Điều chỉnh lại các địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng
Người lao động - 16/06/2022 14:51 Theo NGUYỄN NGA (Nhịp sống doanh nghiệp)
Nghị định 38/2022/NĐ-CP điều chỉnh lại một số địa bàn thuộc các vùng I, II, III, IV từ đó làm thay đổi mức lương tối thiểu vùng ở một số địa phương. Ảnh minh họa: Lao động và Công đoàn |
Tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động Chính phủ vừa ban hành, ngoài việc tăng lương tối thiểu vùng thêm 6% và bổ sung mức lương tối thiểu giờ như đã thông tin, Nghị định 38/2022/NĐ-CP còn điều chỉnh lại một số địa bàn thuộc các vùng I, II, III, IV từ đó làm thay đổi mức lương tối thiểu vùng ở một số địa phương.
Cụ thể, tại vùng I, bổ sung TP. Thủ Đức do được gộp từ Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức thuộc TP. HCM.
Một số địa phương được chuyển từ vùng II lên vùng I là TP. Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, huyện Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai.
Một số địa phương được chuyển từ vùng III lên vùng II là thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh; TP. Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình; TP. Vinh, thị xã Cửa lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An; thị xã Hòa Thành thuộc tỉnh Tây Ninh; TP. Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long; TP. Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Một số địa phương được chuyển từ vùng IV lên vùng III là huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh; huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An; huyện Mang Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long; huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, nguyên tắc áp dụng phân vùng cơ bản kế thừa theo danh mục quy định hiện hành, ngoài ra có sự rà soát, cập nhật lại tên một số địa bàn sau khi có sự thay đổi do phải thực hiện sắp xếp lại địa giới hành chính theo các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Việc điều chỉnh vùng của các địa phương nêu trên nhằm tạo sự cân đối hợp lý về giá nhân công giữa các địa bàn lận cận, do các địa bàn trên có sự phát triển hơn về thị trường lao động, hình thành các khu, cụm công nghiệp.
Ngoài ra, một điểm mới của Nghị định 38 là bỏ quy định về lương tối thiểu cao hơn 7% cho người đã qua học nghề
Trước đó, theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.
Còn những người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề (tức có bằng nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học,…) thì được trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đã quy định.
Tuy nhiên, sang đến Nghị định 38/2022/NĐ-CP, nội dung này đã bị bãi bỏ. Thay vào đó, Nghị định 38 chỉ quy định chung rằng mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương cho người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng.
Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp khi trả lương phải bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022 Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người ... |
Công nhân đồng loạt vỗ tay khi Thủ tướng thông báo tăng lương tối thiểu vùng Trước khi đối thoại với công nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vui mừng thông báo tới công nhân lao động cả nước ... |
Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2022 Từ 1/7/2022, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm 6%, dẫn đến tiền lương tháng tính đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 12/01/2025 21:13
Tấm vé nghĩa tình - công nhân khó khăn được đoàn tụ gia đình ngày Tết
Tại Lâm Đồng, 37 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn được Công đoàn tặng vé xe về quê đón Tết và quay trở lại làm việc trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025. Ai nấy đều vui mừng và xúc động vì được đoàn tụ gia đình ngày Tết.
Đời sống - 12/01/2025 18:13
Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng
Sáng 12/1, không khí tại Nhà Văn hóa Lao động TP. Đà Nẵng rộn ràng với hàng trăm đoàn viên và công nhân tham gia chương trình “Ngày hội đoàn viên – Chào xuân Ất Tỵ 2025”.
Người lao động - 09/01/2025 16:09
Hà Nội: Mức thưởng Tết cao nhất 311 triệu đồng
Trong bối cảnh năm 2024 với nhiều thách thức từ thiên tai, biến động giá cả, và nguồn nhân lực khan hiếm, tình hình lương, thưởng Tết năm 2025 tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội vẫn ghi nhận những tín hiệu tích cực, mức tăng đáng kể so với năm trước.
Người lao động - 09/01/2025 14:07
Thi đua lao động sáng tạo vì sự phát triển của Đà Nẵng
Trong những năm qua, phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” đã trở thành điểm sáng trong hoạt động công đoàn TP. Đà Nẵng.
Người lao động - 09/01/2025 06:08
Thưởng Tết Nguyên đán cao nhất cả nước là hơn 1,9 tỷ đồng
Mức thưởng Tết Nguyên đán năm 2025 cao nhất là 1,908 tỷ đồng thuộc về vị trí quản lý cấp cao tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin tại TP Hồ Chí Minh.
Đời sống - 08/01/2025 16:16
Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra thông tin chính thức về tình hình bệnh lý đường hô hấp do virus HMPV (Human Metapneumovirus) gây ra.
- Nữ bếp trưởng nuôi quân chăm lo từng miếng ăn cho đồng đội
- Chọn nghề gì "hái ra tiền" năm 2025?
- Hiệu quả ấn tượng của mô hình giảm cân an toàn, chuẩn y khoa quốc tế của Bệnh viện Tâm Anh
- Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm
- Gần 7.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, cần cảnh giác dịp Tết Nguyên đán