc quan với mùa Xuân

Năm Tân Sửu với dịch Covid-19 dữ dội đã qua. Năm Nhâm Dần chắc chắn vẫn còn dịch Covid đang đến. Câu chuyện an toàn, vệ sinh lao động nói đi nói lại lại quay về Covid.

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Câu chuyện quanh tôi -

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Anh Viên Hữu Thái sinh năm 1980, tại xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Tổ trưởng tổ xeo giấy, Phân xưởng sản xuất là công nhân vinh dự được Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh tôn vinh danh hiệu “Công nhân giỏi Xứ Thanh” năm 2021.

Cù lao thương nhớ

Câu chuyện quanh tôi -

Cù lao thương nhớ

Cù lao Bắc Phước (Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị) “bé bằng bàn tay”, cồn đất nằm ở giữa sông, với mấy “sải tay” là có thể ra biển Cửa Việt. Mảnh đất nhỏ bé này là nơi ấp ủ nhớ thương của những người con xa quê và nơi lưu luyến của lữ khách sau một lần ghé chân…

Tự tình với Tây Nguyên

Câu chuyện quanh tôi -

Tự tình với Tây Nguyên

Nhiều năm gắn bó với Tây Nguyên, với tôi bến nước và thuyền độc mộc ở đây là hai hình ảnh rất gợi khi nhắc đến “phổ văn hóa” đậm chất rừng của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Vì thế, sự mất - còn của hai hình ảnh ấy có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống, sinh hoạt trong mỗi cộng đồng.