10.000 vị trí việc làm tại "Ngày hội việc làm Đắk Lắk năm 2024" ngày 14/6

Ít nhất 30 doanh nghiệp và dự kiến khoảng 1.000 người lao động sẽ tham gia trong Ngày hội việc làm Đắk Lắk năm 2024 diễn ra tại Trung tâm Dịch vụ việc làm (tại số 9, đường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột) vào ngày 14/6 tới. Sự kiện này do Tạp chí Lao Động và Công đoàn cùng Trung tâm Dịch vụ việc làm, thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức với chủ đề “Kết nối việc làm - Định hướng nghề nghiệp - Vững bước tương lai”.

10.000 vị trí việc làm chào đón người lao động

Ngày hội có sự tham gia của 30 doanh nghiệp (DN), đơn vị, cơ sở dạy nghề; kết nối việc làm với các Trung tâm Dịch vụ việc làm của các tỉnh, thành phố trong cả nước với hàng nghìn vị trí tuyển dụng, tuyển sinh ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong nước và nước ngoài (xuất khẩu lao động tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Úc, Đức…

Hàng ngàn vị trí việc làm được giới thiệu tại Ngày hội việc làm Đắk Lắk năm 2024
Người lao động tìm hiểu về việc làm tại Ngày hội việc làm ở Đắk Lắk gần đây. Ảnh: T.H

Cụ thể các đơn vị, doanh nghiệp tuyển dụng công nhân sản xuất, kỹ thuật viên thẩm mỹ, spa, nhân viên y tế, nhân viên pha chế, phục vụ, tư vấn bán hàng, kỹ thuật vận hành máy, kế toán, quản lý, marketing… Trong đó, công nhân sản xuất cần tới 5.000 người.

Ngoài ra, tham gia Ngày hội việc làm năm 2024 người lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm hoàn toàn miễn phí; được tham gia Mini game “Hiểu biết về tài chính” với giải thưởng lên đến 10 triệu đồng và chương trình "Bốc thăm trúng thưởng - Nhận quà liền tay".

Hàng ngàn vị trí việc làm được giới thiệu tại Ngày hội việc làm Đắk Lắk năm 2024
Người lao động đến giao dịch tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk tháng 6/2024. Ảnh: T.H

Thống kê của Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk cũng cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay có khoảng 1.114 lao động đăng ký tìm việc làm tại Trung tâm, tăng 2,29 lần so với cùng kỳ năm 2023, trong đó lực lượng lao động phổ thông 662 người, chiếm 59,42%.

Những tháng đầu năm cũng có 531 lượt đơn vị, DN trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng 7.947 lao động, trong đó nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông là 6.681 người (chiếm tỷ lệ 84%).

Như vậy, nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị, DN qua kênh Trung tâm tương đối lớn so với nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động.

Hàng ngàn vị trí việc làm được giới thiệu tại Ngày hội việc làm Đắk Lắk năm 2024
Doanh nghiệp tham gia tư vấn, hỗ trợ người lao động tại một sự kiện về việc làm gần đây ở Đắk Lắk. Ảnh: T.H

Theo đánh giá của nhiều DN, lao động tỉnh Đắk Lắk có sức khỏe, chịu khó nhưng không ổn định. Đa số lao động chỉ làm việc tại DN khoảng 6 - 8 tháng trong năm, thời gian còn lại trở về địa phương làm rẫy, nhất là lao động người dân tộc thiểu số… Vậy nên khi tuyển dụng, DN có phần e ngại.

Hơn nữa, DN thường có nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, kinh nghiệm. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nguồn “cung” không đáp ứng được “cầu”.

Để người lao động và DN “gặp” được nhau, đáp ứng được yêu cầu hai bên, song song với việc duy trì các kênh tuyên truyền truyền thống như: Tờ rơi, pa nô, áp phích, cung cấp thông tin thị trường lao động cho chính quyền các địa phương hằng tháng, tổ chức phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm, Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk đã và đang tiếp tục “làm mới” nội dung, hình thức thông tin trên website và các nền tảng mạng xã hội. Đồng thời, tập trung tuyên truyền theo nhóm đối tượng, tuyên truyền ở các xã vùng sâu, vùng xa và tăng cường công tác thu thập thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động ở các DN cũng như cung cấp thông tin thị trường lao động đến các địa phương, người lao động.

Người lao động sẽ có mức sống, việc làm ổn… cuộc sống giá đình đầm ấm hơn.

Hàng ngàn vị trí việc làm được giới thiệu tại Ngày hội việc làm Đắk Lắk năm 2024
Ngành may mặc là một trong những lĩnh vực nghề nghiệp được người lao động quan tâm tại Đắk Lắk. Ảnh: T.H

"Sân chơi" lớn cho người lao động chủ động chọn việc

Trao đổi với với phóng viên, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Trưởng phòng Giới thiệu Việc làm, Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk, cho biết: Với chương trình Ngày hội việc làm sắp diễn ra. Đây là cơ hội lớn cho người lao động tiếp cận được với doanh nghiệp. Qua đó người lao động sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm công việc. Cùng với đó, các đơn vị đến tham dự tiếp cận người lao động phù hợp hơn. Người lao động đến với các công ty dịp này, pháp lý, chế độ theo đúng quy định pháp luật.

“Dịp này, Tạp chí Lao động và Công đoàn và đơn vị liên quan cũng sẽ trao các suất quà cho người tham dự. Đây cũng là sự khích lệ, hỗ trợ những hoàn cảnh người lao động khó khăn trong cuộc sống”- bà Thắm thông tin.

Hàng ngàn vị trí việc làm được giới thiệu tại Ngày hội việc làm Đắk Lắk năm 2024
Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Trưởng phòng Giới thiệu Việc làm, Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk thông tin về Ngày hội Việc làm Đắk Lắk năm 2024. Ảnh: T.H

Cũng theo bà Thắm, Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk đã và đang tiếp tục tập trung tuyên truyền theo nhóm đối tượng, tuyên truyền ở các xã vùng sâu, vùng xa và tăng cường công tác thu thập thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động ở các DN cũng như cung cấp thông tin thị trường lao động đến các địa phương, người lao động.

Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk, mặc dù nhu cầu lớn nhưng các đơn vị, DN vẫn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động là do mức lương chưa hấp dẫn. Hiện nay, lương lao động phổ thông tại Đắk Lắk chỉ khoảng 4,5 - 6 triệu đồng/tháng.

Điều kiện làm việc xa nhà, gò bó về thời gian, chi phí sinh hoạt hằng ngày cao… Trong khi giá thuê nhân công hiện bình quân khoảng 300.000 – 400.000 đồng/ngày tùy từng thời điểm, từng khu vực. Điều kiện làm việc lại gần nhà, tiết kiệm được nhiều khoản sinh hoạt phí. Vì vậy, người lao động đang có sự so sánh về mức tiền công hằng ngày với tiền lương công nhân hằng tháng ở các đơn vị, DN.

Chưa kể, xét về một khía cạnh nào đấy, tiền lương công nhân hiện thấp hơn so với mặt bằng mức sống của người dân trên địa bàn tỉnh nên chưa hấp dẫn được người lao động. Điều này dẫn đến cung - cầu lao động “chưa gặp nhau”.

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Đắk Lắk, Ngày hội việc làm năm 2024 dự kiến có trên 1.000 người tham gia. Ngoài việc cung cấp thông tin thị trường lao động, tại đây sẽ có các hoạt động “Hiểu biết về tài chính” do Vụ truyền thông Ngân hàng Nhà nước tổ chức và Tạp chí Lao động và Công đoàn trao tặng quà cho đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn…

Sự kiện này sẽ giúp người lao động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt sinh viên, học sinh cuối cấp ở các trường đại học, cơ sở giáo dục nghể nghiệp tiếp cận thông tin tuyển dụng của các đơn vị, doanh nghiệp, các chính sách của Nhà nước về lao động, việc làm. Từ đó lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của mình nhằm tìm kiếm việc làm nâng cao thu nhập, đồng thời giúp các doanh nghiệp tuyển được lao động đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Ngày hội việc làm năm 2024 là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904-22/11/2024). Được biết, để Ngày hội diễn ra đạt kết quả tốt nhất, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã có công văn đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan tuyên truyền, cung cấp nội dung thông tin về Ngày hội việc làm nêu trên đến người lao động, sinh viên học sinh đang học tại Trường Đại học, cơ sở giáo dục nghể nghiệp biết tham gia.

Thông tin chi tiết xin liên hệ Trung tâm Dịch vụ việc làm; địa chỉ số 9 đường 10/3, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột; điện thoại: 02623.853.748, 02623.722.777, 02623.858.532.

Hơn 30 ngàn lượt đoàn viên ở Đắk Lắk được Công đoàn thăm hỏi, tặng quà Hơn 30 ngàn lượt đoàn viên ở Đắk Lắk được Công đoàn thăm hỏi, tặng quà
Đắk Lắk: Anh công nhân luyện thép mỗi năm làm lợi cho công ty hơn 600 triệu đồng Đắk Lắk: Anh công nhân luyện thép mỗi năm làm lợi cho công ty hơn 600 triệu đồng
Đại hội Công đoàn Đắk Lắk đề ra nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới Đại hội Công đoàn Đắk Lắk đề ra nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới
Công nhân Đắk Lắk phấn khởi dự lễ phát động Tháng Công nhân Công nhân Đắk Lắk phấn khởi dự lễ phát động Tháng Công nhân
Đắk Lắk: Mở nhiều phiên chợ việc làm vùng sâu, thu hút lao động nông thôn Đắk Lắk: Mở nhiều phiên chợ việc làm vùng sâu, thu hút lao động nông thôn
Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm: Gỡ "nút thắt" cung - cầu lao động

Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm: Gỡ "nút thắt" cung - cầu lao động

Dù thời tiết những ngày đầu năm 2025 không mấy thuận lợi với mưa rét kéo dài, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh Gia Lâm (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp đón người lao động đến làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp, tìm kiếm cơ hội việc làm và các doanh nghiệp đến tuyển dụng.
Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Thị trường lao động khởi sắc sau Tết

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động cả nước nhanh chóng sôi động trở lại.
Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Hơn 14.000 vị trí việc làm đầu Xuân cho người lao động ở Huế

Đầu năm 2025, có 35 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng với hơn 14.200 người, ở các trình độ từ lao động phổ thông đến đại học trở lên.
Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Cầu nối hiệu quả giữa lao động thất nghiệp và thị trường việc làm

Trong bối cảnh thị trường lao động có nhiều biến động, việc tìm kiếm một công việc phù hợp sau khi mất việc làm luôn là thách thức lớn đối với người lao động (NLĐ). Nhận thức rõ điều này, Sàn Giao dịch việc làm (GDVL) vệ tinh Long Biên đã triển khai mô hình hoạt động gắn kết thông tin thị trường lao động với việc thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, trở thành "cầu nối" hiệu quả, giúp hàng trăm NLĐ nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động mỗi tháng.
Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Tháng đầu năm 2025, Hà Nội tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động

Theo thông tin từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) TP Hà Nội, trong tháng 1/2025, thành phố đã giải quyết việc làm cho khoảng 19.000 người lao động. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường lao động Thủ đô đang có những bước khởi sắc, tạo động lực cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp ở Huế đăng tuyển dụng với nhiều phúc lợi

Để ổn định sản xuất và đáp ứng đơn hàng đầu năm, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế gấp rút tuyển dụng lao động bằng nhiều chính sách, phúc lợi nhằm thu hút người lao động.
Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động sau Tết: Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, ít biến động nhảy việc

Thị trường lao động Việt Nam sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận những tín hiệu tích cực với nhu cầu tuyển dụng tăng cao ở nhiều ngành nghề.
Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Việt Nam "khát" lao động ngành sản xuất, chế biến chế tạo

Theo quan sát của Manpower Việt Nam, tình trạng thiếu hụt nhân lực, đặc biệt trong ngắn hạn, được nhìn thấy rõ nhất trong ngành sản xuất, chế biến chế tạo.
Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Cẩn trọng “sàng lọc” thông tin tuyển dụng lao động sau Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đã qua, thị trường lao động như được “hâm nóng” với hàng loạt thông tin tuyển dụng từ các doanh nghiệp. Đây là thời điểm lý tưởng để người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm mới, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thông tin tuyển dụng thật - giả tràn lan.
Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Giải bài toán “khát” lao động sau Tết Nguyên đán

Lo sợ lao động nhảy việc sau Tết, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường phúc lợi nhằm giữ chân người lao động.