Đề xuất Công đoàn có thể khởi kiện doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Pháp luật

Đề xuất Công đoàn có thể khởi kiện doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

MINH ANH
Tác giả: MINH ANH
Tại phiên thảo luận về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) thuộc Kỳ họp thứ 6, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm các quy định xung quanh việc rút bảo hiểm một lần, tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội...
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cần xuất phát từ những người “trong cuộc” Bảo hiểm xã hội - đừng để người lao động thiếu niềm tin

Trong phiên họp ngày 23/11, các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận 7 vấn đề nêu trong báo cáo thẩm tra, về Hội đồng quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; quản lý, thu Quỹ Bảo hiểm xã hội; thẩm quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội; điều kiện, thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu; quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần và xác định hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội…

Đề xuất Công đoàn có thể khởi kiện doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Toàn cảnh phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Ảnh: quochoi.vn

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang phản ánh, thời gian qua, tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương, ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ, quyền lợi của người lao động.

Theo đại biểu Đỗ Thị Việt Hà, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có việc chưa quản lý chặt chẽ đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Các giải pháp xử lý tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.

Để khắc phục tình trạng này, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung một số quy định cụ thể về các hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với các biện pháp xử lý, chế tài xử lý các hành vi vi phạm.

Đề xuất Công đoàn có thể khởi kiện doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho biết tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương. Ảnh: quochoi.vn

Để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đại biểu đề nghị ban soạn thảo tiếp tục rà soát, nghiên cứu, bổ sung một số biện pháp, chế tài như: khấu trừ tiền nợ bảo hiểm xã hội tại các tài khoản ngân hàng sau khi đã có thông báo, đôn đốc của cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời gian nhất định (có thể là 3 tháng); công khai danh tính các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, cần có các quy định đồng bộ, khả thi, nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc đang đặt ra hiện nay trong việc khởi kiện dân sự và khởi tố hình sự đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) có hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Cụ thể, cần chỉnh sửa, bổ sung khoản 4, khoản 5, Điều 37 theo hướng: khi NSDLĐ có hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội và cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà NSDLĐ vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng, thì không chỉ cơ quan bảo hiểm xã hội, mà tổ chức Công đoàn và người lao động cũng có quyền khởi kiện NSDLĐ theo quy định của pháp luật.

Đồng thời khi NSDLĐ có dấu hiệu phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Bộ luật Hình sự, thì không chỉ cơ quan bảo hiểm xã hội, mà tổ chức Công đoàn, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về lao động, bảo hiểm xã hội và người lao động đều có quyền kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật.

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà cho rằng, cần hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan, bảo đảm tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của việc khởi kiện, khởi tố đối với các hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Đề xuất Công đoàn có thể khởi kiện doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn cũng góp ý về hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội. Ảnh: quochoi.vn

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Đoàn Bắc Kạn cho biết, số doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội trong giai đoạn 2016-2022 khoảng gần 10 nghìn tỷ đồng/ năm. Trong năm 2022, có 56% số đơn vị, doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội kéo dài 3 năm và trên phạm vi cả nước có tới 198 nghìn doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội.

Số người lao động bị chậm đóng bảo hiểm xã hội trong năm 2022 lên tới 2,6 triệu người. Số tiền nợ bảo hiểm xã hội khó có khả năng thu hồi do doanh nghiệp đã giải thể, phá sản hoặc chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn là 2.500 tỷ đồng.

Góp ý về hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội tại điểm c, khoản 2 Điều 36, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung quy định này để tránh xung đột với các quy định khác trong hệ thống pháp luật. Đại biểu lo lắng nếu quy định như dự thảo thì doanh nghiệp có thể lợi dụng và đưa ra lý do kinh doanh khó khăn nên không có khả năng đóng, do đó sẽ không thể xử lý được hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị cần quy định rõ hơn về việc hoãn xuất cảnh để không mâu thuẫn đối với việc hoãn xuất cảnh theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự.

