Thứ sáu 26/04/2024 16:08

Công nhân xa quê chỉ biết thơm con qua màn hình điện thoại

Đời sống - NGỌC TIẾN

“Nhớ các con lắm chứ! Nhưng công nhân xa quê như chúng tôi đành phải quen với việc thơm con qua màn hình điện thoại…”, anh Và A Sù (SN 1994, quê Sơn La), công nhân tại Khu công nghiệp Phú Minh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, chia sẻ.

Nỗi niềm công nhân xa quê, xa con

Nhá nhem tối, trong căn phòng trọ chật hẹp, tiếng nói cười tíu tít của cô con gái phát ra từ chiếc điện thoại khiến gương mặt vợ chồng Sù như giãn ra. Nét mệt mỏi sau một ngày "quần quật" trong nhà máy giờ đây không còn, cả hai rạng rỡ ngồi bên tấm phản, chụm đầu hướng về màn hình chiếc smartphone hỏi con đủ thứ chuyện, nào là tối nay ông bà cho ăn gì, nào là bài vở năm học mới có khó không?,...

Chốc chốc, Pá - vợ Sù lại thơm con qua màn hình điện thoại. Tiếng "chụt, chụt" khiến đứa trẻ thích thú cười khanh khách rồi đáp lại bằng hành động tương tự.

Công nhân xa quê chỉ biết thơm con qua màn hình điện thoại
Chị Giàng T. Pá - công nhân xa quê, đang hỏi thăm con qua điện thoại. Ảnh: NGỌC TIẾN

Thấm thoắt đã hơn 3 năm kể từ khi vợ chồng Pá khăn gói xuống Hà Nội "làm công ty". Ngày đó con gái họ mới 4 tuổi, lững chững theo ông tiễn bố mẹ ra đầu ngõ. Pá ngoái lại nhìn con, cố nén giọt nước mắt tủi thân. Vì cuộc mưu sinh, vợ chồng chị phải gửi con ở quê, nhờ ông bà chăm nom, mọi tương tác đều thông qua chiếc điện thoại.

Ngày nào cũng vậy, mỗi khi tan ca, hoặc sau bữa cơm tối, vợ chồng Pá - Sù lại trò chuyện với con qua video call. Giải pháp này phần nào giúp anh chị vơi đi nỗi nhớ, chỉ có điều, tiện ích công nghệ không thể giúp anh chị chạm được vào con.

“Có những hôm cũng bồn chồn lắm, làm việc không yên. Có khi làm ca đêm, buổi sáng tranh thủ gọi điện cho ông bà để gặp cháu mà chẳng thấy bắt máy, lại sốt ruột…”, Pá chia sẻ. Chị nói thêm, có những hôm ông bà đi làm nương, gửi cháu chơi nhà hàng xóm rồi bị ngã, xây xước chân tay, vợ chồng chị dù xót con nhưng cũng chỉ biết động viên, dặn dò.

Công nhân xa quê chỉ biết thơm con qua màn hình điện thoại
Vợ chồng Sù - Pá động viên con qua điện thoại. Ảnh: NGỌC TIẾN

Tuổi thơ của cháu dần trôi qua trong sự thiếu vắng hơi ấm, sự chăm sóc từ bố mẹ. Sù chia sẻ, đôi lúc nhận thấy tính nết của con thay đổi thất thường, lúc nhanh nhảu vâng lời, lúc lại ngang bướng, khó chịu.

"Ông bà nói cháu thường hay cãi nhau với bè bạn trong xóm, hay học hành chểnh mảng nhưng chúng tôi cũng chỉ có thể khuyên nhủ mỗi tối qua điện thoại. Biết là thiệt thòi cho cháu vì không có bố mẹ ở cạnh bên nhưng vợ chồng tôi không còn lựa chọn nào khác", Sù bộc bạch.

Lựa chọn cực chẳng đã

Khi được hỏi, tại sao không thỉnh thoảng tranh thủ về thăm con, khuôn mặt vợ chồng Sù thoáng nét buồn. Im lặng một hồi, Sù chia sẻ: “Cảnh công nhân xa quê, động đến cái gì cũng phải chi tiền, tiền nhà, tiền nước, tiền ăn, tiền sinh hoạt phí… Lương vợ chồng em không cao, phải chi li từng chút để gửi về nuôi con. Nhiều lúc cũng muốn về nhà thăm ông bà, thăm con ốm mà cũng khó vì chi phí đi lại đắt đỏ. Lượt đi, lượt về mất tiêu mấy ngày công lao động rồi, xin nghỉ thì tiếc! Đành gặp con, và thơm con qua điện thoại thôi…”

Thực ra, có vài lần Pá bàn với chồng đưa con xuống ở cùng nhưng suy đi tính lại, cả hai quyết định vẫn gửi con cho ông bà. Bởi lẽ, môi trường "dưới xuôi" lạ lẫm, chi phí học hành đắt đỏ, vợ chồng lại đi làm cả ngày không có ai chăm sóc con.

