Thứ bảy 10/06/2023 14:26
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028
PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN, CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ NGOÀI KHU VỰC NHÀ NƯỚC: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

Bài 1: Khi phát triển đoàn viên trong DN không còn là “độc quyền” của Công đoàn

Kỹ năng cán bộ công đoàn - ĐỖ THIỆM

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), phê chuẩn Công ước 87, Công ước 98 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), phát triển đoàn viên trong doanh nghiệp không còn là "độc quyền" của Công đoàn nên đây sẽ là nhiệm vụ “sống còn” của tổ chức Công đoàn.
Khi phát triển đoàn viên trong doanh nghiệp không còn là “độc quyền” của Công đoàn
Lễ thành lập, ra mắt CĐCS Công ty TNHH May mặc Lực Thiêm Đắk Lắk. Ảnh: ĐVCC

Nhìn nhận từ thực tiễn

Điều lệ Công đoàn (khóa XII) đã quy định rất cụ thể tại Điều 14 về trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS). Theo đó, những nơi chưa có CĐCS, người lao động (NLĐ) tự nguyện thành lập ban vận động thành lập CĐCS để tuyên truyền, vận động, tiếp nhận đơn xin gia nhập Công đoàn của NLĐ; khi đủ điều kiện thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập CĐCS và đăng ký với công đoàn cấp trên. Điều này sẽ phát huy được năng lực, vai trò của ban chấp hành CĐCS đối với hoạt động CĐCS và uy tín đối với đoàn viên, NLĐ.

Thực tiễn, việc phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trong doanh nghiệp thời gian qua đã được các cấp Công đoàn quan tâm, chú trọng, phát triển mạnh cả số lượng đoàn viên và CĐCS tăng thêm hằng năm. Tuy nhiên, nhìn chung công tác này còn chậm đổi mới về phương thức thực hiện, chủ yếu thực hiện theo phương thức truyền thống, đó là do công đoàn cấp trên tiếp cận, thuyết phục người sử dụng lao động (NSDLĐ) đồng ý việc thành lập CĐCS, sau đó tổ chức tuyên truyền, vận động NLĐ gia nhập Công đoàn và phối hợp với NSDLĐ để lựa chọn, chỉ định ban chấp hành CĐCS.

Với cách làm này việc thành lập CĐCS dễ thực hiện hơn, việc phát triển đoàn viên nhanh hơn vì có sự đồng thuận, hỗ trợ của NSDLĐ. Nhưng nếu công đoàn cấp trên không làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên và bồi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ cán bộ CĐCS thì nguy cơ hoạt động của CĐCS sẽ chịu sự chi phối, can thiệp của NDSLĐ trong doanh nghiệp. Khi đó vai trò của cán bộ công đoàn và hoạt động của CĐCS trong doanh nghiệp sẽ khó phát huy hiệu quả, nhất là trong đối thoại, thương lượng tập thể…

Còn việc phát triển đoàn viên ở hầu hết doanh nghiệp đã có CĐCS hiện nay thường chỉ là phát mẫu đơn xin gia nhập Công đoàn cho NLĐ cùng với quá trình tuyển dụng vào doanh nghiệp. Cách làm này có ưu điểm là nhanh, tỷ lệ NLĐ gia nhập Công đoàn gần như tối đa. Tuy nhiên, NLĐ chưa được tuyên truyền, vận động và chưa có thời gian tìm hiểu về hoạt động của Công đoàn để thực sự được thuyết phục và tự nguyện tham gia Công đoàn. Vì vậy NLĐ cũng ít gắn bó với tổ chức Công đoàn.

Bên cạnh đó, cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn và chế tài xử lý hành vi cản trở việc gia nhập Công đoàn, thành lập CĐCS của NLĐ vẫn chưa được thực thi một cách nghiêm minh. Có trường hợp cán bộ CĐCS phát huy tốt vai trò được NLĐ tín nhiệm nhưng đã phải chịu thiệt thòi về việc làm, thu nhập, cơ hội thăng tiến trong chuyên môn, thậm chí là mất việc làm.

Đồng thời, hiện nay, tổ chức Công đoàn cũng còn thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trong khi số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao; một bộ phận cán bộ còn hạn chế về năng lực, kỹ năng hoạt động; chưa nhận thức đúng sự thay đổi quan trọng về cơ sở pháp lý, có tính quyết định đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn và CĐCS trong doanh nghiệp hiện nay nên còn tư tưởng “bình chân như vại”; …

Đây là những vấn đề đặt ra cho tổ chức Công đoàn trong tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS tại doanh nghiệp để thích ứng và phát triển trong tình hình mới.

Khi phát triển đoàn viên trong doanh nghiệp không còn là “độc quyền” của Công đoàn
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải (thứ ba từ phài qua) trò chuyện với các đại biểu tham gia hội nghị về công tác phát triển đoàn viên năm 2023. Ảnh: Nam Dương

Sẽ bị chia sẻ “thị phần”

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP, phê chuẩn Công ước 87, Công ước 98 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tự do thành lập, tự do thương lượng về các vấn đề liên quan đến lao động. Một số nội dung cơ bản của các công ước này như: Bảo vệ NLĐ và công đoàn trước hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn; bảo vệ công đoàn không bị can thiệp, thao túng bởi NSDLĐ; những biện pháp thúc đẩy thương lượng tập thể... đã được nội luật trong hệ thống pháp luật Quốc gia, nhất là tại Bộ luật Lao động năm 2019 thì việc xuất hiện tổ chức đại diện NLĐ trong doanh nghiệp tất yếu sẽ xảy ra.

Chúng ta có thể đễ dàng nhận thấy rằng, nếu như trước đây, Khoản 4, Điều 3, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: "Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là ban chấp hành CĐCS hoặc ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi chưa thành lập CĐCS" thì hiện nay, Khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định khác, đó là: "Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của NLĐ tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp".

Về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở cũng quy định rõ tại Điều 170 Bộ luật Lao động năm 2019. Theo đó, NLĐ có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn; NLĐ trong doanh nghiệp cũng có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này. Đồng thời tại Khoản 3 Điều 170 Bộ luật này quy định các tổ chức đại diện NLĐ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong quan hệ lao động. Điều này sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh giữa Công đoàn và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp.

Như vậy, về mặt cơ sở pháp lý thì việc tập hợp NLĐ trong doanh nghiệp, kết nạp vào Công đoàn sẽ không còn là “độc quyền” của tổ chức Công đoàn mà đã được pháp luật cho phép chia sẻ “thị phần” này cho tổ chức của NLĐ trong doanh nghiệp.

Khi phát triển đoàn viên trong doanh nghiệp không còn là “độc quyền” của Công đoàn

Đồng chí Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương phát biểu chia sẻ về công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Ảnh: Nam Dương.

Phải xác định là nhiệm vụ “sống còn” của Công đoàn

Tới đây, khi Chính phủ ban hành hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động năm 2019 quy định cụ thể việc thành lập tổ chức đại diện NLĐ trong doanh nghiệp, thì việc phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trong doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn hơn. Vấn đề thu hút, tập hợp NLĐ, thành lập CĐCS trong các doanh nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết, không chỉ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà còn mang tính sống còn của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới.

Một trong những chỉ tiêu quan trọng mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2018 – 2023 đề ra, đó là đến năm 2023 kết nạp 2 triệu đoàn viên; thành lập tổ chức cơ sở của công đoàn ở 100% doanh nghiệp có 25 công nhân lao động trở lên; phấn đấu các doanh nghiệp có 10 lao động trở lên có tổ chức Công đoàn. Để thực hiện chỉ tiêu này, Đại hội XII Công đoàn Việt Nam cũng đề ra 3 khâu đột phá là: (1) Đổi mới tổ chức, phương thức hoạt động; chăm lo lợi ích đoàn viên, đại diện, bảo vệ NLĐ; (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn nhất là đội ngũ chủ tịch CĐCS khu vực ngoài Nhà nước đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; (3) Xây dựng nguồn lực công đoàn đủ mạnh, đẩy mạnh công tác truyền thông công đoàn đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

Và một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động công đoàn; chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS gắn liền với việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn; đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Cùng với đó, Chương trình số 02/CTr-BCH ngày 20/7/2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” cũng đề ra, phấn đấu bình quân mỗi năm tăng thêm 650 nghìn đoàn viên công đoàn. Đến năm 2023, phấn đấu có 12 triệu đoàn viên công đoàn. Đến năm 2025, phấn đấu có 13,5 triệu đoàn viên công đoàn, hầu hết doanh nghiệp có 25 công nhân, lao động trở lên có tổ chức công đoàn. Đến năm 2045, hầu hết NLĐ tại cơ sở là đoàn viên Công đoàn Việt Nam.

Chủ đề hoạt động Công đoàn năm 2023 được Tổng LĐLĐ Việt Nam xác định là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS”. Đây là vấn đề có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong năm tiến hành đại hội công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 và cũng là yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm trong tình hình mới đối với tổ chức Công đoàn.

