Bài 4: Đà Nẵng tiếp tục "điểm danh" Công ty Quảng An 1 đứng đầu danh sách nợ BHXH
Phóng sự điều tra - 30/05/2023 09:19 NGUYỄN LUẬN
Chi nhánh II - Công ty CP công nghiệp Quảng An I tại Đà Nẵng nợ gần 8,3 tỷ đồng tiền bảo hiểm của người lao động tính đến 30/4/2023 (không bao gồm lãi). Ảnh: NGUYỄN LUẬN. |
Theo BHXH TP. Đà Nẵng, hiện nay, tình trạng nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của các đơn vị sử dụng lao động khá nghiêm trọng. Trong đó đặc biệt, một số doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN kéo dài với số tiền rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, đây cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây bất ổn tình hình xã hội trên địa bàn.
BHXH công khai danh sách đơn vị nợ bảo hiểm trên địa bàn thành phố (số liệu tính đến 30/4/2023, không bao gồm lãi) có 154 công ty, chi nhánh công ty. Trong đó, những đơn vị có nợ lớn, gồm:
Chi nhánh 2 - Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 tại Đà Nẵng nợ gần 8,3 tỷ đồng; Công ty Cơ khí ô tô và thiết bị Điện Đà Nẵng nợ hơn 6,7 tỷ đồng; Công ty TNHH trang trí Nội thất và Quảng cáo Sài Gòn DAD nợ hơn 5,2 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Lilama 7 nợ hơn 2,7 tỷ đồng; Xí nghiệp Sông Đà 10.2 - Công ty Cổ Phần Sông Đà 10 gần 3,8 tỷ đồng,...
Trước đó, Tạp chí Lao động và Công đoàn cũng đã có 3 bài viết liên quan đến việc Chi nhánh 2 - Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 tại Đà Nẵng nợ số tiền bảo hiểm lớn, kéo dài, gồm: Được chi cả trăm tỷ tiền ngân sách, Công ty Quảng An 1 vẫn chây ì đóng BHXH; Người lao động khốn đốn, chủ doanh nghiệp bảo "có đáng gì đâu" và Vì sao chậm xử lý sai phạm pháp luật ở Công ty Quảng An 1?
Liên quan đến việc Quảng An 1 nợ bảo hiểm của người lao động, tại họp báo thường kỳ quý I/2023 của UBND TP. Đà Nẵng, ông Nguyễn Đăng Hoàng - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP. Đà Nẵng cho biết, Công ty này là đơn vị vận hành hệ thống xe buýt trợ giá tại TP. Đà Nẵng.
Sở LĐ-TB&XH đã nhiều lần phối hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội và Liên đoàn Lao động thành phố giải quyết cho người lao động, nhưng tình trạng nợ BHXH của Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 vẫn triền miên.
Mới đây, UBND thành phố đã họp và giao Sở LĐ - TB & XH là cơ quan cưỡng chế đối với những đơn vị nợ BHXH, đặc biệt những đơn vị đã tiến hành xử phạt nhưng doanh nghiệp vẫn chây ì, không chịu đóng BHXH cho người lao động.
"Vấn đề này khó ở chỗ, tài khoản của các doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn TP. Đà Nẵng là quản lý được, nhưng các tài khoản đăng ký ở địa phương khác là không quản lý được cho nên việc tiến hành xử phạt và tiến hành cưỡng chế là một trong những nội dung rất khó khăn. Cưỡng chế tài khoản ngân hàng thì được, chứ không thể nào cưỡng chế tài sản được”, ông Hoàng nhận định.
Căn cứ Điều 17 Luật BHXH 2014, Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 có hành vi vi phạm pháp luật khi không đóng BHXH cho người lao động.
Luật sư Trương Công Nguyễn Anh Phiệt – Trưởng Văn phòng Luật sư Phiệt và Cộng sự (Đà Nẵng) nhấn mạnh: “Rõ ràng doanh nghiệp đã có dấu hiệu vi phạm điều cấm của pháp luật, cụ thể là hành vi trốn, chậm đóng tiền BHXH”. Chưa kể, hằng tháng doanh nghiệp vẫn khấu trừ lương của người lao động cho các khoản bảo hiểm song vẫn không thực hiện trách nhiệm của mình, dẫn tới khoản nợ BHXH kéo dài từng năm với số tiền lớn. Về điều này, Luật sư Phiệt cho rằng doanh nghiệp có dấu hiệu chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động.
Thông thường, đối với vụ việc nợ BHXH, có 2 cách để giải quyết quyền lợi của người lao động: Một là, từng cá nhân người lao động khởi kiện, buộc công ty phải chốt, trả BHXH (và trả lương – bởi doanh nghiệp cũng đang nợ lương người lao động). Trường hợp công ty có tài sản, thi hành án sẽ kê biên các tài sản này để đấu giá, thi hành bản án mà tòa án đã tuyên. Hai là, công đoàn cơ sở khởi kiện vụ án tập thể, buộc công ty phải đóng và chốt trả BHXH, trả lương cho người lao động.
Chậm đóng, trốn đóng và chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHTN là một trong những hành vi bị nghiêm cấm tại Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014; không đóng hoặc đóng không đầy đủ BHYT là vi phạm Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và Luật số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Các hành vi này tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. BHXH TP. Đà Nẵng đề nghị các đơn vị sử dụng lao động vì quyền lợi thiết thực của người lao động, vì an sinh xã hội trên địa bàn thành phố, thực hiện nghiêm túc pháp luật BHXH, BHYT, BHTN. |
Bài 1: Được chi cả trăm tỷ tiền ngân sách, Công ty Quảng An 1 vẫn chây ì đóng BHXH Trong 6 năm qua (từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2022), thành phố Đà Nẵng đã chi gần 138 tỷ đồng cho hệ thống xe buýt ... |
Bài 2: Người lao động khốn đốn, chủ doanh nghiệp bảo "có đáng gì đâu" Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã phản ánh, trong vòng 6 năm qua, Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 được ... |
Bài 3: Vì sao chậm xử lý sai phạm pháp luật ở Công ty Quảng An 1? Ba năm qua, chính quyền và các sở, ngành của TP Đà Nẵng tổ chức nhiều buổi làm việc với Công ty CP Công nghiệp ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 24/10/2024 17:59
Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức
Đại diện Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có chỉ đạo Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc phải chủ động rà soát công tác quy hoạch, kiện toàn tổ chức mà không phụ thuộc vào thời gian chữa bệnh của bác sĩ Lê Khắc Thu.
Phóng sự điều tra - 23/10/2024 09:24
Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh
Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế thừa nhận đến thời điểm này vẫn chưa có phương án chính thức trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lãnh đạo Trạm Y tế xã Lộc Thủy khi mà bác sĩ Lê Khắc Thu - người được điều động, bổ nhiệm trước đó - tiên lượng còn phải điều trị bệnh lâu dài.
Phóng sự điều tra - 18/10/2024 19:05
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế
Một năm nay Trạm Y tế xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) gặp khó khăn trong điều hành do khuyết trạm phó, vừa qua lại khuyết cả trạm trưởng khiến công tác khám, cấp phát thuốc cho bà con nhân dân bộc lộ nhiều bất cập.
Phóng sự điều tra - 17/10/2024 10:52
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Dù đang nằm viện, bác sĩ Thu vẫn đề nghị làm việc "về việc bị điều động"
Sau khi được Bệnh viện Trung ương Huế cho xuất viện tình trạng sức khỏe bác sĩ Lê Khắc Thu tiếp tục có diễn biến xấu. Hiện bác sĩ Thu phải nhập viện trở lại do có dấu hiệu nhiễm trùng ở khớp gối sau mổ. Dù vậy, bác sĩ Thu vẫn tha thiết đề nghị các cấp hữu quan sắp xếp cuộc làm việc để giải quyết dứt điểm, rốt ráo việc bị Giám đốc TTYT huyện Phú Lộc điều động đi tuyến cơ sở.
Phóng sự điều tra - 11/10/2024 17:05
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xem xét lại vụ việc
Liên quan đến quyết định điều động và bổ nhiệm viên chức quản lý của Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc vừa qua, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo Sở Y tế tỉnh và cơ quan liên quan cần chú ý đến nguyện vọng và tình hình thực tế của cán bộ.
Phóng sự điều tra - 10/10/2024 13:13
Những tháng năm gian nan bám cơ sở của vị bác sĩ nhiệt huyết
Bác sĩ Lê Khắc Thu, người mà TTYT huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế vừa điều động, bổ nhiệm về trạm y tế xã khi còn 2 năm tuổi hưu và bệnh nặng, từng có nhiều năm tháng xông pha, bám cơ sở trong gian khó vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn
- Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng
- Bàn giao công đoàn cơ sở về Công đoàn Dầu khí Việt Nam
- Công đoàn giúp anh Nguyễn Văn Viên vượt qua khó khăn, an tâm công tác
- Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân