Đắk Lắk giải bài toán khó bằng “việc làm ngắn hạn” cho đồng bào thiểu số

Trong những nỗ lực giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh nói chung, chương trình giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động ngắn hạn đang là hướng đi mới tích cực, mang lại nhiều kết quả tốt tại tỉnh Đắk Lắk, nhất là đối với lực lượng lao động không muốn xa quê đi làm quá lâu.

Mang thông tin việc làm về tận buôn làng

Trung tâm Dịch vụ việc làm, thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là trung tâm) cho biết trong những năn gần đây, trung tâm đã thực hiện nhiều chương trình để kết nối cung cầu, tuyển dụng lao động đối với người lao động trên địa bàn tỉnh nói chung, đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Đặc biệt với hai huyện nghèo của tỉnh là Ea Súp và M'DRăk, trung tâm đã tổ chức khá nhiều chương trình để tăng lượng thông tin về việc làm, tuyển dụng lao động đến với bàn con vùng sâu vùng xã, xã nghèo, xã biên giới.

Đó là các Hội nghị tư vấn và Giới thiệu việc làm trong nước và xuất khẩu lao động, các phiên giao dịch việc làm, được trung tâm tổ chức tại các xã, thậm chí về tận buôn làng, thôn bản.

“Mỗi lần tổ chức, mỗi xã có từ 50 – 100 người tham dự, đây là con số nhỏ nhưng lại là rất khó khăn đối với bàn con tại các xã vùng biên, xã nghèo vì mỗi lần tập hợp bàn con, người lao động rất khó”, ông Nguyễn Văn Cường, Phó Giám đốc Trung tâm chia sẻ.

Đắk Lắk giải bài toán khó bằng “việc làm ngắn hạn” đồng bào thiểu số
Người lao đông huyện Ea Sup, tỉnh Đắk Lắk được chào đón nghĩa tình khi đến lao động, làm việc ngắn hạn
tại Hàn Quốc. Ảnh: Phòng LĐ - TB và XH huyện Ea Sup cung cấp

Các chương trình này có sự tham gia của một số doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh, công ty xuất khẩu lao động có uy tín. Cùng với đó, trung tâm cũng triển khai, giới thiệu các chính sách hiện hành của nhà nước nhằm hỗ trợ người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là chính sách hộ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với hai huyện nghèo của tỉnh và các xã đặc biệt khó khăn, trong đó huyện Ea Súp được hưởng chính sách 100%.

Theo chính sách hiện hành, người lao động tại các địa phương này được hưởng chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề, kỹ năng nghề, đào tạo ngoại ngữ, hỗ trợ tiền ăn, visa, vé máy bay...

Xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ số 1, trung tâm đã tư vấn giới thiệu việc làm miễn phí đến đông đảo người lao động, nhất là ở những vùng xa, xã nghèo. Riêng trong năm 2023 trung tâm tổ chức 100 chương trình vấn, hội nghị, phiên giao dịch... giới thiệu việc làm đến người lao động đến 15 huyện, thị xã với 40.000 lượt người tham gia.

Đắk Lắk giải bài toán khó bằng “việc làm ngắn hạn” đồng bào thiểu số
Đối tác Hàn Quốc sang tuyển dụng, phỏng vấn người lao động tại huyện Ea Sup sang Hàn Quốc làm việc thời vụ. Ảnh: Phòng LĐ - TB và XH huyện Ea Sup cung cấp

Đặc biệt, qua sự giới thiệu của trung tâm, một lực lượng lao động đáng kể được giới thiệu cho các doanh nghiệp trong nước. Năm 2023 có khoảng 8.000 người lao động được giới thiệu việc làm, trong đó có hơn 2.500 người được tuyển dụng đi làm việc, trong số đó có rất nhiều lao động làm việc ngắn hạn tại một số tỉnh phía Bắc.

“Tuy nhiên vẫn còn những khó khăn lâu nay đối với lao động ở vùng biên giới là bà con không muốn đi làm việc xa nhà thời gian lâu ngày. Thứ hai nữa là kỹ năng lao động, tác phong lao động khi chuyển sang lao động công nghiệp chưa quen. Chúng tôi định hướng sắp tới sẽ kết nối để tạo việc làm cho lao động vùng biên làm việc thời vụ, ngắn hạn trong thị trường nội địa. Hiện có doanh nghiệp tại Bắc Giang, Binh Dương, Đồng Nai... cũng đã đặt vấn đề lao động thời vụ và trung tâm đã kết nối, triển khai. Nếu tuyển dụng, bà con đi làm việc từ 3 – 4 tháng mỗi đợt. Vừa có lương vừa có thể quay về lại gia đình như mong muốn của họ”, ông Cường nói thêm.

Bà con háo hức với xuất khẩu lao động ngắn hạn

Triển khai từ năm 2023, trong hai năm qua chương trình xuất khẩu lao động làm việc thời vụ, ngắn hạn tại Hàn Quốc đối với người lao động tại huyện nghèo Ea Sup, tỉnh Đắk Lắk là bước đột phá mang lại triển vọng tốt trong giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là người lao động vùng biên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Bài toán khó lâu nay của bà con là trình độ tay nghề thấp, không muốn xa nhà lâu ngày đã được giải quyết khi đối tác phía Hàn Quốc chỉ tuyển lao động thời vụ làm việc 3 – 4 tháng/đợt; điều kiện làm việc là người có sức khỏe tốt, tuổi từ 30 – 45, tùy vào nhu cầu sản xuất nông nghiệp hay thu hoạch mà có sự chênh lệch nhất định giữa lao động nam và lao động nữ.

Đắk Lắk giải bài toán khó bằng “việc làm ngắn hạn” đồng bào thiểu số
Niềm vui của người lao động huyện Ea Sup trên nông trường nước bạn Hàn Quốc.
Ảnh: Phòng LĐ - TB và XH huyện Ea Sup cung cấp

Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Ea Sup, đơn vị “chủ công” trong công tác hỗ trợ, giúp đỡ, kết nối đưa bà con đi lao động ngắn hạn tại Hàn Quốc cho biết, năm 2023 có hai đợt xuất khẩu với 111 lượt người (tháng 4 – 7, và tháng 8 – 11). Năm nay đợt 1 có 102 lượt, và đợt 2 dự kiến 116 người, trong đó 99 người cũ, 17 người tuyển mới.

Đầu tháng 2/2024, đoàn công tác của Phòng Nông nghiệp BIO, thành phố IK-San, tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc cũng đã có buổi gặp gỡ, trao đổi, thông tin việc làm với bà con đi xuất khẩu lao động, cũng như trao đổi chuyên môn, hỗ trợ lao động đối với lãnh đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Ea Sup.

Mới đây Phòng cũng đã có thỏa thuận hợp tác đưa lao động sang làm việc thời vụ tại Quận Uiseong tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc. Đây là những tín hiệu vui của chương trình ý nghĩa này.

Đắk Lắk giải bài toán khó bằng “việc làm ngắn hạn” đồng bào thiểu số
Người lao động tại huyện nghèo Ea Sup tỉnh Đắk Lắk rời quê hương tạm thời sang Hàn Quốc lao động thời vụ
trong ngành nông nghiệp.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, bà Phạm Thị Yến, Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Ea Sup, thông tin thêm người lao động tại Ea Sup sang làm việc ngắn hạn khoảng 3 tháng tại IK-San, tỉnh Jeollabuk, Hàn Quốc sẽ có mức lương bình quân khá; người lao động tốn tổng mức phí cho các khoản bảo hiểm, vé máy bay, khám sức khỏe... khoảng 20 triệu đồng.

Qua những lao động trở về quê nhà cho biết, sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, sau 3 tháng họ tích lũy được khoảng 70 triệu đồng/người, có người đến 120 triệu đồng. Với hơn 42.000 người trong độ tuổi lao động hiện nay của Ea Sup, việc xuất khẩu lao động ngắn hạn sang làm việc tại Hàn Quốc là chính sách tích cực, giải quyết đáng kể nhu cầu việc làm cũng như tăng thu nhập cho người lao động tại 10 xã trên địa bàn huyện.

“Họ vừa có nguồn thu nhập khá, vừa đảm bảo nhu cầu quay về địa phương, quê nhà để chăm sóc vườn tược, cây cối như nguyện vọng, hoặc có thể tiếp tục tái xuất khẩu lao động nếu muốn. Trong khi đó phía đối tác nước bạn điều kiện tuyển dụng cũng phù hợp, chỉ cần có sức khỏe tốt, chăm chỉ, cần cù là được tuyển. Hiện nay bà con Ea Sup rất hào hứng với chương trình này.

Hai năm qua, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội chúng tôi cũng tích cực hỗ trợ, kết nối, giải quyết các thủ tục miễn phí, kêu gọi đơn vị đào tạo tiếng Hàn Quốc miễn phí để giúp bà con sang Hàn Quốc làm việc thuận lợi”, vị nữ Trưởng phòng chia sẻ.

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk

Trung tâm Dịch vụ việc làm, thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết công tác chuẩn bị cho Ngày hội Việc làm tỉnh Đắk Lắk năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp đón trên 1.000 người lao động, đại biểu, quan khách tham dự. Chương trình do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Lao động Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức, chính thức diễn ra lúc 8 giờ ngày 14/6 tại số 9, đường 10 tháng 3 (đường Vành Đai).

Đắk Lắk giải bài toán khó bằng “việc làm ngắn hạn” đồng bào thiểu số
Một tiết mục văn nghệ hé lộ trong buổi tổng duyệt Ngày hội chiều 13/6. Ảnh: Khánh Vân

Ngoài việc được tư vấn việc làm miễn phí với 10.000 vị trí việc làm từ 30 doanh nghiệp tham gia, người lao động còn được giao lưu Mini Game “Hiểu biết về tài chính” do vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức và có cơ hội trúng thưởng phần quà trị giá 10 triệu đồng. Cùng với đó chương trình cũng sẽ trao quà cho 50 người lao động, đoàn viên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn, cùng với nhiều chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ hấp dẫn khác.

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, sự kiện này sẽ giúp người lao động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt sinh viên, học sinh cuối cấp ở các trường đại học, cơ sở giáo dục nghể nghiệp tiếp cận thông tin tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp, các chính sách của Nhà nước về lao động, việc làm.

Đắk Lắk giải bài toán khó bằng “việc làm ngắn hạn” đồng bào thiểu số

Bà Nguyễn Thị Ý Nga:
“Mong đánh giá được thị trường lao động để có hướng đi đúng”

Trao đổi nhanh với PV Lao động và Công đoàn chiều 13/6, bà Nguyễn Thị Ý Nga, Giám đốc Công ty TNHH Vũ Nguyên Bio (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), nói rằng công ty rất vui, hào hứng khi tham gia Ngày hội Việc làm Đắk Lắk 2024.

Công ty TNHH Vũ Nguyên Bio chuyên đào tạo nghề Chăm sóc sắc đẹp hệ sơ cấp, liên kết đào tạo trung cấp và cao đẳng. Công ty thường tuyển dụng nhân sự như: Kỹ thuật viên pha chế, kỹ thuật viên chăm sóc sắc đẹp, giáo viên dạy nghề...

“Tham gia Ngày hội Việc làm lần này Công ty chúng tôi có cơ hội tiếp xúc được nhiều hơn về đối tương lao động đang tìm việc. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị trong công tác quản lý, hoạt động, từ đó nâng cao hơn về chuyên môn cũng như đánh giá thị trường lao động để có hướng đi đúng”, bà Nga bộc bạch.

Bà Nguyễn Thị Ý Nga (bên phải ảnh trên) trao đổi thông tin với quan khách tham gia Ngày hội Việc làm. Ảnh: Thanh Hải

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.
Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã qua, thị trường lao động như được “hâm nóng” với hàng loạt thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp. Đây là thời điểm lý tưởng để người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm mới, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thông tin tuyển dụng thật - giả tràn lan.
Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.
Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Gần 13 nghìn người sẽ được đào tạo nghề sơ cấp tại Hà Nội

Hà Nội đặt ra mục tiêu năm 2025 tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho 12.900 người; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 6.790 người; nhóm nghề phi nông nghiệp 6.110 người. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 55%.
Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Thị trường lao động toàn cầu chững lại, ILO cảnh báo nguy cơ bất ổn gia tăng

Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy, thị trường lao động toàn cầu đang đối mặt với một giai đoạn phục hồi chậm chạp và đầy thách thức.
Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng

Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng

Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định một số chính sách đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng, an ninh nòng cốt và chế độ, lương cho người lao động tại các cơ sở này.
"Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024

"Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024

Giữa bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, thị trường lao động năm 2024 chứng kiến sự phân hóa rõ rệt về thu nhập giữa các ngành nghề. Vậy, đâu là những lĩnh vực "hái ra tiền" và đâu là những ngành đang chật vật?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội trong tháng 12 ghi nhận sự phục hồi tích cực. Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, với khoảng 41.262 vị trí cần lấp đầy.
Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Hà Nội: Hàng ngàn cơ hội việc làm mở ra cho chiến sĩ nghĩa vụ công an

Sáng 16/1/2025, phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an TP Hà Nội đã diễn ra sôi động trên toàn hệ thống sàn giao dịch việc làm của thành phố, thu hút đông đảo sự quan tâm của các chiến sĩ sắp hoàn thành nghĩa vụ và những người đã xuất ngũ.