Đại biểu cũng đề nghị giao cho công đoàn các cấp có quyền đứng ra khởi kiện doanh nghiệp chậm, nợ, trốn đòng bao hiểm xã hội chứ không chỉ là công đoàn cấp cơ sở như hiện nay. Đồng thời quy định nếu như công đoàn đứng ra khởi kiện rồi thì không cần phải có ủy quyền của người lao động.

* Video đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương phát biểu tại phiên họp. Nguồn: quochoitv.vn

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt ...

Vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần được người lao động đặc biệt quan tâm Vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần được người lao động đặc biệt quan tâm

Theo Cổng thông tin Chính phủ về xây dựng chính sách, pháp luật, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, phát biểu trong ...

Có được rút bảo hiểm xã hội một lần và bảo hiểm thất nghiệp cùng một lúc? Có được rút bảo hiểm xã hội một lần và bảo hiểm thất nghiệp cùng một lúc?

Bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm thất nghiệp là 2 chính sách độc lập, vì vậy người lao động được nhận BHXH một ...

Tin mới hơn

Đề xuất phạt tù đối với hành vi sa thải lao động trái luật

Đề xuất phạt tù đối với hành vi sa thải lao động trái luật

Trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền với tội danh sa thải người lao động, buộc công chức, viên chức thôi việc trái luật lên tới 400 triệu đồng hoặc phạt tù 3 năm.
Dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy từ 1/6: làm gì để không gián đoạn khám chữa bệnh?

Dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy từ 1/6: làm gì để không gián đoạn khám chữa bệnh?

Từ ngày 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ không cấp thẻ bảo hiểm y tế bản giấy cho người tham gia. Thay vào đó, người dân sẽ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử trên ứng dụng VssID hoặc VNeID khi đi khám, chữa bệnh.
Vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A: Chế tài pháp lý đối với doanh nghiệp dùng lao động dưới 18 tuổi?

Vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A: Chế tài pháp lý đối với doanh nghiệp dùng lao động dưới 18 tuổi?

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, tỉnh Lai Châu không chỉ cướp đi sinh mạng của nhiều công nhân, trong đó có cả lao động chưa thành niên, mà còn để lại những câu hỏi về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.

Tin tức khác

Thắng kiện, người lao động còn được bồi thường tăng thêm 550 triệu đồng

Thắng kiện, người lao động còn được bồi thường tăng thêm 550 triệu đồng

Nhờ hỗ trợ của công đoàn, một người lao động ở Bà Rịa – Vũng Tàu khởi kiện ra tòa và thắng kiện, được doanh nghiệp bồi thường hơn 1,24 tỷ đồng; tại phiên tòa phúc thẩm, hai bên còn đạt thỏa thuận doanh nghiệp bồi thường tăng thêm cho người lao động 550 triệu đồng.
Thắng kiện 750 triệu đồng: Một vụ việc, nhiều tiếng nói

Thắng kiện 750 triệu đồng: Một vụ việc, nhiều tiếng nói

Vụ thắng kiện hơn 750 triệu đồng của ông Lê Quang Trung chỉ là một trong hàng ngàn trường hợp mà tổ chức Công đoàn tỉnh Đồng Nai đã âm thầm sát cánh, hỗ trợ người lao động đòi lại công bằng trong những năm qua.
Vụ người lao động yêu cầu bồi thường gần 1 tỷ đồng: Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm

Vụ người lao động yêu cầu bồi thường gần 1 tỷ đồng: Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm

Vừa qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đăng bài “Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng”. Phiên tòa phúc thẩm được Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mở vào chiều 29/4, tuy nhiên tại đây, hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định tạm ngừng phiên tòa 15 ngày.
Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng

Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng

Nhận thấy phán quyết của Tòa án sơ thẩm là chưa thỏa đáng, Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có văn bản gửi Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm vụ án lao động về “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” nêu quan điểm rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Lúng túng trong thực hiện chính sách cho giáo viên ở Lâm Đồng

Lúng túng trong thực hiện chính sách cho giáo viên ở Lâm Đồng

Nhiều giáo viên tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng băn khoăn vì cùng một địa bàn nhưng mỗi trường thực hiện chính sách theo Nghị định 76 lại khác nhau.
Xem thêm