Vừa qua, phát biểu chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác tổ chức, cán bộ năm 2023 tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 09/02/2023, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải khẳng định, phát triển đoàn viên là trách nhiệm của công đoàn các cấp, vì sự lớn mạnh của Công đoàn, cũng là giải pháp chủ động của tổ chức Công đoàn nhằm thu hẹp “thị phần” của tổ chức đại diện NLĐ tại doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng nhất là tăng tỉ lệ đoàn viên Công đoàn trong các doanh nghiệp gắn với thành lập CĐCS và đối thoại, thương lượng xây dựng thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp…

Những điều trên khẳng định công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trong doanh nghiệp không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm, thiết thực mà cán bộ và các cấp công đoàn cần phải xác định đây là nhiệm vụ “sống còn” của Công đoàn trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải:

“Cần hiểu rõ, nắm chắc tổ chức đại diện NLĐ tại doanh nghiệp để tổ chức Công đoàn chủ động và thành công trong tình hình mới. Vì thế cần nắm chắc các biểu hiện dẫn đến thành lập tổ chức đại diện NLĐ tại doanh nghiệp, các hình thức không hợp pháp của tổ chức đại diện NLĐ tại doanh nghiệp ra đời hoạt động thế nào, CĐCS cần thay đổi gì để hoạt động hiệu quả cho đoàn viên, công nhân khi nhiều người không có tích lũy, nhiều nơi quyền lợi hợp pháp chưa đảm bảo”.

Bài 3: Một số vấn đề trao đổi từ thực tiễn đại hội công đoàn cơ sở Bài 3: Một số vấn đề trao đổi từ thực tiễn đại hội công đoàn cơ sở

Thực tiễn công tác tổ chức đại hội điểm và công tác chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi đại hội công đoàn cơ sở nhiệm ...

Bài cuối: “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết – Phát triển” phải lan tỏa từ đại hội CĐCS Bài cuối: “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết – Phát triển” phải lan tỏa từ đại hội CĐCS

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam xác định phương châm của đại hội công đoàn các cấp nhiệm kỳ 2023 ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao kỹ năng là vấn đề quan trọng nhất của cán bộ công đoàn ở các công ty

Công đoàn -

Nâng cao kỹ năng là vấn đề quan trọng nhất của cán bộ công đoàn ở các công ty

Hơn 5 năm sau khi nghỉ hưu, ông Đặng Văn Chương, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Nam có dịp ngồi trò chuyện với đồng chí Phan Xuân Quang, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Nam. Hai người, một lãnh đạo đã nghỉ hưu và một người đương chức cùng nhau bàn về vấn đề đang được quan tâm hiện nay: bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động (NLĐ) và nâng cao kỹ năng cho cán bộ công đoàn cơ sở (CĐCS).

Cán bộ công đoàn song hành với công tác nghiên cứu khoa học

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Cán bộ công đoàn song hành với công tác nghiên cứu khoa học

"Là đoàn viên công đoàn, phải biết lăn xả, cống hiến hết mình xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh và vì sự nghiệp phát triển của đất nước". Đây là lời bộc bạch chân tình, đầy tâm huyết của đồng chí Hồ Quốc Hùng – cán bộ công đoàn cơ sở Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ.

Vận dụng triết lý kinh doanh vào hoạt động công đoàn

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Vận dụng triết lý kinh doanh vào hoạt động công đoàn

Trong một quán cà phê yên tĩnh được thiết kế trên gác hai căn biệt thự thời Pháp, cầu thang gỗ cót két, đồ đạc cũ, hoài niệm, bốn bức tường treo kín tác phẩm nghệ thuật..., ông Dũng hồi tưởng lại một thời hoạt động công đoàn sôi nổi.

Bản lĩnh cán bộ là ở bảo vệ quyền lợi đã ký trong thỏa ước

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bản lĩnh cán bộ là ở bảo vệ quyền lợi đã ký trong thỏa ước

Dệt May là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước tính đến thời điểm này xây dựng, thương lượng, ký kết được thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Bản thoả ước đầu tiên được ký từ năm 2010, đến nay đã 5 lần ký kết. Qua từng giai đoạn, TƯLĐTT ngành Dệt May đã được bổ sung, sửa đổi với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động.

LĐLĐ tỉnh Nam Định tổ chức lớp tập huấn sản xuất video clip

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

LĐLĐ tỉnh Nam Định tổ chức lớp tập huấn sản xuất video clip

Hơn 70 cán bộ công đoàn vừa tham gia lớp tập huấn sản xuất video clip do LĐLĐ tỉnh Nam Định phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức ngày 23/5/2023.

“Công đoàn phải mang lại công bằng cho đoàn viên và doanh nghiệp”

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

“Công đoàn phải mang lại công bằng cho đoàn viên và doanh nghiệp”

Đó là chia sẻ của đồng chí Hồ Sĩ Tân - Uỷ viên BCH Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng, nguyên Chủ tịch Công đoàn Công ty Vinakad với Chương trình Talk Công đoàn tuần này.

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
Tăng hệ số trượt giá BHXH 2023, NLĐ được lợi thế nào? Tôi công nhân

Tăng hệ số trượt giá BHXH 2023, NLĐ được lợi thế nào?

Theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), hệ số trượt giá BHXH, so với bảng hệ số trượt giá BHXH năm 2022, hệ số trượt giá năm 2023 đã được điều chỉnh tăng từ 0,03 cho đến 0,16. Vậy người lao đông (NLĐ) sẽ được hưởng lợi thế nào, hãy tìm hiểu trong chương trình Tôi công nhân.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Đồng chí Hồ Trọng Thoán: Hy sinh phụ cấp, đổi lấy niềm tin

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Đồng chí Hồ Trọng Thoán: Hy sinh phụ cấp, đổi lấy niềm tin

“Chúng ta khó nhưng không khó bằng người lao động (NLĐ). Chúng ta có lương, lại có thêm phụ cấp nên cần chia sẻ để đổi lại niềm tin của NLĐ”, đồng chí Hồ Trọng Thoán – Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan dầu khí (PVD) thuật lại chuyện vận động cán bộ công đoàn cắt phụ cấp giữa lúc doanh nghiệp khó khăn.

"Đòn bẩy" tạo thế và lực cho hoạt động công đoàn ở Bắc Giang

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

"Đòn bẩy" tạo thế và lực cho hoạt động công đoàn ở Bắc Giang

Nhắc đến Bắc Giang, nhiều người không quên những tháng Hè năm 2021 khi Covid-19 thử thách bản lĩnh của tổ chức Công đoàn địa phương này qua việc chăm lo, hỗ trợ 67.000 công nhân ngoại tỉnh trong vùng phong tỏa. Nhưng, chẳng phải đến khi “thuốc thử liều cao” Covid-19 ập đến thì nhiều năm trước đó, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Cảnh lãnh đạo đã có nhiều việc làm thể hiện được vai trò và khả năng ứng biến nhạy bén. Việc tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 100-NQ/TU ngày 19/4/2021 là một minh chứng cụ thể.

“Muốn giúp người lao động, trước hết phải vững chuyên môn”

Công đoàn -

“Muốn giúp người lao động, trước hết phải vững chuyên môn”

Trong Talk Công đoàn tuần này, ông Trần Huấn - phụ trách Công đoàn Công ty TNHH Kết nối, chia sẻ quan điểm rằng, hiện nay khi thương lượng, thỏa thuận các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động thì người lao động luôn luôn ở vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động.

Bài cuối: Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bài cuối: Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước: Khó ở đâu, gỡ ở đó

“Khó ở đâu, gỡ ở đó” là phương châm được đồng thuận cao khi trao đổi với cán bộ công đoàn, phân tích, đánh giá từ thực tiễn công tác phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở (CĐCS) ngoài khu vực nhà nước ở một số địa phương trong thời gian qua và những thách thức trong thời gian tới.

Bài 5: Thách thức đối với Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp FDI ngày càng lớn

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bài 5: Thách thức đối với Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp FDI ngày càng lớn

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP, phê chuẩn Công ước 87, Công ước 98 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), việc xuất hiện tổ chức đại diện NLĐ trong doanh nghiệp tất yếu sẽ xảy ra. Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện cùng đồng chí Nguyễn Hữu Quang, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam về những thách thức đối với Công đoàn cơ sở (CĐCS) ở DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Bài 4: LĐLĐ TP Đà Lạt nỗ lực phát triển đoàn viên, công đoàn ngoài khu vực nhà nước

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bài 4: LĐLĐ TP Đà Lạt nỗ lực phát triển đoàn viên, công đoàn ngoài khu vực nhà nước

Là địa phương không có khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp lớn, song thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Đà Lạt, tỉnh lâm Đồng luôn nỗ lực phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở (CĐCS) ngoài khu vực nhà nước.

Bài 2: Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước còn nhiều khó khăn

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bài 2: Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước còn nhiều khó khăn

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã kết nạp 1.052.444 đoàn viên; nâng tổng số đoàn viên công đoàn cả nước lên hơn 11 triệu người tại gần 125 nghìn công đoàn cơ sở (CĐCS)[1]. Tuy nhiên, công tác phát triển đoàn viên, CĐCS ngoài khu vực nhà nước ở một số nơi còn nhiều khó khăn.

Nền móng, hoạt động, sức mạnh của công đoàn là từ cơ sở

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Nền móng, hoạt động, sức mạnh của công đoàn là từ cơ sở

Sáng 10/2, tại TP.HCM, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề lấy ý kiến ban hành quy chế xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn các cấp.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong các cấp công đoàn

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong các cấp công đoàn

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn chú trọng triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.