Anh Sùng A Sang (30 tuổi, quê huyện Văn Chấn, Yên Bái), công nhân Khu công nghiệp Phú Minh (Hà Nội) cũng gặp khó khăn tương tự. Sang thú thực không có đủ điều kiện để đưa con xuống Hà Nội ở cùng.

Dẫu đôi khi chạnh lòng vì phải xa con, Sang cũng tự an ủi bản thân rằng trong xóm trọ của mình và ngoài kia nữa, còn rất nhiều gia đình khác cũng chung hoàn cảnh.

“Mỗi khi nhớ con, thương con, mình phải cố gắng nén cảm xúc lại. Mình cố làm lụng để gửi tiền về lo cho các con thôi", Sang chia sẻ.

Công nhân xa quê chỉ biết thơm con qua màn hình điện thoại
Anh Sang đang hỏi thăm con ở quê nhà, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ảnh: NGỌC TIẾN

Ly hương nhưng không thể đem con cái đi cùng, đó là thực trạng của rất nhiều cặp vợ chồng công nhân hiện nay ở các khu công nghiệp. Theo thống kê năm 2020 của Viện Công nhân và Công đoàn, cho thấy có đến 17,4% người lao động đang có con dưới 18 tuổi hiện tại đang không ở cùng bố mẹ. Hơn 58,9% người lao động được khảo sát cho biết tiền lương không đủ để đảm bảo đầy đủ chi phí học hành cho con cái. Tỷ lệ có cùng câu trả lời cao hơn ở nhóm người lao động có trên 2 con (67,4%).

Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng này là thu nhập không đủ để đảm bảo cuộc sống cho con cái, không đủ tiền gửi trẻ hoặc cho con đi học tại địa phương nơi làm việc. Để khôi phục thị trường lao động, Chính phủ cũng đã có nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp hỗ trợ tiền thuê nhà trọ. Đồng thời tạo cơ chế để các cấp Công đoàn đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu thiết chế dành cho công nhân lao động, trong đó có vấn đề xây dựng nhà ở, nhà trẻ... cho công nhân và con em của họ.

Công ty Megacon đã thoả thuận chấm dứt HĐLĐ với nữ trưởng phòng Công ty Megacon đã thoả thuận chấm dứt HĐLĐ với nữ trưởng phòng

Sau hơn 1 tháng xảy ra tranh chấp lao động, ngày 31/8/2022, Giám đốc Công ty CP Xây dựng công nghiệp Megacon (Công ty Megacon) ...

Những bất thường từ Công ty Tân Tạo Những bất thường từ Công ty Tân Tạo

Hôm qua nhiều tờ báo đồng loạt đăng tải thông tin rất đáng chú ý: Tổng cục Thuế đã chỉ đạo Cục Thuế TP. HCM ...

Công đoàn và doanh nghiệp tặng hàng chục nghìn suất quà trung thu cho CNLĐ Công đoàn và doanh nghiệp tặng hàng chục nghìn suất quà trung thu cho CNLĐ

Đồng chí Phạm Văn Được - Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho biết, dịp Tết Trung thu năm nay, hàng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đời sống -

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đến với miền núi phía Tây huyện hướng Hóa, dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, có một ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Hướng Phùng. Ở nơi đó, có những người thầy, người cô dành trọn cả thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu. Khi bước chân đến ngôi trường này, người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cũng như sự ngưỡng mộ trong mỗi chúng ta là một nữ Phó Hiệu trưởng trẻ trung, thân thiện với khuôn mặt phúc hậu, tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là phong cách giao tiếp hết sức chân tình, cởi mở với mọi người.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Đời sống -

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Đời sống -

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu (CPTM&XNK) Việt Hồng Chinh có trụ sở tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn đặt lợi ích của người lao động (NLĐ) lên trên hết.

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Người lao động -

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di cư cho biết không sống cùng con dưới 18 tuổi.

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Đời sống -

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Nghị quyết 27/NQ-TW khẳng định mức lương mới của cán bộ, công chức sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Thế nhưng, nhiều thầy cô băn khoăn với mức lương sau cải cách.

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Đời sống -

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, những năm qua, anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá (thuộc Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị) đã có nhiều đề tài, sáng kiến, cải tiến giúp nhà máy làm lợi hàng tỉ đồng. Với những cống hiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực đó, anh Vưỡng vinh dự là gương mặt tiêu biểu duy nhất của tỉnh Quảng Trị được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023.

Bản tin công nhân: Vì sao người lao động thích hưởng bảo hiểm thất nghiệp hơn lương hưu? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Vì sao người lao động thích hưởng bảo hiểm thất nghiệp hơn lương hưu?

Bản tin công nhân 25/4 gồm những nội dung chính sau: Công nhân lao động phấn khởi vì được tăng ca; Nhà máy “treo thưởng” tiền triệu để tìm người do thiếu lao động; Vì sao người lao động thích hưởng bảo hiểm thất nghiệp hơn lương hưu?

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra? Tôi công nhân

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra?

Công ty xi măng, khoáng sản phải bồi thường tai nạn lao động cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động ở công ty của mình trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị Infographic

Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị

Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành hướng dẫn thực hiện tổ chức Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị. Nội dung, trình tự, thủ tục cần thực hiện như sau:
Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục?

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Công nhân thiệt thòi khi chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp; Cần Thơ: Công nhân lên kế hoạch du lịch gần để tiết kiệm dịp nghỉ lễ... là những nội dung chính trong bản tin công nhân ngày 24/4/2024.

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Niềm vui của người lao động dưới “mái ấm Super Horse”

Đời sống -

Niềm vui của người lao động dưới “mái ấm Super Horse”

Thăm nhà máy Super Horse trong một ngày nắng rát, giữa tiếng máy móc, dây chuyền sản xuất khô khốc và ồn ào, chúng tôi tìm thấy những điều thân thương nhất trong đời sống công nhân lao động vốn rất hiếm gặp ở thời công nghiệp hóa.

Cuộc thi Chuyện đời tôi: “Chuyện đời dạy học” đoạt giải Nhất tuần 4

Đời sống -

Cuộc thi Chuyện đời tôi: “Chuyện đời dạy học” đoạt giải Nhất tuần 4

Cuộc thi "Chuyện đời tôi" đang đến hồi kết. Tuần từ 5/4 - 12/4/202 có 31 video dự thi với nội dung khá phong phú, đối tượng dự thi trải rộng ở nhiều ngành nghề.

“Bà đỡ” của lao động nghèo trên quê hương Quảng Trị

Đời sống -

“Bà đỡ” của lao động nghèo trên quê hương Quảng Trị

Trong bối cảnh bức tranh kinh tế có những gam màu tối, không ít doanh nghiệp ngành May đóng cửa thì câu chuyện nữ công nhân may sau bao năm bôn ba xứ người trở về quê lập ra công xưởng, vượt lên bao khốn khó để tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động nghèo nhiều năm qua là điểm sáng ở một vùng quê Quảng Trị. Chị là Trần Thị Mỹ Ngọc, hiện là Giám đốc Công ty TNHH May xuất khẩu Đại Song Tiến, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, Quảng Trị.

Chính thức: người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4 và 1/5

Đời sống -

Chính thức: người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4 và 1/5

Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để người lao động được nghỉ liên tục 5 ngày, từ ngày 27/4 đến hết 1/5/2024.

Giải Nhất "Chuyện đời tôi" tuần 4: "Cảm ơn cuộc thi đã lưu giữ kỷ niệm đáng giá"

Đời sống -

Giải Nhất "Chuyện đời tôi" tuần 4: "Cảm ơn cuộc thi đã lưu giữ kỷ niệm đáng giá"

Video của một y sĩ quân y xuất sắc đoạt giải Nhất tuần trong cuộc thi "Chuyện đời tôi", với 33.500 lượt xem và 784 lượt chia sẻ.

Phần lớn người lao động muốn nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Đời sống -

Phần lớn người lao động muốn nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Kết khảo sát, lấy ý kiến trên mạng xã hội của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy, 87% bình chọn hoán đổi ngày làm việc để dịp 30/4 – 1/5 được nghỉ 5 ngày liên tục.

Nỗi niềm “thợ đọc”

Đời sống -

Nỗi niềm “thợ đọc”

Những ký ức xa xưa qua họ trở nên sống động; họ chính là những chiếc cầu nối liền quá khứ và hiện tại. Và trong sâu thẳm… họ đã khóc trước khi làm người khác khóc trong hành trình âm thầm gìn giữ, phát huy để những giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc được trường tồn…

Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Đời sống -

Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp 30/4 - 1/5 sắp tới.

Nâng cao văn hóa tinh thần cho công nhân lao động

Đời sống -

Nâng cao văn hóa tinh thần cho công nhân lao động

Những năm gần đây, vấn đề văn hóa doanh nghiệp ngày càng được chú trọng. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo đời sống công nhân.

Cuộc thi "Chuyện đời tôi": Video "Một ngày đi làm" đoạt giải Nhất tuần 3

Đời sống -

Cuộc thi "Chuyện đời tôi": Video "Một ngày đi làm" đoạt giải Nhất tuần 3

Giải thưởng tuần trị giá 1.000.000 đồng được Ban tổ chức cuộc thi "Chuyện đời tôi" trao cho của tác giả có ID TikTok Nhi Lê.67.