Báo chí-truyền thông trong đấu tranh chống lại thuyết âm mưu về Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng với công nhân - NGUYỄN QUỐC THẮNG

Không lĩnh vực nào ở trong thế “xung trận” như báo chí - truyền thông khi đối diện với thuyết âm mưu. Bởi lẽ, báo chí - truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội, tác động đến nhận thức, hành động, ứng xử của công chúng. Mặt khác, thuyết âm mưu đang sử dụng chính những phương tiện của truyền thông để xuyên tạc và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thuyết âm mưu đã dùng những phương cách nào để phổ biến thông tin? Các cấp độ biểu hiện của nó là gì? Và báo chí - truyền thông phải làm gì để chống lại thuyết âm mưu?

1. Thuyết âm mưu: “món hàng đắt khách”

Hoang đường và hài hước nhưng thuyết âm mưu đã dẫn dắt được nhiều “tín đồ”. Vậy lý do vì sao vẫn có người dễ tin vào thuyết âm mưu?

Nghiên cứu “Tôi biết những điều họ không biết!: Vai trò của nhu cầu về sự độc đáo trong niềm tin vào các thuyết âm mưu” (I know things they don’t know!: The role of need for uniqueness in belief in conspiracy theories) của Lantian và cộng sự [1] chỉ ra rằng những người lập dị, bất hợp tác, thiếu niềm tin, hay bị căng thẳng, lo lắng … thường dễ tin vào thuyết âm mưu. Chúng ta thấy, những người có xu hướng tự cho hoặc muốn người khác cho mình là “đặc biệt”, “hiểu biết” cũng thường tìm kiếm và tin vào thuyết âm mưu.

Vì những gì đưa ra đều phi lý nên phương pháp mà thuyết âm mưu xuyên tạc một thông tin là: né tránh bằng chứng và tính logic, tập trung vào định kiến, nỗi sợ hãi và sự hoang tưởng của con người.

Về mặt logic, thuyết âm mưu sử dụng “lập luận vòng quanh” (circular reasoning argument). Đây là một dạng ngụy biện cũng có điểm xuất phát là tiền đề và điểm kết thúc là kết luận nhưng chúng không tương hợp với nhau. Bằng việc “tung hỏa mù” một loạt các chứng cứ giả và riêng lẻ, nhiều suy diễn từ chứng cứ đó, xem đó là sự thật để kết luận làm cho chúng ta không để ý đến tính logic của tiền đề và kết luận.

Tâm thần học gọi đây là hiện tượng apophenia: xu hướng nhận thức mối liên hệ có ý nghĩa giữa những thứ không liên quan [2]. Dưới các mánh khóe xâu chuỗi, những sự kiện, thông tin vụn vặt được người tin vào thuyết âm mưu kết lại thành một câu chuyện logic như thật.

Trong thời đại công nghệ thông tin, thuyết âm mưu được hỗ trợ đắc lực về mặt cơ chế công nghệ bởi algorithm (thuật toán). Mô hình của thuật toán là bằng việc tạo ra cảm xúc cho người dùng, tăng mức độ tương tác để giữ họ càng lâu ở mối quan tâm của họ càng tốt. Một người đã từng tiếp cận với thuyết âm mưu, họ tìm kiếm thông tin về nó và cứ như thế, họ càng dấn sâu vào hàng loạt các thông tin tương tự. Phương pháp “nhồi sọ” của thuyết âm mưu được hỗ trợ đắc lực bởi thuật toán. Đây là thách thức lớn nhất đối với báo chí - truyền thông trong vai trò chống lại các luận điệu xuyên tạc và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam của thuyết âm mưu mà chúng ta sẽ bàn đến ở mục 3.

Báo chí-truyền thông trong đấu tranh chống lại thuyết âm mưu về Đảng Cộng sản Việt Nam
Mạng xã hội là công cụ cho sự phát tán các thuyết âm mưu. Ảnh minh họa: qdnd.vn

2. Các luận điệu của thuyết âm mưu xuyên tạc về ĐCSVN

Mọi lĩnh vực, sự kiện trong đời sống đều có thể trở thành cơ hội cho thuyết âm mưu xuyên tạc. Còn nhớ, những năm 60 ở Mỹ, thuyết âm mưu làm hoang mang dư luận bằng việc cho rằng: thêm fluoride vào nước sinh hoạt là cách mà thế lực ngầm đang muốn hủy diệt dân chúng. Tính mới lạ của việc xuyên tạc làm cho người ta không quan tâm đến các chứng minh khoa học và thực tiễn. Trong trường hợp này, những nghiên cứu khoa học về việc có lợi của fluoride như [3] đã bị dân chúng gạt ra một bên. Trong việc tạo ra các luận điệu để xuyên tạc về ĐCSVN, thuyết âm mưu sử dụng hầu hết các loại hình. Dựa trên tổng kết của Barkun [4], chúng ta sẽ thấy có hai cấp độ phổ biến của thuyết âm mưu xuyên tạc và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: cấp độ hệ thống và cấp độ sự kiện.

2.1. Thuyết âm mưu cấp độ hệ thống (Systemic conspiracies)

Như đã biết, Chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vận dụng sáng tạo, đưa đến thành công của Cách mạng Tháng Tám, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định: “Bây giờ, chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin” [5]. Trong quá trình xây dựng đất nước, những thành quả mà chúng ta có được là minh chứng sống động cho tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Thế nhưng, chúng ta vẫn thường xuyên thấy sự xuất hiện của các quan điểm sai trái, xuyên tạc của thuyết âm mưu về ngọn cờ tư tưởng, lý luận và phương pháp luận khoa học mà Đảng ta lấy làm nền tảng.

Trong cấp độ hệ thống này, thuyết âm mưu thường đưa ra các luận điểm như sau:

Thứ nhất, dựa vào yếu tố thời đại để phủ nhận giá trị của chủ nghĩa Mác - Lê-nin tiến tới việc cho rằng Đảng ta đang lấy một lý luận lỗi thời làm nền tảng tư tưởng. Cần phân tích một cách rạch ròi để tránh việc “đánh đồng” các yếu tố vận dụng của Đảng ta: (1) Giá trị của các quy luật như: quy luật phổ biến của phép biện chứng duy vật, của sự phát triển xã hội loài người, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, … vẫn không thay đổi. (2) Trong vận dụng các quy luật trên, Đảng ta luôn nghiên cứu thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. (3) Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc về việc vận dụng lý thuyết luôn phải linh hoạt và mềm dẻo.

Thứ hai, sử dụng lập luận “dốc trơn” với mô thức: A đã xảy ra hoặc sẽ xảy thì tất yếu B sẽ xảy ra. Lập luận dạng này vi phạm nguyên tắc logic: hoặc là cắt xén sự kiện, bỏ qua một số sự kiện để làm cho lập luận phiến diện có vẻ hoàn hảo hoặc là không giải thích nguyên nhân trong quá trình đi từ tiền đề đến kết luận. Trong dạng này, thuyết âm mưu có hai hình thức suy diễn: 1) Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là do sai lầm từ bản chất của chủ nghĩa Mác - Lê-nin; 2) Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ nên chắc chắn những nước đi theo con đường XHCN sẽ sụp đổ. Ở suy diễn thứ nhất, thuyết âm mưu bỏ qua nhận thức đơn giản là: sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình vận dụng. Suy diễn thứ hai là hình thức tiêu biểu của lập luận “dốc trơn”: trình bày kết luận với những từ có sắc thái mạnh như “tất yếu”, “chắc chắn” để làm lu mờ đi yêu cầu phải chứng minh bằng những giả định.

Thứ ba, tạo ra đối lập, mâu thuẫn bằng cách phân tích không có bằng chứng thực tiễn là phương pháp mà thuyết âm mưu đang thực hiện để xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và phủ nhận vai trò của Đảng ta. Trong nội dung này, thuyết âm mưu thường đặt ra hai vấn đề đối lập: (1) Đối lập giữa chủ nghĩa Mác với chủ nghĩa Lê-nin, đối lập C. Mác với V.I. Lê-nin và tiến tới phủ nhận cả chủ nghĩa Mác lẫn chủ nghĩa Lê-nin. Để tạo ra một dạng logic giả, thuyết âm mưu bỏ qua các dữ kiện như: C. Mác sống ở thời kỳ chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn tự do cạnh tranh, V.I. Lê-nin hoạt động ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang đế quốc chủ nghĩa. (2) Đối lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin với tư tưởng Hồ Chí Minh và tiến tới phủ nhận cả chủ nghĩa Mác - Lê-nin lẫn tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong lập luận này, thuyết âm mưu bỏ qua các dữ kiện lịch sử liên quan đến quá trình vận dụng học thuyết Mác Lê-nin trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong thời đại toàn cầu hóa, tiếp biến văn hóa, tư tưởng trở thành những “kênh” tri thức quan trọng trong hoạch định chính sách, chủ trương nhưng thuyết âm mưu cũng có thể đưa ra những phân tích dễ dãi, hời hợt nhưng khiến chúng ta dễ tin. Chẳng hạn, cho rằng: chủ nghĩa Mác - Lê-nin là sản phẩm “ngoại lai” từ phương Tây, hoàn toàn không phù hợp với Việt Nam - là một xã hội phương Đông.

2.2. Thuyết âm mưu theo sự kiện (Event conspiracies)

Thuyết âm mưu không ngừng xuyên tạc từ các sự kiện làm “nhiễu” dư luận. Có hai cách để tạo ra luận điểm giả, xuyên tạc: dựa trên đối tượng có thực để áp đặt nguyên nhân hoặc tạo ra đối tượng giả để cho đó là nguyên nhân dẫn đến sự kiện. Vụ vụ ám sát Kennedy, sự kiện khủng bố ngày 9/11, sự lây lan của AIDS, … là những bằng chứng cho phương thức “gây nhiễu” của thuyết âm mưu. Chúng ta rất dễ tin vào dạng thông tin này vì thuyết âm mưu xuất phát từ sự kiện rõ ràng, có giới hạn về không gian và thời gian.

Trong nội dung đang bàn của chúng ta, tiêu biểu là việc thuyết âm mưu lợi dụng những tiêu cực xảy trong xã hội, đặc biệt là tình trạng tham nhũng,... để xuyên tạc bản chất của chế độ; gán ghép nguyên nhân của các khuyết điểm đó vào sự lãnh đạo của Đảng. Ở đây, một mặt, thuyết âm mưu bỏ qua các lập luận phân tích khách quan: tham nhũng là hiện tượng xã hội tồn tại trong mọi chế độ chính trị khác nhau, tham nhũng xảy ra khi quyền lực đi liền với đạo đức thoái hóa, biến chất. Mặt khác, thuyết âm mưu bỏ qua các dữ kiện thực tế: công cuộc phòng, chống tham nhũng đã được Đảng ta thực hiện thường xuyên, liên tục, mạnh mẽ; nhiều cán bộ đã bị xử lý kỉ luật nghiêm khắc.

Báo chí-truyền thông trong đấu tranh chống lại thuyết âm mưu về Đảng Cộng sản Việt Nam
Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ VI - năm 2021. Ảnh minh họa: vtv.vn

3. Báo chí - truyền thông làm gì để chống lại thuyết âm mưu?

Trước hết và trên hết, thuyết âm mưu đang dùng mọi cách để dân chúng mất niềm tin vào truyền thông chính thống và một cách tự nhiên, họ sẽ đổ dồn tin vào thuyết âm mưu. Đây là vấn đề cốt lõi mà báo chí - truyền thông chính thống cần nhận diện rõ để đưa ra các phương pháp chống lại thuyết âm mưu. Thuyết âm mưu tranh thủ mọi chi tiết của báo chí - truyền thông chính thống để tạo ra cơ hội xuyên tạc. Như đã nói ở trên, “nhồi sọ” là một trong những phương pháp của thuyết âm mưu. Hằng năm, vào dịp kỷ niệm ngày Ngày Báo chí Cách mạng 21/6, một loạt câu hỏi của thuyết âm mưu tung ra: Tại sao phải có Ngày Báo chí Cách mạng? Tại sao không lấy ngày 15/4 - là ngày tờ báo đầu đầu tiên Gia Định Báo của Việt Nam ra mắt công chúng Sài Gòn vào năm 1865? Tại sao có một quá trình lịch sử báo chí trước đó mà chỉ lấy từ năm 1925? Thuyết âm mưu thường đặt ra những câu hỏi dạng suy diễn để thu hút dư luận và liên hệ đến một loạt các thông tin ở cấp độ hệ thống như đã nói ở trên để xuyên tạc. Rõ ràng, thế giới đang có một cuộc chiến thông tin xảy ra giữa truyền thông chính thống và mạng xã hội. Làm cho dân chúng mất niềm tin vào truyền thông chính thống bằng nhiều chiêu thức khác nhau như kêu gọi dân chúng chống lại tin giả (để họ không nghĩ bản thân thuyết âm mưu đang đưa ra tin giả), hãy thông minh trong tiếp nhận thông tin (thực chất đang dụ dỗ những người không tỉnh táo tin vào họ). Mục đích cuối cùng là làm cho người đọc hoài nghi về các phương tiện truyền thông chính thống. Thuyết âm mưu cũng thường bắt đầu bằng một sáo ngữ gây tò mò và hoang mang: “Họ nói dối chúng tôi”. Hai chữ “chúng tôi” bao hàm người đang đọc và kéo người đọc về phía họ.

Khi nói đến phương pháp chống lại thuyết âm mưu, chúng ta thường nghĩ ngay đến phương thức kiểm duyệt. Nhưng theo Rudy Reichstadt, Giám đốc Conspiracy Watch, tác giả của cuốn sách Liều thuốc phiện cho những kẻ ngu ngốc: Tiểu luận về vấn đề thuyết âm mưu (L’Opium des imbéciles. Essai sur la question complotiste » [6] cho rằng: kiểm duyệt thông tin không phải là biện pháp hữu hiệu chống lại thuyết âm mưu mà cần phải coi đây là một “cuộc chiến” của tri thức, vũ khí căn bản chính là sự giáo dục tư duy phản biện, nâng cao khả năng sàng lọc thông tin cho mỗi cá nhân.

Quả vậy, bởi vì, chúng ta thấy, điểm chung của những “tín đồ” của thuyết âm mưu là không tin vào các thể chế chính thống, như chính phủ và phương tiện truyền thông truyền thống. Họ tin vào mạng xã hội. Để chống lại thuyết âm mưu, các luận điệu xuyên tạc về ĐCSVN, truyền thông cần thực hiện một số nội dung cơ bản như sau:

Thứ nhất, xác định rõ và nhất quán nguyên tắc báo chí - truyền thông hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Đây là yêu cầu tiên quyết để chủ trương, đường hướng hoạt động báo chí - truyền thông không đi chệch hướng. Từ việc nhất quán nguyên tắc này, các phương diện cơ bản như tính dân tộc, tính nhân dân, tính chân thật, tính chiến đấu mới bảo đảm được sự thống nhất. Đây cũng là một trong những nguyên tắc để báo chí - truyền thông thấm nhuần trọng trách trong việc tạo dựng tinh thần đoàn kết, nhất trí về tư tưởng chính trị và tinh thần cho mọi tầng lớp trong xã hội.

Thứ hai, không ngừng ứng dụng công nghệ mới để hiện đại hóa báo chí.

Trong thời đại công nghệ thông tin, với chức năng định hướng thông tin một cách đúng đắn, truyền thông phải nắm bắt nhanh, nhạy các sự kiện, diễn biến để chúng ta “đi trước một bước” so với các thông tin mạng xã hội. Việc “đến trước” với người đọc để giúp họ xác thực thông tin, định hướng tư tưởng trở nên rất quan trọng. Mặt khác, thờ ơ hoặc không nắm bắt hết được các sự kiện, thông tin thời sự trong nước và quốc tế cũng là cơ hội cho thuyết âm mưu len lỏi trong cộng đồng. Bởi vì, thuyết âm mưu có thể lợi dụng những “lỗ hổng” này để xuyên tạc khi độc giả không có bất cứ thông tin nào về sự kiện từ báo chí - truyền thông chính thống. Bên cạnh đó, hiện đại hóa truyền thông - báo chí còn thể hiện ở chỗ tạo ra những sản phẩm báo chí đa phương tiện có hình thức đẹp, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng và nội dung chất lượng, súc tích phù hợp với thị hiếu của độc giả. Thuật toán là một thách thức đối với chúng ta của “hệ thống truyền thông thay thế”. Nhưng sự nhạy bén và thấu hiểu thị hiếu của công chúng sẽ giúp truyền thông sẽ đánh bại các thuyết âm mưu.

Thứ ba, cần nghiên cứu một cách thấu đáo về các phương thức ngụy biện của thuyết âm mưu.

Để giữ vững niềm tin của độc giả đối với báo chí - truyền thông chính thống, chúng ta cần nghiên cứu một cách toàn diện và chi tiết về thuyết âm mưu đã xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng ở cả cấp độ hệ thống và sự kiện. Để từ đó, dựa trên các cứ liệu lịch sử và dữ kiện thực tế, chúng ta phân tích một cách cụ thể các nghệ thuật xảo biện của các luận điệu này nhằm làm sáng tỏ vấn đề, giúp độc giả nhận thức đúng nội dung sự việc.

Công tác này phải được thực hiện một cách đồng bộ về các mặt: nội dung, hình thức, phương tiện để nâng cao hiệu quả đấu tranh các luận điệu phi logic của thuyết âm mưu. Đây được xem là nội dung nòng cốt trong nhiệm vụ đấu tranh chống lại thuyết âm mưu để bảo vệ nền tư tưởng, vai trò lãnh đạo của Đảng. Các tuyến bài, phóng sự, phim tài liệu chuyên sâu về các phương diện của thuyết âm mưu có thể là một hình thức nâng cao khả năng nhận thức, giáo dục tư duy phản biện hiệu quả cho công chúng.

Thứ tư, ý thức sâu sắc về thiên chức nghề nghiệp, luôn trau dồi bản lĩnh và chuyên môn truyền thông.

Người làm công tác báo chí - truyền thông cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ lý luận cao, khả năng luận chiến thuyết phục, có dũng khí đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Đồng thời, trau dồi khả năng phân tích một cách đầy đủ, phổ biến rộng rãi các luận điểm phi logic của thuyết âm mưu xuyên tạc về Đảng. Không ngừng trau dồi ngòi bút của mình về phương diện lý thuyết và vận dụng lý thuyết trong phân tích sự kiện. Từ các hoạt động báo chí, truyền thông, từ việc góp phần xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội, người làm báo cũng xem đó là cách mà bản thân học tập, trau dồi chuyên môn, ý thức chính trị và đạo đức nghề nghiệp.

Voltaire từng cho rằng: Những người làm cho bạn tin vào những điều vô nghĩa sẽ làm cho bạn phạm phải tội ác (Ceux qui vous font croire des absurdités vous feront commettre des atrocités) [7]. Cho nên, đối với truyền thông, đấu tranh chống lại các thông tin sai lệch của thuyết âm mưu là nhiệm vụ hành động đầu tiên của chúng ta. Danh hiệu “chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng” phải được hiện thực hóa từ các thao tác cụ thể. Trong Phát biểu tại lễ trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng Búa liềm vàng lần thứ 6 năm 2021, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư nêu rõ: “Sứ mệnh của người làm báo cách mạng và tác phẩm báo chí về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, không chỉ dừng lại ở việc phản ánh, mô tả, mà còn tham dự sâu sắc, hiệu quả, trách nhiệm hơn vào giáo dục chính trị tư tưởng, định hướng giá trị, phản biện xã hội, truyền thông chính sách, đấu tranh sắc bén với các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng và góp phần cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp hơn”.

CHÚ THÍCH

[1] Lantian, A., Muller, D., Nurra, C., & Douglas, K. M. (2017). “I know things they don’t know!”: The role of need for uniqueness in belief in conspiracy theories. Social Psychology, 48(3), 160–173. https://doi.org/10.1027/1864-9335/a000306

[2] Conrad, Klaus (1958).The onset of schizophrenia: an attempt to form an analysis of delusion (in German). Stuttgart: Georg Thieme Verlag.

[3] Catherine Carstairs, Debating Water Fluoridation Before Dr. Strangelove. Doi: 10.2105/AJPH.2015.302660.

[4] Barkun, Michael (2003). A Culture of Conspiracy: Apocalyptic Visions in Contemporary America. Berkeley: University of California Press.

[5] Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2011). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 2, tr. 289.

[6] Rudy Reichstadt (2019). L’Opium des imbéciles. Essai sur la question complotiste, Grasset.

[7] Voltaire, Questions sur les miracles, Œuvres complètes de Voltaire, Garnier, 1879.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”

Đảng với công nhân -

6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”

Trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập vấn đề “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Để làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về vấn đề này, một cuộc hội thảo khoa học quốc gia vừa được tổ chức hôm 15/11, với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập hợp 51 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà lãnh đạo.

Thống nhất nhận thức về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đảng với công nhân -

Thống nhất nhận thức về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sáng ngày 15/11/2024, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học các ban Đảng Trung ương và Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận Hội thảo của đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.

Nữ đảng viên gần 30 năm... cầm chổi

Đảng với công nhân -

Nữ đảng viên gần 30 năm... cầm chổi

“Trong giây phút tuyên thệ dưới lá cờ Đảng, tôi đã không cầm được nước mắt bởi sự xúc động. Vậy là cùng với chồng, tôi đã là đảng viên để làm tấm gương cho con tôi sau này phấn đấu noi theo”, chị Nguyễn Thị Oanh chia sẻ.

Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Đảng với công nhân -

Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Những ngày gần đây nhiều trí thức, đảng viên quan tâm đến một loạt bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm cả về nội dung và cách diễn giải vấn đề. Chẳng hạn, vấn đề lãng phí không phải là mới, nhưng cách đặt vấn đề, cách phân tích và diễn giải về lãng phí làm cho người ta đặc biệt chú ý.

Để công nhân xa quê, nhưng không rời xa Đảng

Đảng với công nhân -

Để công nhân xa quê, nhưng không rời xa Đảng

Việc lựa chọn đi làm ăn xa của đảng viên là chính đáng nên hầu hết các chi ủy, chi bộ đều quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên có việc làm, ổn định cuộc sống. Từ đây, nhiều cách làm hay trong quản lý đảng viên đi lao động, làm công nhân, làm việc xa nơi cư trú đã được ra đời…

“Nắng gió công trường đã rèn giũa nên con người tôi hôm nay”

Đảng với công nhân -

“Nắng gió công trường đã rèn giũa nên con người tôi hôm nay”

Vẻ bề ngoài là người đàn ông rắn rỏi, dạn dày với nắng gió công trường, vậy nhưng khi chia sẻ về công việc của mình, anh Ngô Văn Nghị - Tổ trưởng tổ kỹ thuật, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại COMA 25 lại như trở thành một người khác - một thanh niên sôi nổi và tràn đầy nhiệt huyết. Đặc biệt khi nói về hành trình của người đảng viên, chúng tôi đã thấy rõ niềm tự hào lấp lánh trong đôi mắt anh.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam Video

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam

Ngày 21/11, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đọc thêm

Nguyễn Đức Cảnh - nhà báo cách mạng, nhà lý luận chính trị lỗi lạc

Đảng với công nhân -

Nguyễn Đức Cảnh - nhà báo cách mạng, nhà lý luận chính trị lỗi lạc

Lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh là người sáng lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời cũng là chủ bút đầu tiên của Tạp chí Công hội Đỏ (tiền thân của Tạp chí Lao động và Công đoàn ngày nay). Nhớ đến đồng chí là nhớ đến một nhà báo cách mạng, nhà lý luận chính trị tài ba.

Ngọc trong lũ

Đảng với công nhân -

Ngọc trong lũ

Hình như khi đó và chắc không chỉ khi đó, họ đã tạm quên đi thời gian, tạm quên đi gia đình riêng, thậm chí quên đi cả bệnh tật mỏi mệt của bản thân… để lo lắng cho việc làng. Hình như đó cũng là cách để họ có thể gần dân như thế.

Người đảng viên khơi dậy khát khao sáng tạo trong công nhân

Đảng với công nhân -

Người đảng viên khơi dậy khát khao sáng tạo trong công nhân

Gặp anh Nguyễn Thế Chuyền – công nhân tổ chế tạo, Công ty Cổ phần Công nghiệp Đông Hưng, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, chúng tôi nhận thấy đằng sau vẻ bề ngoài điềm tĩnh là một trái tim say mê, hết lòng vì công việc.

Bình Phước: Thành lập chi bộ có 20 đảng viên tại doanh nghiệp FDI

Đảng với công nhân -

Bình Phước: Thành lập chi bộ có 20 đảng viên tại doanh nghiệp FDI

Ngày 12/9, Chi bộ Công ty TNHH Long Fa tại Khu công nghiệp Minh Hưng III, thị xã Chơn Thành được thành lập với 20 đảng viên.

Vào Đảng để thấy được trách nhiệm và cống hiến

Đảng với công nhân -

Vào Đảng để thấy được trách nhiệm và cống hiến

“Khi đứng dưới lá cờ Đảng và tuyên thệ, bản thân tôi cảm thấy rất vinh dự và hạnh phúc. Đảng đã cho tôi ý chí và nghị lực để không ngừng rèn luyện, tu dưỡng bản thân, để làm tốt công tác chăm lo đời sống cho anh chị em công nhân lao động” – đó là chia sẻ của đồng chí Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Shyang Hung Cheng (Cụm sản xuất An Thạnh, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương).

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Bình Phước: Chi bộ Đảng đầu tiên gồm 9 đảng viên thành lập trong khu công nghiệp

Đảng với công nhân -

Bình Phước: Chi bộ Đảng đầu tiên gồm 9 đảng viên thành lập trong khu công nghiệp

Ngày 28/8, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Phước tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Chi bộ cơ sở Công ty TNHH Freewell, thuộc Khu công nghiệp (KCN) Bắc Đồng Phú. Đây là chi bộ Đảng đầu tiên thành lập trong KCN.

Lòng kiên định vượt gian nan, dựng xây đời no ấm ở Chư Mom Ray

Đảng với công nhân -

Lòng kiên định vượt gian nan, dựng xây đời no ấm ở Chư Mom Ray

Từ một vùng rừng núi hoang vu vắng bóng người, dải đất biên giới từng là nơi “bom cày, đạn xới” ngày xưa, với sự lao động sáng tạo và lòng quả cảm, kiên định theo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng lớp lớp cán bộ, công nhân Công ty Chư Mom Ray đã cải biến, dựng xây vùng đất hoang vu thành vùng quê xanh thẳm cao su, bạt ngàn hương trái, đời sống công nhân ấm no hơn…

Từ người thợ dè dặt đến công nhân giỏi Thủ đô

Đảng với công nhân -

Từ người thợ dè dặt đến công nhân giỏi Thủ đô

Từ một người thợ dè dặt, sau khi vào Đảng, anh Đỗ Tuấn Tú, công nhân Công ty TNHH Bê tông đúc sẵn và Cơ khí Bình Dương (huyện Đông Anh, Hà Nội) tự tin hơn trong giao tiếp, công việc chuyên môn, có nhiều nỗ lực cống hiến hơn. Gần đây anh được tặng thưởng danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.

Vào Đảng là động lực và để nghiêm khắc hơn với chính mình

Đảng với công nhân -

Vào Đảng là động lực và để nghiêm khắc hơn với chính mình

Không "đao to búa lớn", không hô hào suông, từ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, anh Nguyễn Tiến Long (công ty TNHH Cơ Nhiệt Điện lạnh Bách khoa) luôn cống hiến cho công ty bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống người lao động.