Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Tuệ Tĩnh vẫn “nhùng nhằng” mặc dù đã tự chủ được 2 năm
Phóng sự điều tra - 30/11/2021 00:11 Sỹ Công
Bệnh viện Tuệ Tĩnh: Y, bác sĩ có nguy cơ không được trả lương trong tháng 11 Lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh “bất lực” vì chưa đủ thẩm quyền để lo cho người lao động |
Bệnh viện Tuệ Tĩnh là đơn vị thực tập cho sinh viên Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Ảnh: Sỹ Công |
Cơ cấu tổ chức “nhùng nhằng”
Qua tìm hiểu, Bệnh viện Tuệ Tĩnh được thành lập theo Quyết định số 13/QĐ-BYT ngày 03/01/ 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế, là bệnh viện thực hành trực thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, bệnh viện có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán độc lập, được mở tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Bệnh viện chịu sự lãnh đạo toàn diện của học viện và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế. Tuy nhiên, từ ngày 04/06/2019, Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã rơi vào tình cảnh “bi đát” và phải nợ lương hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế do thực hiện cơ chế tự chủ có phần vội vàng, thiếu sự chuẩn bị.
Trả lời Cuộc sống an toàn, ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Y tế Việt Nam (thành viên đoàn Thanh tra Bộ Y tế, thanh tra tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam trong đó có Bệnh viện Tuệ Tĩnh) cho biết:
“Hiện nay, Bệnh viện Tuệ Tĩnh trên lý thuyết là tự chủ nhưng thực tế việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của bệnh viện chưa hoàn hảo, thậm chí ban lãnh đạo cũng chưa kiện toàn xong. Bệnh viện mới đang làm công tác quy hoạch và tiến hành bổ nhiệm theo đúng quy định và phân công nhiệm vụ, theo đúng quy định của bệnh viện tự chủ. Dù bệnh viện đã tự chủ 2 năm, nhưng bệnh viện và học viện vẫn trong giai đoạn giao thời, vẫn nhùng nhằng giữa hai bên”.
Ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Y tế Việt Nam. Ảnh: Sỹ Công |
Nói về cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Tuệ Tĩnh khi mới thành lập, GS Trương Việt Bình, nguyên Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam chia sẻ: “Trước kia khi thành lập bệnh viện, tôi chỉ có mục đích duy nhất là thực hành chuẩn. Trong cơ cấu của học viện, Bệnh viện Tuệ Tĩnh là đơn vị thực tập cho sinh viên. Chính vì thế các trưởng khoa, phó khoa đều là giảng viên của học viện giúp sinh viên tiếp cận được tất cả mặt bệnh, để thực tập. Khi thành lập bệnh viện tôi không phát triển bệnh viện theo hướng dịch vụ kiếm tiền”.
NLĐ Bệnh viện Tuệ Tĩnh cảm thấy bị phân biệt đối xử
Vì lý do cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Tuệ Tĩnh sau 2 năm tự chủ vẫn còn “nhùng nhằng”, đặc biệt quan hệ lao động vẫn chưa được thiết lập lại theo đơn vị tổ chức mới. Hiện nay, hợp đồng lao động của 128 người lao động (NLĐ) là viên chức cơ hữu tại bệnh viện vẫn do Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam ký. Và câu chuyện “1 ngôi nhà 2 chế độ” đang là mối quan tâm hàng đầu của NLĐ nơi đây.
Chị Nguyễn Thị Hồng (điều đưỡng Khoa Ung Bướu), công tác tại bệnh viện đã 11 năm băn khoăn: “Dù là viên chức biên chế của học viện nhưng chúng tôi không được hưởng lương và các khoản phúc lợi theo giống như hợp đồng lao động”.
NLĐ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh cảm thấy bị phân biệt đối xử. Ảnh: Sỹ Công |
Cùng tâm trạng, chị Lê Thanh Huyền (nhân viên y tế được biết đến với câu chuyện ngày mặc áo blouse trắng, tối phải đi bán rau) cho biết: “Cùng thi và cùng được biên chế tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam mà chúng tôi bị đối xử một cách không công bằng. Chúng tôi bị nợ lương, cắt thưởng còn NLĐ bên học viện vẫn được đầy đủ lương, thưởng. Giữa một ngôi nhà chung, trên một mảnh đất, cùng cơ quan mà chúng tôi bị tách biệt hẳn luôn”.
Trao đổi về vấn đề này, ông Tuấn cho rằng đây là thắc mắc có lý của NLĐ, hợp đồng lao động khi ký trên danh nghĩa vẫn là bên học viện vì vậy NLĐ mới có thắc mắc việc cùng là một ông chủ ký hợp đồng lao động nhưng các đối tượng trong cơ quan lại được hưởng lương và chế độ đãi ngộ lại khác nhau.
Chị Lê Thanh Huyền - nhân viên y tế được biết đến với câu chuyện ngày mặc áo blouse trắng, tối phải đi bán rau. Ảnh: Sỹ Công |
“Hiện tại có 67 viên chức của học viện kiêm nhiệm tại bệnh viện, học viện và đương nhiên là tiền lương của họ sẽ không ảnh hưởng gì cả vì họ là giảng viên, viên chức của học viện. Đối với 128 NLĐ là viên chức của bệnh viện và 30 hợp đồng lao động tiền lương sẽ không có.
Về mặt nguyên tắc, các đơn vị độc lập tự chủ sẽ có tài khoản có con dấu riêng mặc dù Bệnh viện Tuệ Tĩnh vẫn trực thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, nhưng quan hệ lao động chắc chắn phải được thiết lập lại theo đơn vị tổ chức mới. Nhưng hiện nay kể cả bộ máy lãnh đạo bệnh viện cũng chưa kiện toàn xong, đề án vị trí việc làm cũng chưa có gì cả cho nên cứ nhùng nhằng như thế này”, ông Tuấn cho biết.
Trách nhiệm trả lương cho NLĐ thuộc về ai?
Hiện nay, quan hệ lao động tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh vẫn chưa được thiết lập lại theo đơn vị tổ chức mới. Cần làm rõ trách nhiệm trả lương cho NLĐ Bệnh viện Tuệ Tĩnh thuộc về ai?
Hợp đồng lao động của 1 trong số 128 NLĐ là viên chức của Bệnh viện Tuệ Tĩnh |
Cuộc sống an toàn đã có cuộc trao đổi với Luật sư Diệp Năng Bình - Đoàn Luật sư TPHCM - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, ông Bình cho biết: "NLĐ ở bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào nói chung hay các y, bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh nói riêng thì ai đi làm cũng mong muốn được tới tháng lãnh lương, được nhận lương đầy đủ. Bởi trên vai các y, bác sĩ nơi đây là còn cả gia đình của họ. Hiện nay, một số cán bộ, nhân viên y tế của Bệnh viện Tuệ Tĩnh vẫn ký kết hợp đồng làm việc với Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và quan hệ lao động chưa được thiết lập lại thì Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam phải có trách nhiệm với cán bộ, nhân viên y tế vẫn còn đang ký hợp đồng".
Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Tuệ Tĩnh hiện nay - Bệnh viện hiện có 27 khoa, phòng (5 phòng chức năng; 22 khoa lâm sàng, cận lâm sàng). - Tổng số viên chức, lao động hợp đồng và viên chức làm việc theo chế độ kiêm nhiệm tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh tính đến ngày 30/10/2021 là 225 người. + Viên chức, người lao động cơ hữu hưởng lương từ nguồn thu của bệnh viện: 158 người (viên chức: 128 người; lao động hợp đồng: 30 người); + Viên chức làm việc theo chế độ kiêm nhiệm tại bệnh viện, hưởng lương từ học viện: 67 người. |
Cảnh báo: Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản quỵt tiền người lao động Một số công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang bị tố cáo không đưa được người lao động đi làm việc tại Nhật Bản ... |
Đài Truyền hình VTC nợ BHXH: Người lao động kêu cứu vì bị bỏ rơi quyền lợi Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN từ nhiều năm nay khiến quyền lợi chính đáng của người lao động ... |
Nữ điều dưỡng ngày mặc áo blouse trắng, tối phải đi bán... rau Gần 6 tháng qua, hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Phóng sự điều tra - 07/11/2024 19:16
Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động
Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 09:48
Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động
Làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm trả nợ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã làm việc cho Công ty này.
- Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
- "Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh