“Công tác an toàn, vệ sinh lao động được đặc biệt quan tâm”
An toàn, vệ sinh lao động - 05/04/2022 15:53 VÂN CHINH
Ông Phùng Quang Hiệp. Ảnh: Tập đoàn cung cấp. |
Toàn Tập đoàn không xảy ra TNLĐ nghiêm trọng, số trường hợp mắc BNN không tăng. Phóng viên (PV) Tạp chí LĐ&CĐ đã có cuộc phỏng vấn ông Phùng Quang Hiệp, Tổng Giám đốc Tập đoàn về công tác đảm bảo ATVSLĐ, an toàn hóa chất cho NLĐ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
PV: Những khó khăn trong thực hiện công tác ATVSLĐ của Tập đoàn khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát là gì, thưa ông?
Ông Phùng Quang Hiệp: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (SXKD) đa ngành nghề, nguyên vật liệu và các sản phẩm chính đều liên quan đến hóa chất (trong đó có nhiều hóa chất độc hại, nguy hiểm như: Axit H2S04, axit H3P04, axit HCl, khí Cl2, khí công nghiệp…); hóa chất cơ bản, cao su, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, sự cố rò rỉ hóa chất gây mất an toàn cho NLĐ và sự cố nghiêm trọng về môi trường; lực lượng lao động lớn (hơn 19.000 NLĐ); địa bàn đặt nhà máy sản xuất của các đơn vị trải trên nhiều địa phương trong cả nước cũng đặt ra những khó khăn trong sản xuất, điều hành.
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhằm hoàn thành mục tiêu kép, lãnh đạo Tập đoàn đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị triển khai và thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 của các bộ, ban, ngành địa phương… Những biện pháp như tổ chức sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến”, tổ chức tiêm phòng vắc xin 2 mũi cho toàn thể NLĐ… tuy làm tăng chi phí nhưng đã giúp doanh nghiệp vừa đảm bảo sức khỏe, an toàn cho NLĐ, vừa đảm bảo duy trì sản xuất liên tục, an toàn.
Bên cạnh những khó khăn trong hoạt động SXKD như vận chuyển, lưu thông hàng hóa, sản phẩm và nguyên vật liệu đầu vào bị gián đoạn do các địa phương thực hiện giãn cách xã hội; thiếu lực lượng lao động; chi phí sản xuất bị tăng cao do áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch… thì công tác ATVSLĐ, đảm bảo an toàn trong các hoạt động về hóa chất cũng gặp nhiều khó khăn.
Cụ thể, khó khăn trong việc đảm bảo an toàn cho NLĐ khi triển khai giải pháp “3 tại chỗ”. Với việc NLĐ ở lại khu vực sản xuất liên tục trong thời gian dài, điều kiện sinh hoạt rất hạn chế, việc đảm bảo không bị lây nhiễm chéo, công tác phòng, chống cháy nổ là hết sức khó khăn.
Công tác tập huấn, huấn luyện định kỳ cho NLĐ về công tác ATVSLĐ, an toàn hóa chất không tổ chức được đúng theo kế hoạch, phải tổ chức phổ biến, cập nhật kiến thức bằng hình thức online nên hiệu quả chưa cao. Không tổ chức được các cuộc diễn tập ứng phó sự cố cháy, nổ, sự cố hóa chất theo quy định.
Công tác tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn vị về công tác ATVSLĐ phải tạm dừng do các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Tập đoàn và nhận thức của toàn thể NLĐ về công tác đảm bảo ATVSLĐ được duy trì trong nhiều năm trước, trong năm 2021 toàn thể Tập đoàn không để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng làm chết người, số người mắc BNN không tăng, không để xảy ra sự cố hóa chất và cháy nổ.
Chi nhánh Công ty CP Bột giặt LIX - LIX Bình Dương. Ảnh: Tập đoàn cung cấp. |
PV: Xin ông cho biết, công tác quản lý nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình NLĐ làm việc với hóa chất được thực hiện như thế nào?
Ông Phùng Quang Hiệp: Công tác ATVSLĐ được chúng tôi đặc biệt quan tâm. Việc đảm bảo an toàn trong quá trình NLĐ làm việc với hóa chất được lãnh đạo Tập đoàn và các đơn vị thành viên chú trọng, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động SXKD của Tập đoàn. Để thực hiện tốt, Tập đoàn đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể.
Một là, tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về ATVSLĐ. Tập đoàn đã thành lập Hội đồng ATVSLĐ gồm 6 thành viên do Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn làm Chủ tịch để tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tập đoàn trong việc chỉ đạo các đơn vị thành viên triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về công tác ATVSLĐ; tổ chức các lớp huấn luyện ATVSLĐ, an toàn hóa chất cho người đại diện phần vốn Tập đoàn tại doanh nghiệp, lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác ATVSLĐ của các đơn vị thành viên; định kỳ tổ chức kiểm tra các đơn vị về công tác ATVSLĐ, an toàn hóa chất. Bên cạnh đó, lãnh đạo Tập đoàn giao cho Ban Kỹ thuật là ban chuyên môn tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Tập đoàn trong công tác ATVSLĐ, an toàn hóa chất.
Hai là, đầu tư, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến. Các dây chuyền sản xuất hóa chất thường phát sinh khí thải, nước thải, bụi, chất thải rắn, tiếng ồn, nóng… NLĐ thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất nên nguy cơ mất an toàn và mắc BNN cao. Do vậy, việc đầu tư công nghệ mới, tự động hóa, cơ giới hóa để đảm bảo an toàn và xử lý môi trường là xu hướng và yêu cầu cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Những năm qua, Tập đoàn đã chủ động đầu tư và huy động các nguồn lực vào các chương trình: Chương trình mục tiêu quốc gia về khoa học công nghệ; chương trình sản xuất sạch hơn; chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; chương trình bảo vệ môi trường. Đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, bảo vệ môi trường xung quanh, bảo vệ sức khỏe, an toàn cho NLĐ. Các dây chuyền sản xuất Xút - Clo, Axit Sulfuric, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất pin, ắc quy, sản xuất phân bón… được đầu tư chiều sâu, tự động hóa, cơ khí hóa đã cải thiện về điều kiện lao động cho NLĐ.
Ba là, kiểm tra, giám sát, huấn luyện. Hằng năm, Ban Kỹ thuật là đầu mối tổ chức kiểm tra các đơn vị thành viên trong công tác ATVSLĐ, an toàn hóa chất; các đơn vị thành viên tổ chức kiểm tra định kỳ hằng tháng, hằng quý theo quy định của Luật ATVSLĐ, tổ chức tốt hoạt động của mạng lưới ATVSV; tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật về ATVSLĐ cho NLĐ; tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận cho NLĐ về ATVSLĐ, an toàn hóa chất.
Người lao động vận hành thiết bị nâng tại Phân xưởng và Kho sản xuất của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Ảnh: Tập đoàn cung cấp. |
Bốn là, tổ chức nhận diện, đánh giá và quản lý rủi ro. Các đơn vị thực hiện tốt việc nhận diện, đánh giá các rủi ro có thể gây mất an toàn lao động trong các hoạt động sản xuất, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục một cách triệt để các nguy cơ gây mất an toàn lao động.
Năm là, lập và thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động. Công tác lập kế hoạch bảo hộ lao động là một phần không thể tách rời trong việc xây dựng kế hoạch SXKD hằng năm. Năm 2021, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động với kinh phí khoảng 180 tỉ đồng để thực hiện các nội dung: Cải thiện điều kiện lao động, mua sắm trang phục, phương tiện bảo hộ lao động cấp cho NLĐ, bồi dưỡng độc hại tại chỗ cho NLĐ…
Sáu là, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO và Kaizen 5S. Các đơn vị đã tổ chức triển khai và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến và công tác an toàn lao động, môi trường vào trong hoạt động SXKD. Đó là ISO, hệ thống quản lý chất lượng, đánh giá, nhận diện rủi ro, quản lý một cách triệt để trong quá trình bảo quản, sử dụng hóa chất; Kaizen 5S, quản lý trực quan trong quá trình bảo quản, sử dụng hóa chất, quy cách, chủng loại, số lượng…
PV: Xin ông cho biết, trước nguy cơ xuất hiện F0 tại các nhà máy, Tập đoàn đã có những giải pháp gì nhằm thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, an toàn hóa chất, từ đó đảm bảo an toàn cho NLĐ?
Ông Phùng Quang Hiệp: Một số giải pháp Tập đoàn đã triển khai nhằm thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, an toàn hóa chất trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, F0 xuất hiện nhiều tại các nhà máy. Đó là:
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, cập nhật kiến thức pháp luật mới về công tác ATVSLĐ, an toàn hóa chất cho NLĐ bằng các hình thức trực tuyến qua phần mềm Zoom, mạng xã hội Facebook, Zalo, Viber... qua các khẩu hiệu, pano, áp phích dán tại khu vực sản xuất.
2. Tiếp tục triển khai tiêm vắc xin tăng cường cho NLĐ để nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Áp dụng triệt để quy tắc 5K tại khu vực văn phòng cơ quan, khu vực sản xuất.
3. Tiếp tục kiểm tra, giám sát công tác ATVSLĐ, an toàn hóa chất tại khu vực sản xuất, kho nguyên vật liệu, kho hàng hóa để kịp thời phát hiện các nguy cơ gây mất an toàn, từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời.
4. Tổ chức mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động và cấp phát đầy đủ cho NLĐ.
5. Tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời cho NLĐ có sáng kiến cải tiến điều kiện lao động, thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ, an toàn hóa chất.
PV: Xin cảm ơn ông!
Quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp Để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho người lao động tại doanh nghiệp cần tuân thủ đúng các tiêu chí về ... |
Công tác an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty Polytex Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Việt Nam) đã tổ chức khảo sát, đánh giá làm cơ sở xây dựng các chương trình cải thiện, ... |
Tăng giờ làm thêm: Vấn đề được doanh nghiệp và người lao động quan tâm Đồng chí Vương An Nguyên – Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An cho rằng, việc tăng giờ làm thêm ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng